Mã chương : MH 13-02
1. Màu sắc đối với trang phục
1.3. Những tính chất cơ bản của màu sắc
1.3.1. Tính chất đối sánh màu
Khi sắp xếp các màu đứng cạnh nhau, quan hệ sắc màu giữa chúng thay đổi vì màu này tác động đến màu kia
- Một màu thuần sắc được bao bọc xung quanh bởi nền là một màu khác thì tơng màu của nó có phần nào thay đổi. VD: Đặt màu vào thư trên 2 màu nền khác nhau chúng sẽ có thay đổi về sắc. Trên nền đỏ, màu vàng thư sẽ nghiêng về vàng chanh như thể nó đã được pha thêm sắc lục. Trên nền lục, màu vàng thư sẽ nghiêng về vàng nghệ, như thể nó đã được pha thêm sắc đỏ. Sự thay đổi cảm
giác về tông màu hay độ thuần màu dưới ảnh hưởng của màu khác được gọi là
hiệu ứng đối sánh sắc điệu màu….iệu ứng đối sánh này thường không bền vững.
Khi quan sát càng lâu, tương phản đối sánh này càng yếu dần đi.
- Một mảng màu xám đậm đạt liền kề với mảng màu xám nhạt, ta thấy rìa của 2 mảng màu có sự thay đổi: Rìa của mảng màu xám đậm, chỗ tiếp giáp với mảng màu xám nhạt dường như sẫm lại, Ngược lại, rìa của mảng màu xám nhạt chỗ tiếp giáp với mảng màu xám đậm, dường như sáng lên. Như vậy, khi 2 mảng màu khác biệt về độ sáng nằm kề bên nhau, ở ranh giới giữa 2 mảng màu sẽ xuất hiện hiệu ứng đối sánh biên, khiến ra cảm thấy chỗ tiếp giáp dường như cộm lên, không phẳng. Để tránh hiệu ứng đối sánh biên, cần phải dùng một màu sáng hơn hoặc tối hơn hẳn 2 màu trên, phân cách chúng ra.
- Một màu đặt trên nền màu bổ túc hoặc gần như bổ túc với nó thì chính màu đó dường như gia tăng về độ rực. Nếu nó đặt trên nền có sắc độ tương tự hoặc có độ rực cao hơn thì nó sẽ bị giảm về độ rực. VD: Nếu đặt một miếng vải màu hồng trên nền màu lam thì hồng sẽ nghiêng về đỏ, nhưng đặt nó trên nền đỏ tươi, màu hồng sẽ nghiêng về màu tím. Đó là hiệu ứng sánh về độ rực.
- Đặt một màu trên nền sáng thì màu đó có vẻ tối hơn, đặt màu đó trên nền tối thì màu đó có vẻ sáng hơn. Hiện tượng này là đối sánh về độ sáng. Như vậy độ sánh thực của một màu chỉ có thể nhận biết được trên nền màu có độ sáng trung bình.
- Hiệu ứng đối sánh về độ chuẩn của màu: Dưới ánh điện của bóng đèn thì màu đỏ, màu cam, màu vàng dường như sáng hơn màu xanh nước biển, cịn màu tím thì lại tối đi. Ngược lại, độ sáng của màu vàng lục lại không thay đổi, độ thuần của các màu đỏ tăng lên, cịn màu vàng sáng nhẹ thì chuyển sang gần như màu trắng; Màu xanh da trời chuyển sang màu xanh lục; Màu xanh nước biển mất đi độ thuần và màu xanh sẫm thì trở nên đẹp hơn.
Qua các VD trên ta rút ra quy luật cơ bản của tính đối sánh màu : Khi các màu đứng cạnh nhau thường chênh lêch về sắc điệu, sắc độ và độ rực.
Hiệu ứng đối sánh nói lên tác động tương hỗ của màu sắc với nhau, được sử dụng nhiều trong thiết kế thời trang.
1.3.2. Tác động tâm lý của màu sắc
* Liên tưởng tâm lý về nhiệt độ:
- Màu nóng: các màu đỏ, cam, vàng gợi cảm giác nóng, ấm được coi là màu nóng và thường gây chú ý mạnh
- Màu lạnh: các màu lục, lam…cho cảm giác mát và lạnh * Liên tưởng về trạng thái cảm xúc:
- Các màu có độ rực, chói mạnh cho cmả giác hưng phấn, vui tươi, sống động
- Các màu lạnh cho cảm giác tĩnh lặng
- Các màu sáng cho cảm giác về sự sống, tươi mới…
* Liên tưởng về âm thanh:
- Màu vàng thường gợi tiếng vang - Màu đỏ sẫm gợi âm thanh trầm đục * Liên tưởng về mùi vị:
- Vàng chanh gợi vị chua - Vàng cam gợi vị ngọt
- Lục xạm gợi cảm giác đắng chát
1.3.3. Tính viễn cận và độ nặng nhẹ
- Màu nóng, màu sáng cảm giác đến gần mắt nhìn của chúng ta hơn Màu lạnh, màu tối cho ta cảm giác như đang bị đẩy lùi ra xa
- Màu sáng cho ta cảm giác nhẹ Màu tối cho ta cảm giác nặng nề
1.3.4. Gợi cảm chiều sâu khơng gian, hình và khối
Liên tưởng về kích thước: với cùng một diện tích hay thể tích, các màu sáng cho cảm giác nhẹ, trong, hình nhe nở ra, làm cho hình có vẻ to hơn. Các màu tối làm cho hình có vẻ thu gọn lại, nhỏ đi.
Các hình khối khi được mang màu đỏ, cam, vàng thu hút thị giác mạnh hơn. Khối có vẻ như vươn lên, lan tỏa trong không gian. Ngược lại khi chúng mang các màu lạnh hoặc trầm, các khối, hình có tính ổn định, vững chắc, tĩnh lại.
Hình, với những màu sáng tối, đậm nhạt khác nhau sẽ nhấn mạnh hình thể của đối tượng quan sát
1.3.5. Khả năng diễn tả biểu chất
- Màu sắc có thể giúp ta diễn tả được những thuộc tính của thế giới khách quan. Màu sắc co thể giúp thể hiện các chất liệu khác nhau như: len, thuỷ tinh, kim loại, chất lỏng…tất cả các loại vật chất với những bề mặt bóng lống hay sần, xốp, óng ánh hay trong suốt.
- Trong các bản vẽ TKTT màu sắc có khả nămg gợi cảm giác về chất liệu như: độ dày, mỏng, trọng lượng trang phục. Mật độ màu thấp cho cảm giác trong, nhẹ. Mật độ màu cao cho cảm giác nặng nề, đậm.