Trang phục dân tộc H'mông

Một phần của tài liệu Giáo trình Mỹ thuật trang phục (Nghề May thời trang Cao đẳng) (Trang 30)

2. Lịch sử phát triển trang phục Việt Nam

2.7. Trang phục các dân tộc Việt Nam

2.7.3. Trang phục dân tộc H'mông

Người H'mơng có nhiều chi: H'mông Đơ (trắng), H'mông Lềnh (vàng), H'mông Sy (Đỏ), H'mông Súa (Hoa), H'mông Đu (Đen).

Trang phục của người Hmông rất sặc sỡ, đa dạng. Một bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ gồm váy hình nón cụt, xếp nếp, phần mơng bó chặt, phần thân váy xịe rộng. Áo có cổ lật ra phía sau gáy. Thắt lưng bng hai dải dài phía sau. Tấm vải che đằng trước váy. Vng vải che ở phía mơng. Khăn quấn đầu. Xà

Hình 1.15b. Chiếc khăn piêu của người Thái

cạp và tấm áo khốc ngồi khơng có tay, có cổ lật ra phía sau gáy. Kỹ thuật thêu hoa văn của người H’Mông rất phức tạp và vì thế, nó thể hiện sự tinh tế của người phụ nữ H’Mông.

Phụ nữ Hmông Trắng mặc váy màu trắng, áo xẻ ngực, thêu hoa văn ở cánh tay, yếm sau. Cạo tóc, để chỏm, đội khăn rộng vành.

Phụ nữ Hmông Hoa mặc váy màu chàm có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu và thêu. Ðể tóc dài, vấn tóc cùng tóc giả.

Phụ nữ Hmơng Ðen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực.

Phụ nữ Hmông Xanh mặc váy ống.

Phụ nữ Hmơng Xanh đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngồi tạo thành hình như hai cái sừng.

Hình 1.17b. Trang phục dân tộc H'mơng 2.7.4. Trang phục dân tộc Nùng

Với bàn tay khéo léo, phụ nữ dân tộc Nùng đã tự làm cho mình những bộ trang phục bằng vải nhuộm chàm, có màu tím than. Nét độc đáo trên trang phục của dân tộc này là hoa văn không cầu kỳ mà thiên về tạo dáng. Nhìn tổng thể, bộ trang phục rất hài hịa. Gam nền có màu tím than, cài thêm những đường nét hoa văn được cách điệu bằng kim loại bạc. Người phụ nữ Nùng Dín thường quấn hai

Hình 1.17a. Trang phục dân tộc H'mơng

lớp khăn trên đầu, tạo thành hình múi. Khăn vấn sao cho giống hai chiếc sừng trâu hai bên. Nét tượng trưng này thể hiện quan niệm của người Nùng Dín coi “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Đi khăn được buông xuống vai. Điểm nhấn của chiếc khăn được đính bằng những hạt bạc trắng, ơm sát phần trán.

Hoa văn chủ yếu được trang trí trên cổ, nẹp áo và tay áo. Hoa văn trên cổ áo là những họa tiết hình vng, hình quả trám, xếp thành hình tam giác liền kề nhau. Độc đáo nhất là những hoa văn ở khuy cổ áo, được làm bằng bạc, có hình con bướm hai bên và gắn các tua hình tam giác. Đây là biểu tượng thể hiện sự cầu mong hạnh phúc của người phụ nữ Nùng. Các hạt bạc cịn được làm khuy áo, trang trí dọc nẹp áo, tạo cho trang phục nét trang trọng riêng biệt.

Chiếc váy của người phụ nữ dân tộc Nùng mang hình chóp cụt. Cạp được cắt ghép 12 màu vải khác nhau tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Chiếc váy mặc vào ơm trịn lấy eo, thân váy hơi bồng lên tạo sự duyên dáng, trẻ trung cho trang phục.

Hình 1.19. Trang phục người Nùng An và Nùng Dín 2.7.5. Trang phục dân tộc Mường

Trang phục Mường hết sức tinh tế và có những nét riêng nổi bật khơng thể pha lẫn với các dân tộc khác. Thường mặc áo cánh phủ kín mơng, xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Quần lá ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần. Trên đầu quấn khăn trắng. Trang phục nữ Mường thường là áo pắn (áo ngắn). Đây là loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn áo cánh của người Kinh, ống tay dài. Trước kia, áo pắn chỉ có hai màu nâu và trắng nhưng nay, phong phú hơn với đủ mọi màu sắc. Váy của người Mường là váy đen dài, đầu váy được trang trí bằng những hoa văn thổ cẩm nổi bật, do người con gái Mường tự dệt nên. Do đó, cạp váy ơm sát ngực

không chỉ là điểm nhấn tạo nên nét duyên dáng cho người phụ nữ Mường mà thể hiện sự khéo léo của người mặc váy. Đầu váy cùng với áo báng nổi lên giữa hai vạt áo pắn là phong cách trang trí đặc trưng, riêng biệt của người Mường mà những dân tộc khác ít có được.

