Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động nghiệp vụ của thiết chế văn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 62 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý thiết chế văn hóa ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

2.2.3. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động nghiệp vụ của thiết chế văn

động, cũng như các công văn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ VHTT&DL. UBND huyện cũng đã có những văn bản chỉ đạo kịp thời để hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản trên đến các UBND xã, thị trấn trong huyện; đồng thời ban hành một số văn bản pháp luật nhằm quản lý có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn. Những văn bản chỉ đạo của Huyện, là cơ sở để UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện tốt các hoạt động xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao tại đơn vị”

[Nguồn: tác giả phỏng vấn trực tiếp tại cơ sở]

2.2.3. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động nghiệp vụ của thiết chế văn hóa văn hóa

Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND tỉnh, các kế hoạch, hướng dẫn chuyên môn của Sở Văn hóa và Thể thao, hàng năm, Phịng VHTThuyện tham mưu giúp UBND huyện ban hành các kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh và huyện; tổ chức thực hiện các hoạt động về lĩnh vực văn hóa, thể thao, gia đình; thơng tin tuyên truyền về bảo tồn di sản văn hóa, di tích, thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội trên địa bàn huyện. Cụ thể, hàng năm UBND huyện đã chỉ đạo Phịng Văn hóa và Thơng tin, Trung tâm Văn hóa - Thơng tin chủ động bám sát thực tế xây dựng các kế hoạch hoạt động và triển khai tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm như 30/4, 1/5, ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2, ngày quốc khánh 2/9…; Các hoạt động tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; Liên hoan văn nghệ quần chúng mừng Đảng mừng xuân giữa các

làng văn hóa của các xã về đích Nơng thơn mới và các làng, thơn, tổ dân phố văn hóa trên địa bàn huyện; Các hội thi tìm hiểu pháp luật; Các hội diễn văn nghệ quần chúng; Liên hoan Ca-Múa-Nhạc dân tộc và dòng âm nhạc dân gian đương đại xã, phường, thị trấn…vv.

Với một loạt các kế hoạch hoạt động hàng năm, được ban hành từ huyện đến các xã, thị trấn thông qua hệ thống các cơ quan chuyên môn là trung tâm văn hóa - thơng tin, Trung tâm thể dục thể thao đã hướng dẫn cho cán bộ cơng chức văn hóa xã, thị trấn triển khai tổ chức các hoạt động cụ thể từ Trung tâm văn hóa thị trấn đến Nhà văn hóa xã, thơn, làng, tổ dân phố, đảm bảo đầy đủ kịp thời theo các nội dung đã đặt ra, tạo khơng khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân trong mỗi dịp Lễ tết của địa phương, các hội truyền thống hay trong các dịp sinh hoạt văn hóa văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn...

Việc xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động được thực hiện một cách đồng bộ từ huyện đến cơ sở, hàng năm UBND huyện căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, kế hoạch của Sở Văn hóa và Thể thao để chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thơng tin, Trung tâm văn hóa - thơng tin, Trung tâm TDTT chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết các nhiệm vụ cụ thể của ngành về các hội thi, hội diễn, liên hoan... Đồng thời triển khai đến các xã, thị trấn, sau khi có kế hoạch của huyện cán bộ cơng chức văn hóa báo cáo lãnh đạo UBND xã, thị trấn để triển khai thực hiện trên toàn địa bàn dân cư nhằm xây dựng các phong trào hoạt động tại các nhà văn hóa - thể thao trên địa bàn.

Với hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao tương đối rộng khắp từ huyện đến xã, thôn, thời gian qua, hoạt động của hệ thống thiết chế đã và đang tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn dân cư, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, thể thao của các tầng lớp nhân dân; đồng thời, làm nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và địa phương, trong đó có cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Điều này thể hiện qua các nội dung cụ thể như sau:

2.2.3.1 Chỉ đạo hướng dẫn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ

Hàng năm, Phòng VHTT huyện tiến hành xây dựng các kế hoạch hoạt động và chỉ đạo UBND các xã, thị trấn triển khai tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như tết Nguyên Đán, lễ 2/9, 30/4 và 1/5, 22/12, 27/7, Tết Trung thu… Căn cứ vào các ngày lễ lớn này để các cơ quan quản lý văn hóa huyện, xã có kế hoạch hỗ trợ cho các xã, thị trấn gắn hoạt động văn hóa vào hoạt động lễ hội được tốt hơn. Trong các hội diễn văn nghệ, mới nhiều xã đều có các đội văn nghệ riêng, một số chỉ thành lập đội văn nghệ khi có chương trình hoạt động, biểu diễn. Số lượng dân tham gia các đội văn nghệ cũng không nhiều, mỗi đội thường chỉ từ 10 - 15 người, chủ yếu là người dân trong làng, xã, yêu thích văn nghệ, có năng khiếu tập hợp lại với nhau dưới sự dẫn dắt của Ban chi hội phụ nữ thôn, xã và Ban văn hóa xã. Hầu hết các chương trình văn nghệ được tổ chức tại NVH xã, thị trấn, một số chương trình lớn như hội thi văn nghệ quần chúng giao lưu giữa các xã thì được tổ chức ở sân khấu ngoài trời do nhân dân tự xây dựng trên các sân bãi thuộc quy hoạch của NVH - thể thao xã. Sự đa dạng, phong phú của các hoạt động văn hóa văn nghệ đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và tạo khơng khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân.

Được hỏi về việc tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn, ông Nguyễn Hữu Sơn - Chủ tịch UBND xã Quế Xuân 2 cho biết: “Bám sát chỉ đạo của Phòng VHTT, Trung tâm VH- TT huyện, UBND xã chỉ đạo ban văn hóa xã tổ chức triển khai các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong các dịp lễ tết, các hội nghị, mitting hay ngày hội tuyển quân. Các đội văn nghệ không chuyên được thành lập nhằm phục vụ cho các nhu cầu hoạt động văn hóa của thơn, xã, kinh phí để các đội văn nghệ này duy trì hoạt động là từ nguồn đóng góp của các thành viên trong đội và nguồn ủng hộ của nhân dân trong thôn, xã. Các hoạt động văn nghệ không diễn ra

thường xuyên do vậy việc tổ chức các đội nhóm văn nghệ cũng chưa ổn định, chủ yếu khi cần mới tập hợp và các thành viên tham gia thay đổi khác nhau ở mỗi lần tổ chức. Một số hội thi văn nghệ giao lưu giữa các xã cũng đã được nhân dân tham gia ủng hộ và thực hiện khá hiệu quả” [Nguồn: tác giả phỏng

vấn trực tiếp tại cơ sở].

Ngoài ra, lễ hội Khai Sơn, làng Nghi Sơn, xã Quế Hiệp vào ngày 8 tháng Giêng là một trong những lễ hội lớn được tổ chức hàng năm nhằm tri ân các vị tiền hiền, hậu hiền đã có cơng khai sơn phá thạch, gây dựng cơ đồ, đồng thời thể hiện niềm xót thương những người khơng may tử nạn tại chốn núi rừng. Lễ hội được tổ chức trong 2 - 3 ngày. Phần lễ bao gồm lễ rước ngai kiệu, tế lễ, dâng hương... Phần hội bao gồm các hoạt động văn hóa - thể thao và tổ chức các trò vui như: hát bài chòi, hát bả trạo, đua ghe, chọi gà, ẩm thực chợ quê…thu hút được hàng nghìn du khách thập phương và bà con nhân dân địa phương đến tham dự.

Ngồi ra, huyện Quế Sơn cịn tổ chức liên hoan nghệ thuật Tuồng - Dân ca định kỳ 2 năm một lần, đây là loại hình văn hóa văn nghệ nổi bật của huyện. Với 12 câu lạc bộ và nhiều tác phẩm Tuồng, tiểu phẩm dân ca được các câu lạc bộ dàn dựng hết sức cơng phu và có tính nghệ thuật cao. Trong đó, có những vở tuồng cổ như “Trưng Vương đề cờ”, “Nhứt Điện-Nhị Điện”, “Hận Nam Quan”, “Bát cơm chan lệ”... hoặc có những tiểu phẩm dân ca mang đậm hơi thở cuộc sống làng q hơm nay như “Vịng tay” của xã Quế Thuận; “Lòng già yêu nước” của xã Quế Hiệp, “Con đường làng” của Quế Phong ... Các thành viên nòng cốt trong các câu lạc bộ Tuồng - Dân ca này là các cụ ông, cụ bà đã nhiều tuổi, có đam mê với nghệ thuật tuồng, họ tự sáng tác và biểu diễn, những tác phẩm của họ được đông đảo bà con hưởng ứng. Đến thăm Câu lạc bộ Tuồng - Dân ca thôn Thương Nghiệp - xã Quế Phú, chúng tôi gặp gỡ và trao đổi với các nghệ nhân Phan Thị Khai, Huỳnh Thị

