Các nguyên tắc phối màu trên trang phục

Một phần của tài liệu Giáo trình Mỹ thuật trang phục (Nghề May thời trang Cao đẳng) (Trang 57)

Mã chương : MH 13-02

1. Màu sắc đối với trang phục

1.4. Màu sắc được ứng dụng trên trang phục

1.4.2.1. Các nguyên tắc phối màu trên trang phục

a) Trang phục một màu

Thường gặp trong đời sống hàng nhày. Trang phục một màu cho cảm xúc nghiêm túc, lịch sự, giản dị…

Trang phục 1 màu rất thích hợp trong mơi trường học đường, công sở…Ngồi ra ta cịn bắt gặp trang phục một màu trong thời trang ấn tượng, khi mà các nhà thiết kế thiên nhiều về khuynh hướng tạo hình cho trang phục, hoặc để diễn tả vật liệu.

b) Phối hợp 2 màu tương hỗ

Là những màu thuộc nửa vòng tròn. Hai màu này đối diện nhau qua dây cung vng góc với đường kính của một nửa đường tròn. Các màu tương hỗ đứng cạnh nhau sẽ tôn độ thuần của nhauđồng thời vẫn gây sự chú ý, làm bộ quần áo trở lên vui mắt trong khi vẫn đảm bảo sự hài hoà trang nhã

VD: Xanh lá cây và tím, tím và cam ….

Xanh lá cây và tím Tím và cam

c) Phối hợp màu bộ 3

Cách kết hợp ba màu khiến trang phục thêm sinh động, đỡ đơn điệu hơn. - Nguyên tắc thứ nhất:

Phối hợp 3 màu theo nguyên tắc tam giác cân, có đỉnh là 1 màu nằm trên trục chính của đường trịn, 2 màu kia là 2 màu tương hỗ (nằm trên dây cung vng góc với đường kính đó, tạo thành 2 đỉnh thuộc cạnh đáy)

- Nguyên tắc thứ 2:

Phối hợp 3 màu theo nguyên tắc tam giác vng, trong đó có 2 màu là 2 đỉnh tạo cạnh huyền đồng thời là đường kính bất kỳ của vịng trịn màu. Màu thứ 3 là màu tương hỗ của cả 2 màu kia, và do đó tạo thành 2 cạnh của tam giác vng

- Nguyên tắc thứ 3:

Phối hợp 3 màu theo tam giác cân nhưng các màu phân bố trong 2 cung phần tư đối góc cảu vịng tròn màu

d) Phối màu bộ 4:

Trong đó một màu đối lập với nhóm 3 màu còn lại. Trong 3 màu thuộc nhóm đối lập, 3 màu là cặp tương hỗ, đối xứng qua đường kính đi qua màu đối lập, cịn lại màu thứ 3 nằm trên đầu kia của đường kính

Phối hợp các màu theo nguyên tắc này vùa thu hút thị giác, vừa sinh động

e) Phối màu trang phục theo hoà sắc tương đồng

Phối hợp các màu tương đồng là khi sử dụng các màu có sắc điệu gần nhau hoặc cùng 1 sắc nhưng với các độ đậm nhạt khác nhau. Ta chỉ việc chọn một gam bất kỳ trên vịng trịn màu, sau đó phối cùng gam màu ngay bên trái hay bên phải nó. Việc kết hợp này tạo ra sự hài hòa và đồng nhất.

Trên vịng trịn màu thời trang, những màu có thể tham gia hồ sắc theo nguyên tắc tương đồng là những màu cùng ở trong 1 cung phần tư của vòng tròn màu

VD: màu vàng kết hợp với màu cam, màu tím hoa cà với màu xanh tím than, màu cam với màu vàng cam… Đây là cách kết hợp tương đối an toàn và chỉ cần cẩn thận với tỷ lệ kết hợp màu khi sử dụng những màu chói như vàng, cam, đỏ.

Áo vàng, váy vàng nâu và túi cam Áo trong vàng, áo vest xanh lá cây

Ngồi ra cịn có các hồ sắc tương đồng thường gặp: - Tương đồng của các màu nóng

- Tương đồng của các màu lạnh

- Tương đồng của các màu cùng sắc điệu nhưng khác nhau độ sáng tối - Tương đồng của các màu cùng sắc độ nhưng khác sắc điệu

Hình 2.6b Trang phục phối màu tương đồng của các màu nóng f) Phối màu trang phục theo hoà sắc tương phản