Hình 1.18. Trang phục dân tộc Mường 2.7.6. Trang phục một số dân tộc khác

Dân tộc Si La Dân tộc Khmer

Dân tộc Hà Nhì Dân tộc Khơ Mú

3. Thời trang và mốt

Mục tiêu:

 Trình bày được khái niệm và tính chất của thời trang và mốt;

 Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thời trang và

mốt.

3.1. Khái niệm thời trang và mốt 3.1.1. Thời trang 3.1.1. Thời trang

Thời trang là trang phục đương thời, là tập hợp những thói quen phổ biến trong cách ăn mặc, thịnh hành trong một môi trường xã hội nhất định, vào một khoảng thời gian nhất định, khơng gian nhất định.

Ví dụ: Thời trang của châu Âu thế kỷ 19 là váy đầm có lồng đỡ váy và có bộ phận nâng ngực (trang phục nữ), áo đuôi tôm dài (trang phục nam). Thời trang của Việt Nam thế kỷ 19 là áo tứ thân, nón quai thao (nữ) và áo the dài cài vạt lệch, khăn xếp (nam). Bản chất sâu xa của thời trang là ở chỗ thời đại nào có cách ăn mặc riêng của thời đại đó. Trang phục là tấm gương phản ánh xã hội.

3.1.2. Mốt

Mốt là khái niệm có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa, mốt có thể là là sự kỳ khơi, kỳ dị; là sự đỏng đảnh, tức thời, dễ thay đổi của thời trang; là những gì xảy ra và tồn tại của thời trang, được lưu truyền rộng rãi và được số đông người biết đến trong một thời gian nhất định; là hiện tượng tự nhiên khi con người hướng tới sự cải tiến, cải thiện đổi mới dáng vẻ bên ngoài.

Một cách giản dị hơn, mốt có thể hiểu là trang phục đương thời, là tập hợp những thói quen và thị hiếu thẩm mĩ phổ biến nhất trong cách ăn mặc, là “cái mới đang được số đông hưởng ứng”, “là thị hiếu thẩm mỹ mới nhất đang được đa số người ưa chuộng”, “là sự thay đổi thường xuyên các hình thức, các kiểu cách, lối sống, trong đó có trang phục”.

Để hiểu bản chất sâu xa của mốt ta đi tìm hiểu nghĩa của từ vựng . Từ mốt tiếng Pháp là model bắt đầu từ tiếng La tinh “modus” có nghĩa là cách thức, phương pháp, quy tắc, mức độ theo chuẩn mực chung đã được công nhận..

Mốt được chấp nhận và theo đuổi bởi số ít đối tượng trong khoảng thời gian rất ngắn. Mốt được phổ biến một cách rộng rãi trên tịan cầu. Các hình thức thay đổi của mốt thường là các đặc điểm trang trí, hoa văn, chất liệu vải trong khi kiểu dáng khơng thay đổi. Ví dụ: mốt dún bèo, mốt vải hoa chấm bi, mốt quân đội.

Mốt và thời trang đều phản ánh thói quen và thị hiếu thẩm mỹ trong cách mặc đã được xã hội công nhận. Xu hướng mốt khơng ngừng biến đổi và hồn thiện dần theo sự biến đổi của lối sống thị hiếu xã hội. Trong khi sự thay đổi của lối sống diễn ra từ từ thì sự thay đổi của mốt diễn ra nhanh hơn và có tính đột biến hơn.

3.1.3. Mốt thời trang

Nghiên cứu lịch sử phát triển trang phục ở trên đã cho thấy mốt và thờ trang là 2 khái niệm rất gần nhau nhưng không phải lúc nào cũng đồng nhất nhau. Giữa chúng có sự khác nhau như sau:

- Thứ nhất, thời trang là cách mặc thịnh hành, phản ánh tập quán mặc của cộng đồng người gán liền với một thời kì lịch sử dài. Mốt gắn liền với cái mới, thống trị nhất thời của số đông nhưng chưa hẳn là thị hiếu của tất cả mội người trong xã hội. Mốt thịnh hành trong 1 khoảng thời gian ngắn.

