Đánh giá về cơng tác quản lý thiết chế văn hóa ở huyện Quế Sơn, tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 80)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá về cơng tác quản lý thiết chế văn hóa ở huyện Quế Sơn, tỉnh

Quảng Nam

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua được sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Nam, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quế Sơn đã chỉ đạo Phòng VHTT huyện kịp thời tham mưu triển khai thực hiện đúng, đủ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác văn hóa, thể thao và gia đình, trong đó có cơng tác quản lý hệ thống TCVH tại cơ sở. Huyện đã tập trung các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống Trung tâm VH-TT, NVH trong toàn huyện ngày một hồn thiện hơn, cơng tác quản lý cũng được chú trọng nâng cao, với những kết quả nổi bật trên từng lĩnh vực cụ thể:

- Việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống TCVH đã được các cấp lãnh đạo huyện, xã, thị trấn chủ động thực hiện nghiêm túc, kịp thời, bám sát các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ và phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng vùng. Căn cứ vào đề án nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa thể thao nông thôn do Bộ VHTT&DL ban hành, đồng thời căn cứ vào quỹ đất hiện có, chỉ tiêu ngân sách nhà nước cấp của từng xã, thị trấn, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng VHTT xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống trung tâm VH-TT, NVH trên địa bàn huyện. Kết quả đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện hoàn thiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới, trong đó có quy hoạch xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa thơn, xã. 100% các xã, thị trấn có NVH, trung tâm VH -TT, khu thể thao; Nhiều NVH được xây dựng mới khang trang, sạch đẹp, được đầu tư trang thiết bị chuyên dùng hiện đại; một số NVH xuống cấp được duy tu, sửa chữa đáp ứng được phần lớn nhu cầu cho các hoạt động VH-TT của nhân dân.

- Việc ban hành, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính trong hoạt động quản lý nhà nước về TCVH cũng đã được Huyện thực hiện một cách cụ thể hóa, nghiêm túc, thường xuyên và kịp thời. Huyện ủy, HĐND, UBND, Phịng VHTT huyện đã có nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể đến UBND các xã, thị trấn nhằm giúp các xã, thị trấn nắm được quan điểm, định hướng của Đảng, Chính phủ và của tỉnh về hoạt động quản lý hệ thống TCVH trên địa bàn huyện. Đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức thực hiện công tác quản lý TCVH theo đúng định hướng, mục tiêu của cấp trên, đúng quy định, quy chế về quản lý thiết chế văn hóa cơ sở và phù hợp với đặc điểm của địa phương. Hàng năm, huyện cũng đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Tỉnh tổ chức các lớp học tập quán triệt tư tưởng, định hướng của Nhà nước trong

công tác quản lý TCVH cho đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ văn hóa ở các xã, thị trấn trong toàn huyện. Các lớp học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý và pháp luật trong xây dựng và tổ chức hoạt động của TCVH. Qua đó nâng cao trình độ và năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa tại các xã, thị trấn trên tồn huyện.

- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động nghiệp vụ của thiết chế văn hóa cũng đã được thực hiện đồng bộ từ huyện đến cơ sở, bám sát thực tế yêu cầu của các hoạt động tại hệ thống TCVH trên địa bàn huyện. Hàng năm, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng VHTT, Trung tâm VH-TT chủ động xây dựng các kế hoạch hoạt động và triển khai tổ chức cụ thể đến từng cơ sở theo hoạt động, chuyên đề hàng năm của huyện và của mỗi xã, thị trấn, đảm bảo đầy đủ kịp thời theo các nội dung đã đặt ra, tạo khơng khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân trong mỗi dịp Lễ tết của địa phương, các hội truyền thống hay trong các dịp sinh hoạt văn hóa văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn... Kết quả đã có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các hoạt động phổ biến giáo dục, pháp luật được tổ chức thực hiện tại các trung tâm VH-TT, NVH xã, thơn, góp phần nâng cao ý thức pháp luật, mức hưởng thụ văn hóa của người dân và truyền bá những nét văn hóa truyền thống của huyện đến bạn bè trong và ngoài tỉnh.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ văn hóa tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thời gian qua cũng đã được quan tâm, chú trọng. Ngành VHTT đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở, 100% cán bộ văn hóa xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham dự các lớp tập huấn, qua đó giúp đội ngũ cán bộ văn hóa nâng cao trình độ chun mơn, kiến thức pháp luật, năng lực thực hiện các nghiệp vụ của thiết chế văn hóa như khả năng biên tập tin bài phát thanh, triển khai tổ chức các hội thi, hội diễn văn nghệ thể thao tại cơ sở.

- Công tác thanh tra, kiểm tra và thi đua, khen thưởng được chỉ đạo thực hiện cụ thể và đồng bộ từ các cấp. Phòng VHTT đã chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm tra về các mảng hoạt động của ngành trên từng lĩnh vực cụ thể trình UBND huyện phê duyệt. Việc kiểm tra được tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất đối với từng lĩnh vực, đã góp phần chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành. Công tác thi đua, khen thưởng được thực hiện định kỳ hàng năm trong tồn ngành để tơn dương các tập thể và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong quản lý và tổ chức hoạt động các thiết chế VH-TT cơ sở.

