Phong cách viễn tưởng

Một phần của tài liệu Giáo trình Mỹ thuật trang phục (Nghề May thời trang Cao đẳng) (Trang 92 - 103)

Mã chương : MH 13-02

3. Bố cục trang phục

3.3. Phong cách thể hiện

3.3.5. Phong cách viễn tưởng

Là những loại quần áo lạ thường, từ hình dáng cho đến các chi tiết trang trí đều rất độc đáo. Bố cục khác lạ nhằm tạo ấn tượng và cảm xúc thẩm mỹ mạnh. Thông thường những mẫu này được sáng tác dựa trên trí tưởng tượng của nhà thiết kế.

Cần lưu ý rằng, trên một bộ trang phục có thể kết hợp nhiều phong cách với nhau.

GHI NHỚ

- Các nguyên tắc phối màu trên trang phục - Hình dáng, hoạ tiết, chất liệu trang phục - Bố cục trang phục

- Các phong cách thời trang

BÀI TẬP

1. Hãy cho biết các trang phục duới đây sử dụng nguyên tắc phối màu nào?

a) b) c) d) 2. Hãy cho biết các trang phục dưới đây sử dụng quan hệ tạo hình nào?

a) b) c) 2. Hãy cho biết các trang phục dưới đây mang phong cách thời trang nào?

a) b) c)

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Chương I:

1. Lịch sử phát triển của áo dài từ xưa đến nay

Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì khơng có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Nó tồn tại cùng với mọi sinh hoạt thường ngày của người Việt, từ giã gạo, làm ruộng, chăn nuôi gia súc...

a. Thế kỷ XVIII

“Chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khốt (1714-1765) được coi là người có cơng khai sáng và định hình chiếc áo dài Việt Nam… Cho đến thế kỷ XVIII, người Việt thường hay bắt chước lối ăn mặc của người Phương Bắc (Trung Quốc). Để gìn giữ bản sắc văn hóa riêng, Vũ Vương ban hành sắc dụ về ăn mặc, lấy thể chế áo mũ trong Tam Tài Đồ Hội làm kiểu mà tạo ra chiếc áo dài, cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong theo đó thi hành. Đại Nam thực lục tiền biên có chép sắc dụ này: “Thường phục thì đàn ơng đàn bà dùng áo cổ đứng, ngắn

tay, cửa ống tay rộng hay hẹp tùy tiện. Áo thì hai nách trở xuống phải khâu kín liền, khơng được xẻ mở. Duy đàn ơng khơng muốn mặc áo cổ trịn, ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép”. Và cịn thêm là Lê Q Đơn, trong Phủ

biên tạp lục, chép rằng: “Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu

cho chiếc áo dài như vậy. Do đó có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cổ truyền, cố định đã ra đời”.

b. Thế kỷ XIX

* Năm 1828 vua Minh Mệnh xuống chiếu bắt phụ nữ bỏ váy mặc quần, đã làm đề tài cho ra đời bốn câu thơ:

Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng....

* Áo giao lãnh: Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh,

tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà khơng buộc lại. Áo mặc phủ ngồi yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu bng thả. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân gọn ghẽ hơn.

* Áo tứ thân: Là kiểu áo có bốn thân, hai thân của vạt sau nối sống theo

chiều dọc, hai thân đằng trước buộc vào nhau ở trước bụng, để hở cho thấy yếm bên trong. Thắt lưng các màu tươi thắm như hồng đào, hồ thủy, hoàng yến, xanh nõn chuối, lá mạ… luồn dưới vạt sau, buộc múi trước bụng rồi thả xuống. Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát.

* Áo ngũ thân: Những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu

áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các, thể hiện sự quyền quý, cao sang, phân biệt mình với những người thuộc tầng lớp nghèo hơn. Áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình khơng để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương.

c. Thế kỷ XX

Khoảng thời điểm của năm 1910 tới 1950, chiếc áo dài đuợc may hơi rộng rộng, khơng bó sát thân hình, vì người phụ nữ phải mặc chiếc áo cánh ngắn tay bên trong, thơng thường là “phin” hàng cotton, mỏng, sợi tơ vải rất thanh, và nhẹ, gọi là áo “phin nõn”. Chiếc áo ngắn đó có túi nhỏ bên hai vạt aó. Hàng áo dài thường là luạ, vải, còn gấm và tơ dành cho những người giàu có. Người nghèo thì may áo dài bằng vải.

