Tổng quan về huyện Quế Sơn và hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Tổng quan về huyện Quế Sơn và hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn

Quảng Nam.

1.2. Tổng quan về huyện Quế Sơn và hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn bàn huyện Quế Sơn

1.2.1. Khái quát về huyện Quế Sơn

1.2.1.1. Điều kiện địa lý, giao thông, cơ sở hạ tầng

Quế Sơn là huyện trung du của tỉnh Quảng Nam. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 257,46 km2, nằm cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 30 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Phía Bắc giáp huyện Duy Xuyên; Phía Nam giáp huyện Hiệp Đức; Phía Đơng giáp huyện Thăng Bình; Phía Tây giáp huyện Nơng Sơn.

Địa hình Quế Sơn có trên 60% diện tích là vùng đồi núi, phía Tây có các dãy núi cao như: Yang - Brai (1.143 m), Bàn Cờ (1.037 m), Hòn Tàu - Đèo Le (953 m)... Vùng đồng bằng nhỏ hẹp ở phía Đơng và xen kẽ giữa các khu vực đồi gị. Nhìn chung, địa hình huyện Quế Sơn phân bố thấp dần từ Tây sang Đơng, trong đó hơn 60% địa hình đồi núi cao, về mùa mưa sẽ gây ra hiện tượng xói mịn đất và thối hóa đất. Cịn lại địa hình gị đồi và đồng bằng, với địa hình này ln được phù sa bồi đắp nên thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp.

Trên địa bàn huyện có 02 hệ thống sơng chính đó là: Sơng Ly Ly và Sơng Bà Rén. Ngồi 02 hệ thống sơng chính trên cịn có nhiều hệ thống sơng, suối nhỏ khác. Có các hệ thống kênh kéo dài: Kênh Phú Ninh; Kênh Hồ Việt An…; có các hồ chứa nước như hồ: Suối Tiên, Cây Thông, Hố Giang, An Long, Hố Giếng, Đập Vũng Tôm, Suối Tiên, đập Đá Chồng-Quế Xuân 2,… các hồ chứa này có dung tích và quy mơ chứa từ: 0,3-6,5 triệu m3 và các hồ này phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn huyện.

Hệ thống giao thông: Đường Quốc lộ 1A, chạy qua địa bàn huyện có chiều dài là 8,5km qua địa phận các xã: Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, Quế Phú, Hương An. Đường ĐT chạy qua địa bàn huyện có 02 tuyến: ĐT 611A và ĐT 611B, có tổng chiều dài tuyến 37,5 km, trong đó: có 22km bê tông nhựa và 15,5km thâm nhập nhựa. Đường ĐH: tồn huyện có 18 tuyến ĐH, với tổng chiều dài: 119,29 km. Đường ĐX và đường nội thị: có 65 tuyến, với tổng chiều dài: 113,3km. Đường Dân sinh (thơn, xóm) có tổng chiều dài: 393,66 km. Giao thơng thuận lợi đã góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

So với nhiều năm trước đây, cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện Quế Sơn đã có sự cải thiện đáng kể, 100% xã phường thị trấn của huyện được sử dụng điện lưới quốc gia, đường trải nhựa, bê tông, đường cấp phối đá dăm đã đến được các xã, vùng sâu vùng xa của huyện, mạng lưới thông tin liên lạc cũng được triển khai lắp đặt trên hầu hết các xã, thị trấn của huyện, góp phần cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

1.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Tồn huyện có 13 đơn vị hành chính, bao gồm các xã: Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, Quế Phú, Hương An, Quế Mỹ (sáp nhập từ xã Quế Cường và Phú Thọ năm 2020), Quế Thuận, Quế Hiệp, Quế Châu, Quế Minh, Quế An, Quế Long, Quế Phong và thị trấn Đông Phú.

Theo số liệu điều tra của Chi Cục Thống kê huyện Quế Sơn, dân số huyện Quế Sơn năm 2019 là 81.186 người.Trong đó, khu vực nơng thơn có 73.623 người, chiếm 90,68%, khu vực thành thị có 7.563 người chiếm 9,32%. Mật độ dân số chung toàn huyện là 315 người/km2 (cao nhất là xã Quế Xuân 1 với 948 người/km2, thấp nhất là xã Quế Hiệp với 99 người/km2). Dân số là nữ có 42.123 người, chiếm khoảng 51,88%, số dân là nam có 39.063 người, chiếm khoảng 48,12%.

