7. Kết cấu của luận văn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa
Qua nghiên cứu và tham khảo tài liệu “Tập bài giảng quản lý các thiết chế văn hóa” của tác giả Nguyễn Duy Bắc năm 2011 10 ; “Tập bài giảng về quản lý thiết chế văn hóa” của Nguyễn Thị Lan Thanh năm 2016 50 ; Đề tài luận văn thạc sĩ “Quản lý thiết chế văn hóa ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Đỗ Văn Thủy năm 2016 49 có thể tổng kết quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa bao gồm những nội dung sau:
1.3.1.1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa
Căn cứ vào các chiến lược, quy hoạch phát triển văn hóa nói chung, UBND các cấp tiến hành xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, đặc điểm văn hóa của từng địa phương. Bao gồm quy hoạch đất sử dụng xây dựng các trung tâm văn hóa, thể thao; quy hoạch xây dựng các cơng trình văn hóa thể thao phù hợp với đặc trưng văn hóa địa phương; Hội trường đa năng và quy hoạch mua sắm các trang thiết bị phục vụ trong hội trường; Đầu tư hồn thiện, cải tạo các thiết chế văn hóa hiện có, đồng thời quy hoạch xây dựng các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa lao động mới tại địa phương.
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch nguồn kinh phí đáp ứng nhu cầu quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế của địa phương trong đó hướng đến mục tiêu xã hội hóa nguồn kinh phí đầu tư xây dựng các cơng trình văn hóa thể thao trên địa bàn.
Chỉ đạo xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển nguồn nhân lực hướng đến nguồn nhân lực có trình độ chun mơn từ đại học trở lên đối với cấp thành phố, trình độ cao đẳng, đại học trở lên đối với cấp huyện và trình độ trung cấp trở lên đối với cấp xã. Đối với cán bộ quản lý cần đảm bảo đạt trình độ lý luận chính trị và thâm niên cơng tác phù hợp với từng vị trí, địa phương cơng tác.
1.3.1.2 . Triển khai và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thiết văn hóa Việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về
văn hóa, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa ở nước ta đã và đang được hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn. Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, kịp thời đề nghị sửa đổi, bổ sung một số văn bản luật đã ban hành để phù hợp với tình hình mới. Bên cạnh đó là hàng loạt các văn bản dưới luật đã được xây dựng, ban hành. Nhờ đó hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về văn hóa từng bước được hồn thiện, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa nói chung, thiết chế văn hóa nói riêng, tích cực bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của nhân dân, tác động sâu rộng đến đời sống văn hóa của đất nước.
Trên cơ sở luật pháp của Đảng và Nhà nước hướng dẫn, chỉ đạo qua các Thông tư, Nghị định, Chỉ thị về cơng tác văn hóa nói chung và thiết chế văn hóa nói riêng, UBND các cấp triển khai thực hiện và lấy đó làm căn cứ để đưa ra các văn bản hướng dẫn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trong đó chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về thiết chế văn hóa, như Quyết định 2563/QĐ - BVHTTDL năm 2015 về nâng cao hiệu quả hoạt động thiết chế văn hóa ở nơng thơn; Quyết định 2164/QĐ- TTg 2013 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến 2030; Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL quy định mẫu tổ chức hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa, khu thể thao thơn; Kế hoạch số 29/KH-UBND, ngày 13/2/2018 của UBND tỉnh về việc đầu tư, quản lý, khai thác và sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tính đến năm 2020….Việc triển khai, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thiết chế văn hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng các thiết văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh.
1.3.1.3.Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động của thiết văn hóa
Việc tổ chức hoạt động ở các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở nhằm đáp ứng được nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đồng thời đáp ứng một phần nhu cầu về sinh hoạt văn hóa và rèn luyện sức khỏe của nhân dân là thực sự cần thiết, vì vậy trong cơng tác quản lý hoạt động thiết chế văn hóa, UBND các cấp cần chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tổ chức các hoạt động cơ bản đảm bảo theo Điều 2 Thông tư Thông tư 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Bộ VHTT&DL quy định tiêu chí của trung tâm văn hóa thể thao quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, cụ thể:
- Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động văn hóa, thể thao gắn với nhu cầu thơng tin, vui chơi, giải trí của người dân;
- Phát động rộng rãi các mơ hình tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp với điều kiện sinh hoạt và nhu cầu của nhân dân.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân tự nguyện, tích cực tham gia hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao; phát huy tính chủ động, sáng tạo và vai trị tự quản của cộng đồng đối với việc giữ gìn, phát triển văn hóa, thể thao của địa phương.
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, hội họp, liên hoan văn hóa, văn nghệ tại nhà văn hóa các cấp; tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, giao lưu thi đấu thể thao giữa các cơ quan, đơn vị, tập trung vào một số mơn như: cầu lơng, bóng bàn... tại nhà thi đấu các cấp.
- Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập các loại hình câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động phù hợp với các tổ chức đồn thể khối và với từng nhóm đối tượng, lứa tuổi, phân bố khung thời gian phục vụ nhân dân phù hợp với đặc điểm từng địa phương.
1.3.1.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ viên chức của thiết chế văn hóa
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về lý luận chính trị, nghiệp vụ chun mơn, kỹ năng nghề cho đội ngũ CBCCVC làm cơng tác văn hóa, thể thao ở các cấp.
- Triển khai thực hiện các hoạt động đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ CBCCVC văn hóa theo kế hoạch đã đề ra. Trong đó chú trọng đào tạo tập trung trình độ văn hóa từ đại học, trình độ lý luận chính trị từ trung cấp đối với đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý văn hóa cấp huyện trở lên; Đối với cán bộ địa phương cần tổ chức các đợt tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ tổ chức, quản lý thiết chế văn hóa. Với đội ngũ cơng chức cấp xã cũng cần được đào tạo nghiệp vụ chun mơn nhằm nâng cao hiệu quả quản lí chung.
- Theo dõi, đơn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện hoạt động bồi dưỡng của đội ngũ CBCCVC từ đó có định hướng cho việc phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa của địa phương.
- Ngoài chế độ được hưởng lương từ ngân sách của Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, bồi dưỡng cho những người tham gia Ban tổ chức, những người có trách nhiệm trong việc quản lý các hoạt động văn hóa. Song song với việc đãi ngộ về vật chất, cần tạo điều kiện cho cán bộ quản lý được tham gia vào các lớp bồi dưỡng để nâng cao hiểu biết về nghiệp vụ.
1.3.1.5. Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh, kiểm tra và thi đua, khen thưởng
Công tác kiểm tra, đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng giúp kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong q trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thiết chế văn hóa của địa phương, để làm tốt công tác này cần:
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng sát với mục đích, yêu cầu của từng hoạt động, từng vị trí cơng việc.
- Thực hiện thường xuyên, liên tục việc kiểm tra, đánh giá để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong q trình thực hiện kế hoạch, đồng thời có cơ sở để bình xét thi đua khen thưởng cho các cá nhân, đơn vị trong việc thực hiện hoạt động thiết chế văn hóa tại đơn vị.
- Sử dụng đa dạng các hình thức đánh giá như quan sát thực tế, trao đổi trực tiếp với các đối tượng tham gia hoạt động thiết chế văn hóa.
- Đổi mới hình thức đánh giá, bình xét, cơng nhận các danh hiệu văn hóa nhằm khơi dậy và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, đẩy mạnh các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong quần chúng nhân dân.
- Đa dạng các hình thức khen thưởng, đồng thời khen thưởng kịp thời cho những người làm tốt cơng tác văn hóa nhằm kích thích lịng nhiệt tình, u nghề và phát huy tinh thần trách nhiệm hơn trong công việc.
1.3.1.6. Thực hiện công tác xã hội hóa trong quản lý thiết chế văn hóa cơ sở
- Định hướng, hỗ trợ, tạo điều kiện để văn hóa tư nhân phát triển: Chúng ta có thể khẳng định chính quyền xã khơng đủ khả năng để phát triển văn hóa cho tồn xã, do ít người, khơng đủ tài chính, thiếu nguồn lực…Vì vậy việc khuyến khích, tạo điều kiện cho các loại hình văn hóa tư nhân phát triển là cần thiết. Đây không chỉ là chủ trương xã hội hóa của Đảng, Chính phủ mà cịn là địi hỏi từ chính thức tiễn của cuộc sống.
- Huy động các doanh nghiệp, thành phần kinh tế tư nhân tham gia phát triển văn hóa cơ sở: Xây dựng đề án văn hóa cụ thể, có sức thuyết phục nhằm đề xuất xin tài trợ về kinh phí và sự đóng góp của các doanh nghiệp, thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn tham gia.
- Khuyến khích người dân, các mạnh thường quân tham gia khởi xướng, tổ chức quản lý, tài trợ các hoạt động văn hóa ở xã: Động viên, khuyến khích, hướng dẫn người dân quản lý và sử dụng tài chính một cách hợp lý, khoa học cho các hoạt động văn hóa tại cơ sở.
Việc xã hội hóa văn hóa là cần thiết và là xu thế tất yếu nhưng để cho xã hội hóa văn hóa đi đúng hướng và đều đặn thì thiết chế văn hóa chính thức phải giữ vai trị chủ đạo, chính thống. Cùng với việc xã hội hóa văn hóa, mở rộng cho các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia sáng tạo văn hóa thì phải tăng cường quản lý và kiểm soát nhằm định hướng cho văn hóa phát triển đúng hướng, giảm thiểu các hoạt động thiếu lành mạnh.