7. Kết cấu của luận văn
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết chế văn hóa
3.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức
Để xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa nơng thơn mới khơng thể khơng kể đến vai trị của hệ thống TCVH cơ sở. Đó là hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị đảm bảo cho các hoạt động văn hóa tại cơ sở có thể diễn ra, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của người dân. Tuy nhiên cho đến nay, một bộ phận người dân ở nhiều địa phương vẫn chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hệ thống TCVH. Vẫn còn nhiều người cho rằng văn hóa cơ sở chỉ là cấp thừa hành, cán bộ văn hóa chỉ là người “cờ, đèn, kèn, trống”. Bản thân cán bộ văn hóa ở các cơ sở cũng xem cơng việc mình đảm nhiệm chỉ là cơng việc phụ. Chính vì điều này mà trong nhiều năm qua công tác quản lý và đầu tư cho TCVH tại các xã vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Việc thay đổi tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, nhận thức của người dân địa phương trong việc xác định vai trò của TCVH cơ sở là một trong những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn hiện nay. Để giải quyết được những hạn chế trên đây, bên cạnh nhiệm vụ thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về xây dựng và phát triển hệ thống TCVH cơ sở, các cấp ủy Đảng, chính quyền tại địa phương cũng cần quán triệt sâu sắc tư tưởng và thực hiện đồng thời các nội dung sau:
Cần xác định TCVH cấp cơ sở là mục tiêu và động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Việc xác định vị trí, vai trị của hệ thống TCVH cơ sở không nên chỉ dừng lại ở nghị quyết, kế hoạch mà cần biến thành hành động
thực tế. Bản thân cán bộ làm cơng tác văn hóa cũng cần thay đổi tư duy của chính mình để xác định vai trị quan trọng của TCVH cơ sở, từ đó có những định hướng chỉ đạo, điều hành thích hợp. Ngành VHTT cần phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của TCVH và quản lý TCVH trong sự nghiệp phát triển văn hóa - xã hội cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa từ cấp tỉnh, huyện đến cấp xã, thơn.
Về phía người dân: Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân. Người dân cần biết được sự cần thiết, hữu ích, giá trị thực tế của hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT bởi những hoạt động này khơng chỉ góp phần quan trọng trong việc cân bằng với những hoạt động mưu sinh, lo toan trong cuộc sống hàng ngày, mà cịn thơng qua những hoạt động văn hóa làm cho mọi người đồng cảm, hiểu biết và chia sẻ lẫn nhau. Bên cạnh đó, các TCVH tiêu biểu như nhà văn hóa, trung tâm thể thao còn là cầu nối, phát triển năng khiếu của các bạn thiếu nhi, các hạt nhân văn hóa văn nghệ, TDTT tại các địa phương. Mặt khác người dân cũng cần phải nhận thức được rằng Nhà nước, các cơ quan quản lý hay cơ quan chuyên môn chỉ là đơn vị kiến tạo tổ chức hoạt động, nhân dân phải phát huy tính tự giác và vai trị của mình trong việc góp cơng sức tài năng, vật chất để mình thực sự trở thành chủ thể các hoạt động, tránh tâm lý ỷ lại cho Nhà nước cho chính quyền địa phương coi như đó là trách nhiệm của các cơ quan đó phải làm nhân dân chỉ việc chứng kiến và thụ hưởng một chiều.
Việc nâng cao nhận thức cho người dân về mục đích, ý nghĩa, lợi ích của hoạt động văn hóa, TDTT tại trung tâm văn hóa, nhà văn hóa là rất quan trọng, nếu người dân có nhận thức đúng, cùng với sự quan tâm tạo điều kiện của nhà nước thì hiệu quả của hoạt động này sẽ ngày càng nâng cao, tạo được sức lan tỏa trong cộng đồng. Do đó cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền
sâu rộng về các văn bản quy định về công tác quản lý và tổ chức các hoạt động của thiết chế văn hóa... Chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ những giá trị của thiết chế văn hóa, trân trọng và tích cực chủ động phát huy các giá trị đó trong đời sống cộng đồng hiện nay. Đặc biệt, công tác tuyên truyền phải thực hiện thường xuyên và phải làm nổi bật được trọng tâm cả chiều rộng và chiều sâu trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong và ngoài địa phương. Các bộ phận chun mơn của Phịng VHTT hợp tác với các cơ quan chức năng tập hợp các văn bản quy phạm pháp quy của Đảng, Chính phủ, của tỉnh và địa phương về TCVH để cung cấp cho các xã, thị trấn nắm bắt và phổ biến đến nhân dân ở từng cơ sở cùng triển khai thực hiện. Gắn các tiêu chí bảo vệ mơi trường, khuôn viên tại các NVH, trung tâm VH-TT vào cuộc vận động tiêu chuẩn cơng nhận xã, phường văn hóa, gia đình văn hóa cũng như trong việc phát động xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, cần quan tâm tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng phịng ngừa những hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội khác khi tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội. Thường xuyên nêu các gương người tốt, việc tốt trong việc tham gia tổ chức và quản lý thiết chế văn hóa, đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên hệ thống đài phát thanh của huyện, của xã.
Công tác quản lý TCVH trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam có đạt hiệu quả hay khơng phần lớn là phụ thuộc vào nhận thức của người dân trong việc quản lý và tổ chức các hoạt động TCVH ở cơ sở. Chính vì vậy ngành văn hóa cần quan tâm tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội - đoàn thể và nhân dân về xây dựng và phát triển TCVH là trách nhiệm của mỗi người dân.