Vòng màu cơ bản

Một phần của tài liệu Giáo trình Mỹ thuật trang phục (Nghề May thời trang Cao đẳng) (Trang 47 - 50)

Mã chương : MH 13-02

1. Màu sắc đối với trang phục

1.1. Vòng màu cơ bản

1.1.1. Nguồn gốc của màu sắc

Vạn vật xung quanh ta đều có màu sắc, từ cỏ cây hoa lá đến nước, mây trời khơng khí...Màu sắc phong phú, tới mức ta không thể đặt tên cho mọi màu trong tự nhiên.

Ta cảm nhận được hình dáng bên ngồi của một vật là nhờ ánh sáng. Ánh sáng là các quang tử (photon) lan truyền trong khơng gian theo dạng sóng với các bước sóng khác nhau, tác động vào vật thể rồi phản xạ lại mắt, kích thích

các cơ quan thị giác của lão. Những tín hiệu đó được phân tích và tổng hợp cho ta cảm nhận về màu. Nhờ đó chúng ta phân biệt được màu sắc của vật thể.

Ánh sáng phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì ánh sáng càng chói. Ánh sáng chói thì càng chứa nhiều tia sáng khác nhau về màu. Ánh sáng mặt trời chứa trong nó đủ màu. Khoảng thế kỉ 17 nhà bác học Newton đã làm thí nghiệm. Ơng cho ánh sáng mặt trời xuyên qua một lăng kính phalê ánh sáng sẽ cho ta 7 màu: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Đầu thế kỉ 20 nhà khoa học Anhxtanh tổng hợp lý thuyết ánh sáng của nhiều nhà khoa học và rút ra kết luận: Bước sóng của photon chế định màu sắc của ánh sáng mà mắt thường nhìn thấy được. Bước sóng dài tương ứng với màu đỏ, da cam... Bước sóng ngắn tương ứng với màu tím, lam... Những bước sóng cực ngắn tương ứng với tia hồng ngoại, tia cực tím mắt thường khơng nhận biét được. Những màu cơ bản mà mắt thường cẳm nhận được gồm 7 màu: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím gọi là các màu quang phổ.

Ánh sáng của một vật có nhiệt độ 1200oC sẽ sinh ra ánh sáng trắng tương đương với ánh sáng mặt trời, tức là trong đó có đủ 7 màu quang phổ. ánh sáng của đèn dầu, đèn điện chỉ chứa những tia đỏ, cam, thiếu các tia lam, tím.

Nếu ta đem các màu quang phổ, sắp xếp theo thứ tự của bước sóng từ dài xuống ngắn, ta sẽ tìm thấy mốt quan hệ mang tính quy luật cảu màu sắc: Giới hạn 2 đầu là màu đỏ và màu tím, ở khoảng giữa là các màu cam, vàng, lục, lam, chàm.

Giữa các màu khơng có ranh giới rành mạch. Các màu đứng cạnh nhau ngả sang nhau, giao thoa với nhau vì bước sóng có tính động, chuyển đổi liên tục.

1.1.2. Vòng màu cơ bản a. Vòng màu cơ bản a. Vòng màu cơ bản

Nếu đem các màu cơ bản của các chất thường dùng như bột màu, màu nước, sơn dầu…sắp xếp theo trật tự nhất định, tương tự như trật tự màu trong quang phổ ta sẽ thấy mối quan hệ mang tính quy luật của màu sắc.

Vịng màu có 3 màu gốc gồm: Đỏ, Lam, Vàng. Gọi là màu gốc vì từ 3 màu gốc này ta có thể pha chế ra các màu khác nhau. Nhưng khơng thể có được 3 màu gốc đó từ các màu khác.

- Ta có 3 màu gốc: đỏ, vàng, lam

- Từ 3 màu gốc, trộn 2 màu

một với nhau theo tỷ lệ 1:1 ta được thêm 3 màu mới gồm:

Đỏ + Lam = Tím Đỏ + Vàng = Cam Vàng + Lam = Lục

3 màu mới được tạo ra từ màu gốc được gọi là màu dẫn suất

- Từ 6 màu ta tiếp tục pha trộn 2 màu đứng cạnh nhau từng đơi một theo tỷ lệ 1:1, ta có 6 màu mới làm thành vòng tròn 12 màu cơ bản của các chất thường dùng

Đỏ + Tím = Tía Tím + Lam = Chàm

Lam + Lục = Xanh hồ thuỷ Lục + Vàng = Xanh lá mạ Vàng + Cam = Vàng chanh Cam + Đỏ = Đỏ cà rốt

- Tiếp tục như vậy ta được các vòng 24 màu, 48 màu…Cho đến khi có vịng trịn vơ số màu thì các màu xếp cạnh nhau là sự chuyển sắc điệu dần từ lam sang vàng, rồi vàng sang đỏ, rồi lại về lam

Như vậy, từ 3 màu gốc pha trộn với các tỷ lệ khác nhau ta được ơ số màu có trong tự nhiên hoặc theo ý muốn.

b. Bài tập thực hành

- Nội dung bài tập: Nhận biết các màu trên vòng màu cơ bản

Từ nguyên liệu là màu nước với 3 màu cơ bản là đỏ, vàng, lam. Hãy pha màu và tô các màu nguyên chất và các màu dẫn suất pha được từ 3 màu cơ bản vào hình vẽ để miêu tả các sắc màu cơ bản của vòng tròn màu (h.2.2).

- Yêu cầu: Mỗi vị trí trong vịng trịn màu phải thể hiện được một sắc riêng. Các ô màu đứng cạnh nhau không được giống nhau. Sự khác biệt nhau về sắc màu càng rõ càng tốt. Chuyển sắc màu từ ô này sang ơ kia của vịng màu phải tương đối đều nhau.

- Phương tiện, dụng cụ: + Giấy vẽ + Bút chì đen (HB, 2B…) + Tẩy mềm + Màu nước + Bút lông (các cỡ to, nhỏ) + Bảng pha màu + Cốc nước sạch để rửa bút + Giấy mềm lau bút

Một phần của tài liệu Giáo trình Mỹ thuật trang phục (Nghề May thời trang Cao đẳng) (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)