* Áo Lemur: "Le Mur" chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường,

một họa sĩ vào thập niên 1930 đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ cịn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một

bên sườn. Tuy nhiên, áo dài Le Mur có nhiều biến cải mà nhiều người thời đó cho là "lai căng" thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo Le Mur mặc cho đúng mốt phải với quần xa tanh trắng, đi giày cao, một tay cắp ơ và qng vai thêm chiếc bóp đầm.

* Áo Lê Phổ - Năm 1934, một họa sĩ

khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ơm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Sự dung hợp này quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy đến nay dù trải bao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên

* Áo dài cổ thuyền - Cuối năm 1958

khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam Cộng Hoà, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài bà Nhu. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được ‘phá cách’ với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược. Một số nhà phê bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam.

Nhưng kiểu áo này khiến những người theo cổ học tức giận và lên án nó khơng hợp với thuần phong mỹ tục. Loại áo dài khơng có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và phần cổ được kht sâu cho trịn chứ khơng ngắn như bản gốc.

* Áo tay giác lăng (raglan) - Khoảng thập niên 60, hiệu may Dung Dakao

ở Sài Gòn tung ra kiểu áo dài tay giác lăng, ráp tay xéo vai khiến cho chỗ nách khơng cịn những đường nhăn nhúm như trước… vải may thân áo dày nhưng tay với ngực lại bằng vải mỏng hoặc thân áo và hai tay là hai màu, nút cài từ cổ xéo xuống ôm sát thân hình người mặc từ nách đến eo. Sau đó cịn kiểu mini và maxi raglan nữa.

* Áo ba tà - Một số nhà may ở Sài Gòn tung ra vào thập niên 70 kiểu áo ba

tà gồm một vạt sau và hai vạt trước với nút gài từ cổ xuống eo mặc với quần ống voi.

* Áo dài miniraglan

Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản này, áo dài tay raglan có tà chỉ dài tới gối, nhưng hai ống quần rộng lịa xịa phủ kín đơi chân. Hai đặc điểm này làm cho tà áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ thương.

* Sau 75, thì chiếc áo dài bị cách mạng cho là loại y phục hủ hoá, làm giảm thiểu mức sinh hoạt của phụ nữ, nên chiếc áo dài hầu như bị biến mất ở thành thị.

* Qua thập niên 80, chiếc áo dài đuợc quay về lại với dân thành thị Sài Gòn, nhưng ở thời điểm này chiếc áo dài mất đi nét

tha thướt duyên dáng truyền thống. Tà áo ngắn cũn cỡn, chỉ dài hơn đầu gối một chút, vạt áo may nhỏ.

* Thập niên 90, mốt áo dài lại đuợc thay đổi lần nữa. Tà áo đuợc may dài hơn, cổ áo cao hơn, hàng may áo mầu sắc cũng đẹp hơn. Áo thêu, áo vẽ trở nên thịnh hành... và người ta còn sáng chế ra kiểu mặc quần màu, thuờng là cùng mầu với hàng áo, hoặc chọn một mầu trong áo dài hoa đó.

* Thập niên 2000, chiếc aó dài Việt Nam đã buớc vào giai đoạn toàn mỹ nhất từ xưa đến

nay. Bây giờ người dân có cuộc sống đã sung túc hơn xưa rất nhiều do đó tơ lụa gấm vóc rất nhiều.

d. Áo dài hiện nay

Hiện nay tại Việt Nam có nhiều nghệ sĩ vẽ kiểu mẫu thời trang về y phục. Họ đã rất thành cơng vì thiết kế đuợc nhiều kiểu áo dài độc đáo và đẹp. Những người vẽ kiểu mẫu áo dài này đã biết mang sắc thái cổ xưa vào phần thiết kế áo dài. Họ đã dùng những loại tơ, luạ in hình hoa văn, và dùng những loại lụa mềm để làm tăng nét tha thuớt uyển chuyển của nguời phụ nữ Việt Nam. Sự pha trộn về mầu sắc lại rất hài hoà, và chú trọng sự cắt ráp hoa để tạo nên những đuờng nét độc đáo của áo. Các nhà thiết kế về áo dài còn phối hợp đuợc cái đẹp của Tây phương mang vào y phục Việt Nam, như những chiếc áo hở một bên vai, hoặc những chiếc áo hở cả phần ngực trên và vai, hoặc áo không dùng tay raglan, mà là khoá kéo sau lưng v.v…