Theo nguyên tắc này, 1 màu sẽ đối lập (tương phản) với 1 nhóm màu khác hoặc nhóm màu này đối lập với nhóm màu

khác

Một trong những đối lập thường gặp là khi phối hợp 2 màu đối xứng với nhau trên vịng trịn màu. Hoặc có thể sử dụng đối lập giữa 1bên là nhóm các màu tương đồng thuộc nhóm lạnh, cịn bên kia là 1 màu nóng đối lập với chúng…Tương phản sáng-tối cũng rất hay gặp. Ngoài ra những cặp tương phản hữu sắc-vô sắc rất hay dùng, bởi vì cặp tương phản này khá ổn định, dễ làm, nhanh đạt hiệu quả

Hình 2.7. Trang phục phối màu tương phản 1.4.2. 2. Một số điểm cần chú ý khi phối màu trên trang phục

* Khi sáng tác và thiết kế quần áo không nên tách rời màu sắc ra khỏi các yếu tố tạo hình khác như: đường nét, kiểu dán, bố cục, chất liệu…

* Thận trọng khi chọn nguyên liệu thể hiện màu chính. Vải nhuộm màu chói cần phải là loại vải mềm mại, làm màu chói mềm đi

VD: màu xanh chói đẹp hơn, dễ chịu hơn ở loại vải len mềm, nhung..

Cùng 1 màu nhưng trong các chất liệu vải khác nhau (dày, mỏng, đanh, xốp, độ gấp nếp nhiều…) sẽ biểu đạt các sắc màu rất khác nhau

* Ngồi màu sắc của quần áo phải tính đến màu sắc của phụ trang: giày, dép, mũ nón, túi…

* Trong may mặc, hầu như màu sắc của các loại phụ liệu may đi kèm trong sản phẩm đều giảm độ thuần. Nếu những màu đó qua l loẹt, khơng hài hồ với nguyên kiệu chính sẽ làm mất cân bằng thị giác. Vì vậy khi lụa chọn phụ liệu (chỉ, khố, chun…) cần hết sức thận trọng

* Cân nhắc sử dụng màu theo mùa khí hậu

- Mùa xuân: thường diễn tả bởi các màu sáng, rực rỡ, tươi vui như màu vàng tươi, phớt hồng, nâu hang, xanh hồng…

- Mùa thu: đối lập với mùa xuân, thường dùng các màu nâu, tím, vàng - Mùa hè: các sắc xanh thích hợp để làm dịu đi bức nống của thiên nhiên - Mùa đơng: thích hợp với những sắc màu xanh đen, lam, ghi sẫm…và các màu có sắc trầm

* Cân nhắc màu sắc trang phục trong không gian sử dụng: ban ngày hoặc tối

- Buổi tối: màu sắc trang phục phụ thuộc vào cuờng độ ánh sáng đèn thường, đèn dạ hội, đèn sân khâu…Trang phục mặc trong môi trường ánh sáng

nhân tạo sẽ phải màu sắc hơn, trang phục biểu diễn trên sân khấu phải rất bắt mắt

- Ban ngày: ánh sáng ban ngày làm cho màu sắc tự nhiên

* Màu sắc trang phục phải hài hoà với ý nghĩa sử dụng chúng: quần áo mặc đi làm khơng địi hỏi màu chói như quần áo khi giao tiếp xã hội. Trang phục công sở nên có màu sắc nhã nhặn. Đồng phục cơ quan phải có màu sắc đặc trưng cho từng ngành nghề. Y phục lễ hội màu sắc sinh động, rực rỡ hơn

* Màu sắc trang phục với người mặc

Màu sắc có thể cải tạo vóc dáng, thay đổi màu da, cho ảo giác về màu tóc…của người mặc. Do đó cần chọn màu sắc trang phục phù hợp với đặc điểm từng người như màu da, màu tóc, màu mắt, dáng hình…

+ Về vóc dáng:

- Những người gầy, bé nhỏ: nên mặc những trang phục màu sáng dường như to lớn hơn, cao hơn. Nên mặc các hoạ tiết kẻ to, ngang và màu càng rực càng tốt. Tránh không nên mặc các màu sẫm và tối

- Người có vóc dáng trung bình: thích hợp với cả hoà sắc dịu và các hoà sắc rực

- Những người quá béo: nên mặc màu tối, sẫm hoặc đen

- Những người to cao: nên mặc các màu dịu, màu tối càng sẫm càng tốt hơn và hiệu quả hơn. Không nên mặc vải trơn không hoạ tiết. Tốt nhất là nên chọn những hoạ tiết dọc hoặc những họa tiết hoa văn thật nhỏ, màu sắc nhẹ nhàng để tránh cho quần áo những mảng trang trí đồ sộ, tạo cảm giác nặng nề và không nhanh nhẹn

+ Về màu da:

Có thể phân loại thành người da trắng (trắng hang hoặc trắng xanh), người da sáng, người da sậm. Các nguyên tắc hoà sắc của lý thuyết màu sắc đã lý giải vì sao hầu hết tất cả mọi người đều thuộc tất cả các màu da đều có thể mặc trang phục có gam màu tối. màu đen, trắng, ghi, xám hầu như phù hợp với bất kỳ người có làn da nào

- Nguời da trắng hồng: có thể mặc những bộ quần áo nhiều màu và có thể mặc được cả màu rực rỡ và màu tối sẫm

- Người da sáng: thích hợp với nhiều màu nhưng có 1 số màu làm người mặc nổi bật như màu đỏ sậm, đỏ đô, màu da người…

- Người da sậm: cần then trọng khi chọn màu sắc quần áo. Nếu mặc các màu tương phản nhóm lạnh và tối trơng có vẻ thơ hơn, cứng nhắc hơn. Nên mặc các màu trung gian như ghi, sũă, be…nước da họ có vẻ mịn màng khoẻ khớn hơn mà những người da trắng, da sáng khơng thể có được. Và nên mặc trang phục có màu sắc tươi sáng nhưng khơng q rực, chói, khơng nêm mặc màu tối để tránh tạo cảm giác dường như bị đen hơn

- Tóc đen: thích hợp với mọi màu của trang phục

- Tóc màu sáng: kén màu của trang phục, màu phải trầm hơn màu tóc - Tóc sẫm: thích hợp với trang phục màu sáng hơn

- Người tóc vàng hợp với các gam màu nhẹ nhàng, các gam lạnh - Người tóc hung hợp với gam màu nâu và các hồ sắc nâu…

+ Về màu mắt:

Màu mắt tuy không quan trọng bằng mà da và tóc nhưng nếu dùng màu trang phục phù hợp với màu mắt, mắt sẽ sáng ánh lên

+ Về giới tính và lứa tuổi:

- Trẻ em: thích các màu tươi sáng, rực rỡ, thâm chí các màu sắc sặc sỡ và cả gam màu đen tối của người lớn (dù không thường xuyên)

- Giới trẻ: do nhịp sống xã hội và tính cách của lứa tuổi này rất năng động, trẻ trung nen màu sắc trang phục của giới tre rất phong phú, đa dạng. Từ các gam màu tươi sáng rực rỡ đến các gam màu trang nhã và cả các gam màu tối đều được ưa chuộng

- Trung niên và người lớn tuổi: ở lứa tuổi này, môi trường làm việc, môi trường sống khơng cịn tác động nhiều đến trạng thái tâm lý và cảm nhận màu sắc. Họ thường chọn trang phục kiểu đơn giản, màu sắc trang nhã, không rực rỡ…đem lại phong cách đĩnh đạc, nghiêm túc, lịch sự

- Mặc dú giữa nam và nữ có sự khác nhau về lựa chọn màu cho trang phục nhưng khi thăm dị về sở thích màu sắc thì khơng có sự khác biệt lớn. Khi đời sống văn hoá xã hội phát triển, trang phục nam giới có màu sắc hơn, những chiếc sơmi hoa của nam giới được dùng ngày càng nhiều, chất liệu mềm trước đây chỉ dùng cho nữ thì nay đã xuất hiện cả trong trang phục nam giới

* Màu sắc trang phục với tâm lý người mặc

- Màu đỏ, cam, vàng tạo cảm giác vui tươi, rực rỡ, phấn trấn tinhthần và còn gây ấn tượng về quyền uy

- Màu lạnh như xanh, tím cho cảm giác khống đạt, mát mẻ, nhẹ nhàng - Màu trung hoà cho cảm giác êm dịu

- Màu tối sẫm cho cảm giác buồn, trang nghiêm - Màu lạnh, đục cho cảm giác tĩnh lặng, sâu lắng…

2. Hình dáng, hoạ tiết, chất liệu

2.1. Hình dáng cơ bản của trang phục a) Hình khối của trang phục a) Hình khối của trang phục

Thiết kế một mẫu trang phục, việc đầu tiên phải làm là xác định kiểu hình của mẫu sáng tác bao hàm hình dáng nào, khối to hay nhỏ, bao nhiêu hình khối kết hợp với nhau trên mỗi bộ trang phục.

Hình khối là sự chiếm chỗ trong khơng gian của một vật thể nào đó. Trong tự nhiên có 3 khối hình chính là khối cầu, khối lập phương và khối kim tự tháp. Khối cầu hồn chỉnh có tiết diện trịn, cho cảm giác viên mãn no đủ. Do vậy khối cầu cũng độc lập nhất và khó xếp đặt. Nhưng nếu biết dùng, nó lại rất có hiệu quả. Khối vng thể hiện sự vững vàng, ổn định, bề thế. Khối kim tự tháp như vươn lên, hướng tới, phst triển. Trải các hình khơng gian đó trên mặt phẳng ta được các mảnh kết cấu có hình dạng khác nhau.