- Cơng tác xã hội hóa trong quản lý thiết chế văn hóa đã được thực hiện rộng khắp trên nhiều phương diện, cả trong xây dựng cơ sở vật chất và trong tổ chức các hoạt động của thiết chế văn hóa. Phịng VHTT huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, kêu gọi nhân dân tham gia tổ chức, quản lý các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao tại cơ sở. Đồng thời có kế hoạch hướng dẫn các CLB văn hóa dân lập tự quản lý và tổ chức hoạt động, đảm bảo tạo nên mơi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh, vui tươi cho nhân dân. Phong trào văn nghệ quần chúng đã được duy trì thường xuyên, trong các hoạt động lễ hội những năm gần đây có sự đóng góp khơng nhỏ của nhân dân; nhiều loại hình dịch vụ văn hóa do nhân dân tự tổ chức và đăng ký hoạt động khá phong phú và đa dạng. Hàng năm, UBND các xã, thị trấn đã kêu gọi nhân dân quyên góp được một số tiền nhất định, đóng góp thêm vào cùng ngân sách nhà nước cho việc xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa của địa phương.

Có được những thành tựu nổi bật trong công tác quản lý về lĩnh vực văn hóa nói chung, về thiết chế VH-TT nói riêng trên địa bàn huyện là nhờ có sự nhận thức đúng đắn ở các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương về vai trị của thiết chế văn hóa; sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn; tinh thần làm việc với trách nhiệm cao của hệ thống cán bộ làm cơng

tác văn hóa từ Phịng VHTT, Trung tâm VH-TT, cán bộ văn hóa xã, thị trấn và đặc biệt là các trưởng thôn, trưởng làng, tổ trưởng tổ dân phố ở các khu dân cư, ban chủ nhiệm các NVH thôn, làng. Sự đầu tư đúng hướng của Nhà nước đã kêu gọi được các nguồn lực trong xã hội cùng chung tay xây dựng làm nên thành công các hoạt động của ngành, làm cho bộ mặt công tác quản lý và tổ chức hoạt động tại trung tâm VH-TT, các NVH trong huyện ngày một đổi mới tích cực. Các hoạt động tại các TCVH được diễn ra thường xuyên, liên tục và rộng khắp, mang lại nhiều kết quả là do việc xây dựng hệ thống văn bản từ kế hoạch cho đến hướng dẫn từ huyện đến cơ sở một cách bài bản kịp thời, đúng tiến độ và phù hợp với tình hình thực tế.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý hệ thống TCVH trên địa bàn huyện Quế Sơn thời gian qua cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém, cụ thể:

- Trong quá trình lập và phê duyệt các quy hoạch chi tiết về xây dựng TCVH tại các xã, thơn cịn chậm trễ, nhiều bước trong quy trình bị bỏ trống khơng được thực hiện. Một số xã chưa có quy hoạch mới vẫn thực hiện theo quy hoạch cũ đến nay đã bộc lộ nhiều điểm khơng cịn phù hợp nhưng rất khó điều chỉnh đặc biệt là diện tích đất để xây dựng NVH, trung tâm thể thao của một số địa phương khơng thực hiện được do khơng có quỹ đất để dành. Việc triển khai văn bản thì vẫn theo mơ hình trên to dưới nhỏ, cấp trên triển khai đầy đủ càng xuống dưới thì càng ít dần, một số chủ trương cịn xa rời thực tiễn, thiếu hiệu quả.

- Việc chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động nghiệp vụ của thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện còn một số hạn chế, tồn tại như: việc tham gia các cuộc liên hoan, hội thi hội diễn mới đạt tỷ lệ 80% tổng số NVH, số lượng

người dân tham gia trực tiếp vào các hoạt động thấp, sự hưởng ứng cổ vũ đón nhận của nhân dân không cao, thời gian tổ chức thực hiện ngắn. Một số hoạt động phong trào của nhân dân chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo, dẫn đến khâu tổ chức và thực hiện còn nhiều thiếu sót, khơng mang lại hiệu quả. Cách thức chỉ đạo, hướng dẫn của cấp huyện đối với cấp xã chủ yếu là bằng văn bản, rất ít khi lãnh đạo huyện trực tiếp xuống cơ sở để hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa xã, dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ văn hóa tại các xã, thơn cịn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động của TCVH.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Chủ yếu mới chỉ tổ chức được các lớp tập huấn ngắn hạn, chất lượng các lớp chưa cao, cịn mang tính hình thức, chiếu lệ, hành chính; nội dung phương pháp truyền đạt lạc hậu, vẫn giữ mơ hình tập huấn là triệu tập các đối tượng đến hội trường để nghe các nội dung theo cách truyền thống, thiếu tính thực tiễn, mơ hình trực quan; cán bộ đi học thi tham dự không đầy đủ, việc lĩnh hội kiến thức không thực sự được chú trọng, dẫn đến chất lượng thực sự của hoạt động này chưa đạt với chủ trương đặt ra. Bên cạnh đó hoạt động kiểm tra, đánh giá sau mỗi đợt tập huấn vẫn còn hời hợt, chưa được chú trọng thực hiện nghiêm túc. Đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa, đặc biệt là thành viên ban chủ nhiệm các NVH phần lớn chưa được đào tạo bài bản đúng chuyên môn, tuy nhiên việc cử cán bộ đi học tập dài hạn cịn nhiều khó khăn do tính chất cơng việc, đặc điểm nhân lực tại các xã khơng có người thay thế và hạn chế về kinh phí đào tạo.