Tuyền, Phan Thị Nhàn, Hà Thị Niệm, Lê Thị Thân…về việc tổ chức các hoạt động nghệ thuật quần chúng tại địa phương. Bà Phan Thị Khai - đại diện Câu lạc bộ cho biết: “Cứ mỗi lần Huyện tổ chức chương trình liên hoan nghệ thuật Tuồng, Chèo là lãnh đạo xã lại đến động viên, khuyến khích chúng tơi tham gia. Mặc dù hầu hết chúng tôi đều đã cao tuổi, có cụ đã 80 tuổi rồi những chúng tôi vẫn háo hức, phấn khởi tham gia, vì mỗi dịp như vậy chúng tơi như được sống lại những kỷ niệm và thấy mình như trẻ ra. Rất cảm ơn lãnh đạo Huyện ủy, UBND xã đã tạo điều kiện để người dân chúng tơi được hưởng thụ văn hóa và duy trì những nét văn hóa truyền thống cho con cháu đời sau”[Nguồn: tác giả phỏng vấn trực tiếp tại cơ sở].

Trao đổi thêm về cơng tác tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật tại địa phương, anh Nguyễn Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Văn hoá huyện Quế Sơn cho biết: “Nhiều năm nay, mặc dù điều kiện vật chất cịn

nhiều khó khăn, cũng như đứng trước thách thức của những dòng nhạc mới, nhưng các câu lạc bộ Tuồng - Dân ca của các xã vẫn duy trì, hoạt động đều đặn. Cứ mỗi dịp lễ hội, ngày tết, ở bất cứ làng quê nào của Quế Sơn cũng diễn ra những âm thanh giục giã của trống chầu và những lời ca ngọt ngào, lắng đọng của Tuồng - Dân ca. Bao nhiêu năm nay, chúng tôi giữ lửa cho nghệ thuật truyền thống bằng cách để cho Tuồng - Dân ca đi sâu vào đời sống người dân như thế...” [Nguồn: tác giả phỏng vấn trực tiếp tại cơ sở].

Bên cạnh các hoạt động văn nghệ, lễ hội, Phòng VHTT huyện cũng tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa khác như hội chợ, triển lãm nhằm quảng cáo sản phẩm và hình ảnh quê hương. Các hội chợ thường xen lẫn giữa việc quảng cáo, bán hàng với các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ, tuy nhiên thời gian gần đây các tệ nạn bài bạc, nhậu nhẹt, đánh nhau gây rối trật tự công cộng đã diễn ra tại các hội chợ, do vậy các xã đã có chủ trương hạn chế hình thức hoạt động văn hóa này. Trao đổi với chúng tôi về

vấn đề này, ông Nguyễn Hiền - Chủ tịch UBND xã Quế Châu cho biết:

“Trước đây xã thường kết hợp với các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài xã tổ chức các hội chợ quảng bá và bán hàng. Tại hội chợ nhiều sản phẩm đặc sắc được trưng bày phục vụ bà con tham quan, mua sắm. Bên cạnh đó các hoạt động vui chơi, giải trí, ăn uống cũng được tổ chức trong hội chợ thu hút đông đảo bà con trong xã và các xã lân cận đến tham gia. Địa điểm tổ chức hội chợ thường là tại sân NVH xã hoặc một số lần tổ chức tại sân bóng của xã do số lượng gian hàng tham gia tại hội chợ nhiều, quy mô NVH khơng đủ chỗ. Có thể nói hội chợ là một trong những hoạt động văn hóa được nhân dân yêu thích, đồng thời cũng mang lại nguồn thu cho xã nhưng những năm gần đây tốc độ đô thị hóa nhanh đã kéo theo những tệ nạn, hoạt động hội chợ khó được kiểm sốt do có những thành phần thanh niên thường xuyên gây rối, tổ chức đánh bài, nhậu nhẹt, đánh nhau gây rối trật tự an tồn xã hội. Vì vậy xã đã hạn chế tổ chức hoạt động hội chợ, đến nay mỗi năm chỉ tổ chức một lần với quy mô nhỏ và được tổ chức tại sân NVH xã để đảm bảo công tác giám sát, kiểm tra và an ninh trật tự địa phương” [Nguồn: tác giả phỏng vấn

trực tiếp tại cơ sở].