- Thứ hai, thời trang chỉ liên quan đến lĩnh vực dệt, may, da giày…, trang phục và những thứ khác liên quan đến nhu cầu mặc. Trong khi đó, mốt liên quan đến mọi lĩnh vực hoạt động của cuộc sống. Ví dụ: Mốt thiết kế đồ vật, mốt trang trí nội thất, mối quan hệ ứng xử giao tiếp (nh ư cách tổ chức lễ cưới, lễ mừng thọ, lễ tang...)

- Thứ ba, thời trang thường bó hẹp trong phạm vi khơng gian nhất định vì nó có khuynh hướng gắn với một bộ phận xã hội, một dịa phương, một dân tộc, một quốc gai hay một vùng thế giới. Ngược lại, mốt được truyền bá trong phạm vi khơng gian rộng lớn, thường có khuynh lan truyền khắp thế giới.

Khi khái niệm mốt và khái niệm thời trang đồng nhất với nhau, khoảng giao thoa giữa 2 khái niệm mốt và thời trang cho ta khái niệm mốt thời trang. Nói cách khác, mốt thời trang là cái mới trong lĩnh vực thời trang.

Như thế, khi bàn về hiện tượng mốt của thời trang, chúng ta cần đưa ra 1 thuật ngữ đầy đủ: mốt của thời trang. Tuy nhiên, trong thực tế, hiện tượng mốt của thời trang diễn ra thường xuyên hơn, phổ biến hơn, liên quan đến hết thảy mọi người trong xã hội. Trong khi đó, các hiện tượng mốt khác (mốt nhà cửa, mốt trang trí nội thất, mốt ôtô, xe máy, mốt ứng xử …) không phổ cập, không thường xuyên… Bởi vậy, khi bàn về hiện tượng mốt của thời trang ta chỉ dùng từ mốt là mọi người đều hiểu. Còn khi bàn về hiện tượng mốt khác, ta cần diễn đạt đầy đủ mốt máy điện thoại, mốt tổ chức đám cưới vàng, đám cưới bạc…

Mốt thời trang xuất hiện và được truyền bá trong sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc. Ban đầu từ các cuộc kinh doanh buôn bán, các cuộc chiến tranh giữa các dân tộc, các thương gia và các chiến binh đã chuyên chở các sản phẩm văn hóa vật chất, trong đó có quần áo, từ nơi này đến nơi khác, nhờ đó mốt được hình thành và giao lưu nhanh chóng. Sau đó đến luợt mình mốt lại thúc đẩy quá trình phát triển của thời trang ở nơi mà nó được đem đến.

Mốt thời trang xuất hiện đầu tiên ở Pháp, nơi đời sống văn hố và xã hội sớm đạt đến trình độ phát triển cao và có khuynh hướng tự nhiên là phục vụ con người. Dó là vào năm 1972, khi tại thành phố Lyon lần đầu tiên xuất hiện tờ họa báo với tên gọi “ Tiêu chuẩn của lịch sử”, trong đó giới thiệu các bộ trang phục dành cho các chính khách, các quan chức cũng như bộ quần áo dành đại chúng cùng các tiện nghi gia đình. Sau đó ở các nước châu Âu, tạp chí mốt xuất hiện.

Từ đó đến nay, trải qua hơn 3 thế kỉ, trong dòng biến đổi của thời trang, dx không ngừng xuất hiện các “cuộc cách mạng mốt”.

Nghiên cứu sự biến đổi của trang phục nữ thế kỉ XX cho thấy có những mốt kéo dài vài chục năm nhưng cũng có mốt chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

3.2. Những tính chất chung của thời trang và mốt 3.2.1. Tính văn hố - xã hội 3.2.1. Tính văn hố - xã hội

Tính xã hội của mốt- thời trang thể hiện ở chỗ mọi người đều có xu hướng tiến tới một hình thức trang phục chung, song cái chung ở đây là một khái niệm tương đối. Chẳng hạn trang phục châu Âu khác trang phục châu Á với những đặc điểm thiết kkế riêng, vì thế trang phục thế giới thười trang phương Đông và thời trang phương Tây. Trong trang phục châu Á có trang phục Việt Nam. Trong trang phục Việt Nam có trang phục dân tộc ít người bên cạnh trang phục của người Việt (dân tộc Kinh). Quấn áo của vua quan khác với quần áo của thứ dân. Quần áo của cung tần mỹ nữ khác với quần áo của con gái nhà ngheo. Xưa, sự khạc nhau trong trang phục phản ánh đẳng cấp, vị trí xã hội, giá trị của cải của 1 người chiếm hữu. Nay, sự khác nhau trong trang phục cho biết người mặc thuộc cộng đồng nào, làm nghề gì và thuộc hệ văn hoá nào.

