Mã chương : MH 13-02
3. Bố cục trang phục
3.1. Nghệ thuật xây dựng bố cục trang phục
3.1.1. Quan hệ tỷ lệ
a) Các tỷ lệ thường gặp
Các tỷ lệ hay gặp trên các mẫu trang phục thường là 1: 2, 1: 3, 1: 4, 1: 5… Ví dụ, tỷ lệ 1: 2 thể hiện độ dài của áo vest trong bộ comple bằng ½ độ dài tổng thể của cả bộ khi khoác trên người. Tỷ lệ 2: 3 của độ dài tay áo so với độ dài cánh tay. Tỷ lệ 7: 8 của áo so với độ dài của tổng thể bộ trang phục. Tỷ lê 1: 8 của phần trên so với chiều dài tổng thể của đầm dạ hội. Các tỷ lệ 7: 8 và 1: 8 gây sự chú ý vì có chia tồn bộ quần áo thành 2 phần lớn và nhỏ rõ ràng. Đồng thời tỷ lệ này còn thể hiện mối quan hệ đối lập sẽ trình bày ở phần sau.
Hình 2.19. Các tỷ lệ đơn giản thường gặp trong các mẫu
b) Các tỷ lệ đặc biệt
Một số quan hệ tỷ lệ đặc biệt có thêt nằm trong thiết kế quần áo: 1: 2 là tỷ lệ giữa cạnh hình vng với đường chéo hình vng; tỷ lệ 1 : 3 là tỷ lệ giữa ½ cạnh của tam giác đều với đường cao của tam giác đó.
Hình 2.21. Một số mẫu thời trang có quan hệ tỷ lệ đặc biệt (1: 2và 1: 3)
c) Tỷ lệ vàng (Golden Mean)
Gọi là tỷ lệ vàng vì đây là 1 tỷ lệ rất ít gặp, quý và hiếm. Tỷ lệ này các họa sĩ và các nhà điêu khắc đã tìm ra ngay từ thời Hy Lạp Cổ đại. Cho đến nay tỷ lệ vàng là sự cân xứng được chấp nhận như 1 sự hoàn hảo trong thiết kế quần áo và các trang phục khác. Bản chất của quan hệ tỷ lệ vàng này như sau: Trên đoạn thẳng a giới hạn bởi A, B. Tìm điểm chia C chia thành a thành 2 phần không đều nhau. Đoạn lớn hơn ( AC) gọi là b, đoạn nhỏ hơn ( CB) gọi là c. Nếu AB, BC, AC đạt quan hệ : a/b = b/c ( tỷ lệ giữa tổng độ dài trên đoạn lớn hơn bằng tỷ lệ giữa đoạn dài hơn trên đoạn nhỏ hơn) thì điểm C là điểm chia vàng và tỷ lệ trên là tỷ lệ đẹp, Tương đương với tỷ lệ vàng là các quan hệ tỷ lệ 3: 5 : 8; và 5 : 8 : 3 hoặc 8: 13 : 12….được áp dụng rộng rãi trong thiết kế quần áo.
Hình 2.22. Áp dụng tỷ lệ vàng vào thiết kế mẫu trang phục A B A B A H H A B C b c a