- Hiện tượng đối phó với các đợt thanh tra, kiểm tra vẫn còn tồn tại, các hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng chưa được tổ chức thường xuyên, liên tục, cán bộ thiếu tính chủ động trong cơng tác xây dựng kế hoạch và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về hoạt động thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó việc kiểm tra vẫn cịn mang tính hình thức, chủ yếu là qua báo cáo

bằng văn bản, cán bộ thanh tra không thường xuyên trực tiếp đến cơ sở để thanh tra, kiểm tra mà thường giao cho UBND các xã tự đánh giá và báo cáo lại. Nội dung tự kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm tại các đơn vị chưa thực sự chủ động, chưa chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch và kiểm tra đánh giá các hoạt động cụ thể trong năm. Cơng tác thi đua khen thưởng vẫn cịn mang tính “bó đũa chọn cột cờ”, chưa thực sự trở thành động lực để các tập thể, cá nhân ra sức thi đua thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ chuyên môn được giao từ huyện đến cơ sở.

- Công tác XHH chưa thực sự được đẩy mạnh, chưa có các kế hoạch, phương thức cụ thể, hiệu quả để kêu gọi người dân tham gia đóng góp xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa tại cơ sở. Đa số các tổ chức, cá nhân chỉ tập trung XHH ở lĩnh vực thể thao, khu vui chơi giải trí cho trẻ em, cịn lại hầu như khơng có nguồn đầu tư trên lĩnh vực văn hóa. Hiệu quả hoạt động của các mơ hình XHH cịn thấp, mang tính tự phát, quy mô nhỏ, tập trung ở những địa phương có mật độ dân số cao. Số tiền qun góp thu được hàng năm cịn hạn chế, số lượng người tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng cũng cịn rất ít và thường vẫn là những người đã tham gia nhiều năm, ít có nhân tố mới. Việc kêu gọi sự quyên góp, ủng hộ của người dân cịn mang tính thời vụ theo hoạt động riêng lẻ nhất thời, chưa có tính thường xun, định kỳ, ổn định cho công tác quản lý thiết chế văn hóa tại khắp các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

* Nguyên nhân

Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng yếu kém trong công tác quản lý hệ thống TCVH trên địa bàn huyện, tuy nhiên có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Một số cấp ủy, chính quyền, bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của sự nghiệp văn hóa trong giai đoạn hiện nay, nên chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng, phát triển TCVH và các hoạt động văn hóa ở cơ sở.

- Việc bố trí cán bộ cho hoạt động văn hóa cịn bị xem nhẹ, cán bộ làm việc bị luân chuyển liên tục. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa ở cơ sở có mặt cịn hạn chế về chun mơn và nhiệt huyết, trong khi đó cũng chưa có chiến lược đào tạo cán bộ cho ngành từ huyện đến cơ sở một cách bài bản; một số địa phương bố trí cán bộ chun mơn chưa phù hợp, nên tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chưa hiệu quả. Đảng, Nhà nước cũng như các địa phương chưa có chính sách thu hút đào tạo, ln chuyển cán bộ là những người được đào tạo chun mơn sâu về văn hóa về làm việc tại các xã, thơn.

- Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách cho việc xây dựng và tổ chức các hoạt động của nhà văn hóa thơn, làng, tổ dân phố cịn thấp so với tình hình sử dụng thực tế gây khó khăn cho đội ngũ những người tổ chức.

- Các thủ tục hành chính có liên quan đến lĩnh vực hoạt động văn hóa, thể thao cịn nhiều bất cập, gây tâm lý chán nản cho các nhà đầu tư muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực này, dẫn đến công tác xã hội hóa văn hóa nói chung, trong quản lý thiết chế văn hóa nói riêng cịn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

- Cán bộ kiêm nhiệm hoặc trực tiếp quản lý tại các TCVH xã, thôn hiện nay khơng hoặc rất ít được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm, vì vậy chưa tạo được động lực làm việc, cống hiến của những cán bộ này.

- Nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, trong đó có các mặt hạn chế đã tác động mạnh tới các hoạt động văn hóa, tới sự nghiệp xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)