Như thế, quần áo là một chuẩn mực, một thước đo tính lệ thuộc của mõi con người vào những giá trị vật chất và tinh thàn nào đó trong xã hội. Theo thời gian, ranh giới giữa các giai cấp, các đẳng cấp xã hội bị xố nhồ đii cùng với quá trình dân chủ hoá nhưng đặc trưng xã hội của trang phục thì vẫn cịn và ngày càng thể hiện sinh động hơn.

Ngày nay nhìn vào trang phục của mỗi người ta có thể nhận biết người đó là cơng nhân, nơng dân hay viên chức, giáo viên, học sinh…Nhưng các trang phục khác nhau không phản ánh về đẳng cấp xã hội. Ở đây, khác nhau lá do các chức năng sử dụng mà chúng phải đảm nhiệm trong các môi trường, các điều kiện lao động và học tập khác nhau.

Hệ thống hoá các kiểu mặc khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, ta thấy chúng có một phong cách chung. Chẳng hạn, thống nhìn trang phục của thanh niên trên đường phố châu Âu có thể thấy mọi người mặc giống nhau: sơmi và quần âu, váy với áo. Nhưng nhìn ngắm kỹ sẽ thấy mỗi người đều mặc theo cách riêng của mình, khơng ai giống ai.

Có một phong cách chung như vậy bởi vì mọi người đều hướng tới một khiếu thẩm mỹ chung, một “tâm hồn” chung của xã hội. Kiểu này hay kiểu kia chỉ là biểu hiện cụ thể khác nhau của tâm hồn chung đó. Cái chung ln phản ánh đặc tính của dân tộc. Chẳng hạn trang phục Pháp là rất chú ý tới các chi tiết trang trí. Trang phục Anh đơn giản vể đường nét, hình dáng. Trang phục Trung Quốc có nhiều chi tiết trang trí rườm rà…

Mỗi dân tộc có một nền văn hố riêng, văn hố dân tộc được lưu trong các di sản văn hố, có thể là kiến trúc, nhà cửa, quần áo, vật dụng, sách vở, quan điểm, lối sống, thị hiếu… Các di sản văn hố đó được từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện khía cạnh khác nhau của đặc tính dân tộc, đồng thời liên kết các gia trị mà dân tộc đó đã sáng tạo qua các thế kỉ, làm “cầu nối” giữa qua khứ, hiện tại và tương lai.

Như thế, mặc dù có tính thực dụng, phổ cập lại dễ thay đổi theo thời gian, quần áo vẫn mang trong mình giá trị văn hố của mỗi thời đại, mỗi dân tộc. Khi nghiên cứu đặc trưng văn hoá các dân tộc, người ta thường chú ý tới kiểu trang phục truyền thống của từng dân tộc. Qua đó ta thấy được nguyên tắc tạo dáng, cách trang trí, cách dùng màu.. tuân theo 1 nguyên tắc thẩm mỹ riêng của từng dân tộc, có sự kế thừa, được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Nói về cái chung của mốt- thời trang khơng có nghĩa là để mất đi cái riêng trong phong cách từng người. Mâu thuẫn giữa cái chung và cái riêng, giứa cá nhân và xã hội luôn là động lực cho sự phát triển của mốt- thời trang. Chọn cách mặc chính là giải quyết giữa cá nhân, xã hội. Như vậy ở mức độ nào đó, cách mặc thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong cộng đồng xã hội, con người không thể thốt ly thị hiếu của thời đại mình. Vì lẽ đó, có thể nói mốt- thời trang là phương tiện văn hoá liên kết mọi người trong xã hội lại với nhau.

3.2.2. Tính nghệ thuật

Nhiêm vụ chung của mọi ngành nghệ thuật - văn học, âm nhạc, hội hoạ, sân khấu, kiến trúc- là sáng tạo ra cái đẹp. Cái đẹp là một phạm trù thẩm mỹ thuộc tính nhân sinh. Trước cái đẹp con người thấy tin yêu cuộc sống vì cái đẹp gợi lên những tình cảm tươi sáng, gợi niềm cảm phục, tạo nên tâm trạng phấn khởi trong lao động sản xuất... Cho nên từ cổ chí kim, các triết gia của mọi thời đại đều quan tâm lí giải cái đẹp, họ đều có cùng một ý kiến rằng cái đẹp là sự hài hoà. Từ đây dễ nhận thấy một bộ trang phục đẹp là khi trang phục hài hoà với

Một phần của tài liệu Giáo trình Mỹ thuật trang phục (Nghề May thời trang Cao đẳng) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)