Áp dụng vào trang phục ta thấy, vì trang phục khi khốc lên người mặc phải có hình khối trùng với hình khối của cơ thể nên trong mỗi bộ trang phục là sự kết hợp của nhiều hình khối khác nhau. Giả sử người mẫu mặc một khiêu trang phục đơn giản nhất: chiếc váy xòe. Tháo rời các đường can chắp, trải chiếc váy trên mặt phẳng ta thấy nó được tạo thành từ 2 chi tiết: hình cánh quạt lớn và hình chữ nhật mảnh và dài. Đường cong lớn là gấu váy. Đường cong nhỏ là đường ngang eo. Hình chữ nhật dài làm cạp váy. Phân tích kết cấu của một chiếc áo hay một chiếc quần bất kỳ ta được vơ số mảnh với những kiểu hình khác nhau. Khi ráp nối các mảnh chi tiết lại với nhau sẽ thu được những hình khối. Số lượng các mảnh chi tiết và kiểu hình của chúng phụ thuộc vào:

- Cấu trúc cơ thể người

- Mục đích sử dụng bộ trang phục - Ý đồ thiết kế

- Kỹ thuật cắt may

- Công nghệ gia công sản phẩm

Cho dù từ rất nhiều các chi tiết khác nhau nhưng khi ghép lại với nhau chúng tạo thành hình khối tương tự như hình khối cơ thể người. Những hình khối thường gặp trong trang phục là hình nón, hình nón cụt, hình trụ, hình tang trống… Trang phục được tạo ra để đắp lên cơ thể, do đó chúng phải có những hình khối tương tự hình khối cơ thể. Tuy nhiên để tạo hiệu quả thẩm mỹ cho bộ trang phục, giúp cho dáng hình người mặc hồn thiện hơn, các nhà thiết kế thương tạo dáng lại hình khối làm cho nó cứng cáp hơn ( bộ comple), làm cho nó mềm mại hơn ( áo váy nữ) hoặc biến tấu hình khối để tạo những bộ trang phục ấn tượng.

b) Hình bóng cắt ( silhouette)

Hình khối lớn có thể tích hình lớn và ngược lại hình khối nhỏ có thể tích khơng gian mà hình chiếm chỗ nhỏ. Thể tích khối lớn nhỏ khác nhau cho ta những cảm xúc thẩm mỹ khác nhau. Khi ngắm nhìn, quan sát một hình khối bất

Hình 2.8. Các hình khối thường gặp trong tự nhiên

kỳ mọi người thường có thói quen nhìn từ ngồi vào trong, từ đường viền chu vi vào trọng tâm của hình. Nhờ đường viền của chu vi và tác động của ánh sáng lên đối tượng quan sát, tạo nên chỗ đậm, chỗ nhạt, mảng sáng, mảng tối, người quan sát dễ nhận biết được khối của hình và thể tích khơng gian mà đối tượng chiếm chỗ.

Đường viền chu vi của khối, nếu chiếu lên mặt phẳng đối diện với ta và vng góc với mặt đất, sẽ trùng khít với hình bóng cắt của bộ quần áo. Nói cách khác, bóng cắt là hình chiếu của hình khối quần áo lên mặt phẳng đứng đối diện. Tất cả những gì chúng ta mặc lên người kể cả đồ khốc ngồi, đồ trang trí

và trang sức, dù lớn hay nhỏ đều được chiếu lên khoogn gian, hịa chung với bộ quần áo trên hình silhouette ( bóng cắt).

Người ta có thể nhận biết biến dạng của các khối hình cùng thể tích quần áo thơng qua hình bóng cắt của nó. Khi người mặc di chuyển, khối hình của quần áo chuyển động theo, do đó hình bóng cắt ln thay đổi. Chính những biến hình của bóng cắt ln ln di động khiến bộ trang phục bắt mắt. Để tăng thêm sự ổn định khối của một bộ trang phục, làm tăng thêm vẻ đẹp và độ bền lâu trong sử dụng người ta cải tạo độ “mềm” của khối bằng cách may thêm nhiều vải lót, dán thêm mex tạo dựng bên trong hoặc tra thêm các vật liệu như bông, mút vào những mảng cần nhấn. Ken vai giúp vai có độ phẳng và tạo được nhiều dáng vao như ý…. Tất cả nhằm để tạo ta các khối hình bắt mắt hơn. Hình bóng cắt của các mẫu trang phục nữ với các đường viền en, đăng ten, voan mỏng….bay bay khiến mẫu trang phục càng thêm bắt mắt.

Một phần của tài liệu Giáo trình Mỹ thuật trang phục (Nghề May thời trang Cao đẳng) (Trang 57)