Trải qua các thăng trầm của đất nước, tà áo dài việt nam qua các thời đại vẫn được tồn tại và được gìn giữ cẩn thận vì nó là một nét đẹp dân tộc của phụ nữ Việt Nam!

2. Một số kiểu thời trang đã từng có trước đây, nay xuất hiện trở lại:

* Váy mullet

Tên gọi của chiếc váy này lấy cảm hứng từ kiểu tóc của những năm 1980 thuộc thế kỷ trước. Váy mullet là sự tổng hợp của nhiều trang phục như: áo đuôi tôm, váy maxi... với vạt trước thường ngắn trên hoặc tới gối, vạt sau dài. Độ dài - ngắn của hai vạt tùy thuộc vào sở thích, vóc dáng của người diện. Hè năm nay, váy mullet có chất liệu vải mềm mại như: chiffon, lụa... tiếp tục được yêu thích.

* Váy peplum

Xuất hiện từ những năm 40-50, chiếc váy có phần eo được may xịe, tạo điểm nhấn ở vòng hai, che giấu khuyết điểm của vòng ba này mang đến vẻ đẹp sang trọng, dễ thương cho các bạn gái. Trong mùa xuân - hè năm nay, kiểu dáng váy với nét cổ điển đang trở lại "rầm rộ". Màu sắc khá đa dạng, bên cạnh các gam màu nhạt hay rực rỡ thường được sử dụng, màu trung tính như: đen, trắng, nude... cũng nhận được sự chú ý.

* Váy midi

"Hốn đổi" vị trí cho những chiếc váy mini "siêu" ngắn hay váy maxi dài thướt tha, kiểu váy có độ dài qua gối, trên mắt cá chân này bắt đầu tạo thành xu hướng hot trong hai năm trở lại đây dù đã xuất hiện từ những năm

40 của thế kỷ trước. Đó có thể là những chiếc chân váy bút chì, váy xịe bồng bềnh, váy chữ A... với họa tiết, màu sắc từ nhẹ nhàng, dịu dàng tới rực rỡ nhưng tất cả đều mang vẻ đẹp thật thanh lịch và quý phái.

* Váy xếp ly

Vào đầu những năm 1920, váy xếp ly trở thành trang phục nhận được sự yêu mến của toàn thể chị em và tạo nên xu hướng thời trang hot nhất. Những đường xếp ly khéo léo khơng chỉ tơn lên vóc dáng, vẻ đẹp dịu dàng mà cịn góp phần giảm bớt rắc rối cho phái đẹp khi kết hợp trang phục. Trong mùa xuân - hè năm nay, chiếc váy này được "cách tân" với nhiều kiểu dáng mới mẻ và trẻ trung hơn.

Chương II:

1. Các trang phục sử dụng nguyên tắc phối màu sau:

a)Trang phục phối 2 màu tương hỗ b) Trang phục phối màu tương đồng c) Trang phục 1 màu

d) Trang phục phối màu tương phản (đen - trắng)

2. Các trang phục sử dụng quan hệ tạo hình sau:

a)Quan hệ nhịp điệu b) Quan hệ đối lập c) Quan hệ tỉ lệ (1/8)

3. Các trang phục mang phong cách thời trang sau:

a)Phong cách thời trang lãng mạn b) Phong cách thời trang cổ điển c) Phong cách thời trang thể thao

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thủy Bình (2005), Giáo trình thiết kế quần áo, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Giáo trình Cơ sở bố cục tạo hình (2003), ĐH Mỹ Thuật Công nghiệp Hà Nội. 3. Giáo trình Cơ sở thiết kế mẫu thời trang (2005), Viện Đại học Mở Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giáo trình Mỹ thuật trang phục (Nghề May thời trang Cao đẳng) (Trang 92 - 103)