Tổng giá trị sản xuất năm 2019 (theo so sánh năm 2010) ước đạt 5.117,116 tỷ đồng tăng 12,81% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó Nơng lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 755,066 tỷ đồng tăng 2,90% so với năm 2018; Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp- Xây dựng ước đạt 2.382,00 tỷ đồng tăng 17,92 % so với năm 2018; Thương mại dịch vụ ước đạt 1.980,05 tỷ đồng tăng 11,24% so với cùng kỳ năm trước.

Huyện hiện có 13 trường tiểu học,13 trường trung học cơ sở và 3 trường trung học phổ thông là Trung học phổ thông Quế Sơn,Trung học phổ thông Trần Đại Nghĩa,Phổ thông trung học Nguyễn Văn Cừ. Chế độ chính sách, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể.

Bên cạnh đó huyện Quế Sơn hiện nay cịn có các thắng cảnh đã và đang kêu gọi thu hút đầu tư như: Khu du lịch sinh thái Suối Tiên (Quế Hiệp), Khu du lịch sinh thái Suối Nước Mát-Đèo Le (Quế Long), Hồ Giang (Quế Long), Vũng nước nóng Bàn Thạch (Quế Phong). Đến nay đã có một nhà đầu tư vào đầu tư Khu du lịch sinh thái Suối Nước Mát-Đèo Le. Có các khu di tích lịch sử: Tượng đài chiến thắng Cấm Dơi, Đền Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ huyện…, bình quân hằng năm lượng khách đến tham quan các điểm du lịch trên địa bàn huyện ước khoảng 05-07 ngàn lượt người.

1.2.2. Hệ thống thiết chế văn hóa ở huyện Quế Sơn

Hiện nay, nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần của người dân huyện Quế Sơn nói riêng và người dân của toàn tỉnh Quảng Nam nói chung khá phong phú, đa dạng. Do vậy, để tổ chức các hoạt động đáp ứng nhu cầu của họ đòi hỏi phải có các thiết chế văn hóa tương ứng. Cùng với đó là sự quan tâm của chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đồn thể, ngành văn hóa thể thao và du lịch trong việc tổ chức các hoạt động. Tổng quan về hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao huyện Quế Sơn có những điểm như sau:

1.2.2.1. Về cơ sở vật chất

- Bảo tồn, bảo tàng

Trên địa bàn huyện có 27 di tích lịch sử văn hố, danh lam thắng cảnh được xếp hạng và có quyết định bảo vệ (trong đó có 02 di tích cấp quốc gia); 01 lễ hội truyền thống (lễ hội Khai Sơn - xã Quế Hiệp). Thông qua nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ, ngân sách huyện và vận động xã hội hóa, cơng tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa đạt được những kết quả nhất định.

Hoạt động trưng bày các hiện vật, di vật phục vụ nhu cầu giáo dục, học tập và giải trí bước đầu được quan tâm. Hiện nay, huyện có một phịng trưng bày diện tích là 24 m2 với 304 tài liệu, hiện vật.

- Trung tâm văn hóa - thể thao

Tồn huyện có 1 trung tâm VH-TT được đặt tại trung tâm thị trấn Hương An, đóng vai trị là trung tâm giải trí đa chức năng do một giám đốc phụ trách và có một số ban chức năng chuyên biệt trong trung tâm.

Trung tâm VH-TT huyện thực hiện chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền địa phương, phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường

lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của địa phương; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm cơng tác văn hóa, thơng tin, thể thao và du lịch ở cơ sở; tổ chức cung ứng dịch vụ công; đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch và tiếp nhận thơng tin, nâng cao dân trí, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn.

Thiết chế trung tâm VH-TT huyện được huyện đầu tư xây dựng từ năm 1986, có 01 hội trường lớn với sức chứa 500 người. Trong thời kỳ kinh tế, xã hội cịn nhiều khó khăn, huyện đã quan tâm đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa cấp huyện và đây được đánh giá là một cơng trình có kiến trúc và vị trí đẹp của huyện. Cơng trình đã phát huy chức năng, vai trị của một hệ thống thiết chế cấp huyện, là nơi diễn ra nhiều sự kiện chính trị, sự kiện văn hóa quan trọng của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện. Qua quá trình sử dụng, cơng trình đã nhiều lần được nâng cấp, sửa chữa.

