Mã chương : MH 13-02
3. Bố cục trang phục
3.1. Nghệ thuật xây dựng bố cục trang phục
3.1.2. Quan hệ đối lập
So sánh các bộ quần áo theo từng yếu tố mỹ thuật( hình dáng, thể tích, khối lượng, kích thước, màu sắc, đường nét…) ta thấy chúng hoặc tương tự như nhau (tương đồng), hoặc khác nhau (biến điệu), hoặc trái ngược nhau hồn tồn (tương phản hay cịn gọi là đối lập).
Ví dụ: Váy áo phụ nữ Tây Ban Nha thế kỷ XVIII thể hiện sự đối lập giữa thể tích rất lớn của phần lồng váy với phần eo rất nhỏ. Hoặc trang phục thể hiện sự biến điệu của hai mảng sáng tối.Hay sự kết hợp giữa các đường nét….
Hình 2.23. Đối lập giữa diện tích rất lớn của phần lồng váy với phần eo rất nhỏ
Hình 2.25. Kết hợp giữa nét cong-nét cong, nét cong-nét thẳng, nét thẳng-nét thẳng
Phân tích các mối quan hệ đối lập cho thấy đối lập là trường hợp tương phản mạnh. Tương đồng là khi đối lập ít. Nói các khác giữa tương đồng và đối lập có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tương đồng làm cơ sở để tiến đến quan hệ đối lập, Biến điệu đóng vai trị trung gian. nó có thể làm giảm nhẹ hay nhấn mạnh quan hệ đối lập.
Trong lĩnh vực thời trang ta thường gặp các quan hệ đối lập: - Đối lập về đường nét: cong - thẳng, lượn - gãy.
- Đối lập về hình khối: trịn - vng, chữ nhật - tam giác. - Đối lập về màu sắc: đậm - nhạt, đen - trắng, nóng - lạnh. - Các đối lập khác: chi tiết - sơ lược, nhỏ - to, nhiều - ít.
Quan hệ đối lập không mâu thuẫn với quan hệ tỷ lệ mà ngược lại cịn khiến cho sự cân bằng thị giác khơng bị đơn điệu. Đối lập (mà trong khơng ít trường hợp là đối chọi) luôn thu hút thị giác mạnh. Đối lập làm cho trọng tâm được nêu bật, khiến cho chính phụ rõ ràng.
Quan hệ đối lập đóng vai trị chủ đạo, có tác dụng tạo nên sự sống động của nghệ thuật tạo hình nói chung và nghệ thuật trang phục nói riêng.