Trao đổi thêm với cán bộ văn hóa xã Quế Phú, ơng Đinh Xn Phú cho biết: “Loại hình văn hóa hội chợ thường diễn ra trong 5 - 7 ngày, có vui những cũng rất ồn ào, làm xáo trộn đời sống nhân dân. Trẻ em và thanh thiếu niên thường bị cuốn vào những trị chơi giải trí như ném phi tiêu, đập nồi, bắn súng mất tiền. Mỗi khi có hội chợ thường kéo theo các dịch vụ ăn uống dã chiến, các loại hình cờ bạc và xuất hiện cả các thành phần ăn xin, thanh niên càn quấy, trộm cắp…gây khó khăn cho các lực lượng công an và dân phòng trong việc giữ trật tự an ninh xã hội. Sau mỗi lần tổ chức hội chợ môi trường cũng bị ảnh hưởng do rác thải, nước thải từ hội chợ để lại” [Nguồn:

Như vậy có thể thấy bên cạnh các hoạt động văn hóa mang lại những

lợi ích thiết thực cho người dân thì vẫn cịn tồn tại một số loại hình văn hóa như hội chợ tư nhân chưa được kiểm soát tốt đã gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Cần phải có các biện pháp quản lý chặt chẽ việc tổ chức các loại hình văn hóa trên để đảm bảo tính an tồn và hợp pháp trong hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

2.2.3.2 Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động thể dục - thể thao

Trong các hoạt động của thiết chế văn hóa - thể thao, hoạt động thể dục thể thao luôn được các cơ quan quản lý văn hóa quan tâm phát triển. Hàng năm UBND huyện chỉ đạo Phòng VHTT, Trung tâm VH-TT tổ chức Đại hội thể dục thể thao và Hội thao quốc phòng với nhiều mơn thi đấu thu hút hàng nghìn người tham gia; Cử vận động viên tham gia giải cầu lông các câu lạc bộ trong tỉnh; Tổ chức các giải bóng đá, bóng chuyền; đồng thời phát động tồn dân tập luyện môn bơi lội, phòng chống đuối nước. Bên cạnh đó, Phịng VHTT cũng hướng dẫn, chỉ đạo UBND các xã trên địa bàn thành lập các đội thi tham gia các giải thi đấu do Huyện tổ chức, tự tổ chức các hội thi thể thao cấp xã góp phần nâng cao sức khỏe và thể lực cho người dân.

Trao đổi về vấn đề này, Ông Lê Quang Tiên Sơn - Trưởng phòng VHTT huyện Quế Sơn cũng cho biết: “Hiện nay trên địa bàn huyện đã hình

thành nhiều loại hình tổ chức thể dục thể thao quần chúng. Các tổ chức xã hội về thể dục thể thao phát triển đa dạng về hình thức tổ chức, phong phú về nội dung hoạt động. Các loại hình câu lạc bộ thể dục thể thao theo sở thích như xe đạp người cao tuổi, thể dục dưỡng sinh, võ, vật, cầu lơng, bóng bàn, quần vợt… được thành lập rộng khắp, ở các thôn, làng, trường học, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang… hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự đảm bảo kinh phí hoạt động. Huyện đang đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa trong các hoạt động TDTT nhằm tăng cường nguồn lực đầu tư

xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động TDTT của dân cư trên địa bàn” [Nguồn: tác giả phỏng vấn trực tiếp tại cơ sở].

2.2.3.3 Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động phổ biến giáo dục, pháp luật thơng qua các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở

Việc phổ biến, giáo dục pháp luật được lồng ghép với các hoạt động chun mơn như biểu diễn các chương trình nghệ thuật có nội dung liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)