- Nhà văn hóa

NVH là một trung tâm văn hóa lớn nhất của xã, ở đó diễn ra các hoạt động văn hóa cấp xã như biểu diễn văn nghệ, mít tinh, hội họp, mở các khóa huấn luyện cho thanh thiếu niên, thi đố pháp luật, triển lãm, hội chợ mini và các hoạt động thể thao trong nhà.

Một số NVH trên địa bàn huyện đã trang bị được hệ thống âm thanh, bàn ghế, phơng màn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt chính trị, văn hóa của cộng đồng dân cư; góp phần quan trọng vào công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến tận người dân.

Hệ thống NVH xã được đầu tư xây dựng từ những năm 1990, hầu hết chung với trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn của huyện. Trong nhiều năm qua có nhiều chương trình, đề án đầu tư trang thiết bị hoạt động cho hệ thống này. Đến năm 2020, tồn huyện có 105/107 NVH (nhà

sinh hoạt nhân dân) ở các thơn, tổ dân phố; bao gồm nhà văn hóa được xây mới và các NVH tận dụng các thiết chế khác như trường học, hợp tác xã…Cơ bản trong những năm qua, hệ thống nhà văn hóa xã đã phát huy hiệu quả trong tổ chức phục vụ nhiệm vụ chính trị, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho nhân dân địa phương.

Đối với thiết chế NVH thôn, tổ dân phố được đầu tư xây dựng cùng với việc tổ chức phát động phong trào xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa. Hệ thống thiết chế này được sự hỗ trợ một phần của ngân sách nhà nước, còn lại hầu hết huy động nguồn lực xã hội hóa và nhân dân đóng góp. Có nhiều thơn, tổ dân phố huy động được nguồn lực kinh phí lớn, xây dựng NVH thơn khang trang, sạch, đẹp. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thôn mới, hệ thống TCVH cơ sở trên toàn huyện đang được thành phố, huyện và các xã quan tâm đầu tư xây dựng để đạt chuẩn nông thôn mới. Nhiều NVH xã được đầu tư xây mới, tách khỏi Ủy ban nhân dân xã; NVH, khu thể thao thôn đang dần được xây mới, cải tạo. Tuy nhiên, việc đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị, tổ chức các hoạt động tại hệ thống thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở đang gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các trang thiết bị hoạt động lạc hậu thô sơ, lạc hậu. Việc khai thác, tổ chức các hoạt động tại hệ thống thiết chế còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa thu hút nhân dân tham gia. Đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu về trình độ chun mơn. Tỷ lệ người dân tham gia thường xuyên trực tiếp vào các hoạt động cộng đồng tại thiết chế nhà văn hóa là rất nhỏ địi hỏi phải có những biện pháp quản lý kịp thời để nâng cao chất lượng hoạt động của thiết chế văn hóa này ở địa phương.

- Đài truyền thanh

Mỗi xã có 1 đến 2 hệ thống truyền thanh nội bộ, mỗi hệ thống này có một văn phịng trung tâm phát thanh và các loa phóng thanh hữu tuyến đặt rải tác khắp xã (thường là ngã ba, ngã tư, gần chợ). Tại trung tâm phát thanh có

máy catsettee, hệ thống tăng âm, miccro. Hàng ngày đài truyền thanh làm việc 2 lần vào lúc 6h sáng và 5h chiều. Chuyên viên văn hóa phụ trách đài truyền thanh đọc tin tức trong nước, tin tức của huyện, xã cho bà con nghe. Các thông báo mới liên quan đến xã như hội họp, tiêm chủng, nghĩa vụ quân sự được thông báo cho bà con qua hệ thống loa truyền thanh này, kèm theo các bản tin thời sự, ca nhạc, văn nghệ không chuyên của xã.

Hiện nay trong tổng số 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện có 25 phịng truyền thanh được trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên dùng cho công tác, tuy đa phần các thiết bị đã lạc hậu, nhiều nơi vẫn dùng máy catsettee thay vì dùng đầu đĩa CD, MP3.

- Thư viện

Mỗi xã có một thư viện cấp xã, thư viện này không quy định cụ thể là đặt ở đâu, tùy hoàn cảnh mỗi xã có thể đặt trong nhà văn hóa, tại một phịng trong khn viên UBND xã, phòng truyền thống hoặc tại văn phịng ban chủ nhiệm văn hóa xã. Sách trong thư viện xã chủ yếu là sách về pháp luật, nông nghiệp và một số truyện tranh, thư viện do chun viên văn hóa hoặc cán bộ đồn thanh niên quản lý.

Hiện nay, hoạt động thư viện trên địa bàn huyện Quế Sơn đã đáp ứng được một phần nhu cầu đọc sách báo của người dân ở trung tâm huyện. Số tài liệu của thư viện huyện có 25.401 bản; số lượt tài liệu luân chuyển năm 2019 đạt 24.896 lượt, số lượt bạn đọc là 7.206 lượt. Hàng năm, thư viện huyện, xã thu hút một lượng bạn đọc khá đông nhưng chưa ổn định.

- Bưu điện văn hóa

Hiện nay trên địa bàn huyện Quế Sơn 100% xã, thị trấn có bưu điện văn hóa. Đây là một loại hình kết hợp cùng lúc hai chức năng là bưu cục và điểm văn hóa. Sáng kiến này là của ngành bưu điện áp dụng cho các xã trên phạm vi toàn quốc. Các bưu điện văn hóa có cấu trúc, kiểu dáng tương đồng

nhau, bảng hiệu treo cũng cùng một kiểu quy định. Bên trong mỗi bưu cục văn hóa này có hai phần, một phần là quầy nghiệp vụ bưu cục để giao nhận thư, tiền và các giao dịch khác, phần cịn lại dành cho văn hóa gồm có tủ sách, giá để báo, tạp chí các loại và bảng tin văn hóa của xã, nhân dân địa phương và khách đến bưu điện được tự do sử dụng sách báo không mất tiền.

- Câu lạc bộ đội nhóm

Trên địa bàn huyện Quế Sơn hiện nay có rất nhiều các câu lạc bộ tại các thôn, xã, phường, thị trấn. Trong tổng số 18 xã có 235 CLB đội nhóm khác nhau được nhiều người dân tham gia hưởng ứng. Các câu lạc bộ đội nhóm do người dân lập ra, hoạt động theo phương thức tự nguyện, tự quản và có sự định hướng của chính quyền, chi bộ Đảng cơ sở. Đặc điểm chung của các câu lạc bộ đội nhóm này là do dân tự lập ra, có cơ chế hoạt động linh hoạt, chế độ sinh hoạt mềm dẻo theo từng kỳ, từng phong trào, có những CLB hoạt động thường xuyên như CLB gia đình hạnh phúc, CLB dưỡng sinh, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ…cũng có các CLB chỉ hoạt động khi có nhu cầu trong các đợt lễ hội, hội thi như CLB Pháp luật, CLB múa quạt, CLB bóng bàn, CLB bóng chuyền, CLB đờn ca tài tử, hội khuyến học, hội cơ vua, cờ tướng, CLB cây cảnh…

Kinh phí hoạt động của các CLB thường là do các đội viên trong nhóm tự đóng góp gọi là hội phí, một số CLB thành lập ra nhằm mục đích cho các dịp lễ hội, hội thi được xã hỗ trợ kinh phí nhưng khơng nhiều, chủ yếu hỗ trợ giải thưởng dưới nhiều hình thức khác nhau tiền mặt hoặc quà lưu niệm…Do là tổ chức tự phát nên tính bền vững của các CLB không cao, thường chỉ rầm rộ trong thời gian đầu sau đó giải tán bởi nhiều lý do như khơng có kinh phí, thiếu người lãnh đạo, khơng có chương trình hoạt động...

Mặc dù tính bền vững ở một số CLB đội nhóm chưa cao nhưng nhìn chung có thể khẳng định đây vẫn là một trong những thế mạnh của văn hóa

xã. Góp phần làm gia tăng sự tham gia của cộng đồng nhân dân trong chiến lược phát triển văn hóa xã hội, xây dựng đời sống tinh thần cho người dân.

- Thiết chế thể dục thể thao

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)