3.1.1. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Khủng hoảng đã mang đến cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng nhiều thách thức nhƣng cũng nhiều cơ hội để chúng ta nhìn lại một cách thấu đáo những vấn đề liên quan trong ngắn hạn và cả trong tầm nhìn dài hạn.
Khủng hoảng là giai đoạn mà cung vƣợt quá cầu, sức mua bị giảm sút tạo ra cơ hội cho ngƣời tiêu dùng có quyền lựa chọn những hàng hóa có chất lƣợng tốt, giá cả thấp, mẫu mã phù hợp với thị hiếu của họ… Từ thực tế đó, các doanh nghiệp phải nhìn thẳng vào sự thật, phải nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình.
Có nhiều nhân tố tác động đến việc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp nhƣng trong giai đoạn khủng hoảng và phục hồi, doanh nghiệp có thể tập trung vào các nhân tố sau:
- Đổi mới công nghệ
Đây là vấn đề sống còn của doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn phục hồi kinh tế. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải thực hiện đổi mới công nghệ để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm giá thành hàng hóa. Nhƣng để đổi mới công nghệ Nhà nƣớc nên hỗ trợ các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ trợ cấp, bảo lãnh tín dụng, giảm và giãn thuế thu nhập doanh nghiệp. Thực tế ở nƣớc ta, hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng cao hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn. Điều này cũng có nghĩa là khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ sẽ có sức lan tỏa nhanh hơn, tạo điều kiện cho sự phục hồi kinh tế nhanh hơn. Mặt khác, trong giai đoạn khủng hoảng, giá cả máy móc thiết bị rẻ hơn, doanh nghiệp có thể lựa chọn đƣợc những công nghệ tốt hơn mà giá cả phải chăng hơn so với thời kỳ trƣớc khủng hoảng.
- Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân
Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bị thu hẹp sản xuất hoặc phá sản, làm tăng số lƣợng lao động mất việc làm trong đó chủ yếu là lao động nông thôn làm việc ở các khu chế xuất. Vì vậy, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn và các lao động mất việc ở các doanh nghiệp trở về nông thôn là vấn đề bức xúc. Đây cũng chính là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tuyển chọn đƣợc những công
45
nhân có tay nghề cao, sức khỏe tốt, tinh thần thái độ làm việc nghiêm túc vào các doanh nghiệp 100% vốn trong nƣớc. Doanh nghiệp có thể tuyển lựa số công nhân này để đào tạo them nâng cao trình độ, tay nghề thay thế cho sô công nhân đã đến tuổi nghỉ hƣu hoặc sắp nghỉ hƣu, chuyển họ sang những việc phù hợp với sức khỏe của họ. Hoặc số lao động tay nghề cao vừa tuyển chọn đƣợc có thể thay thế cho số lao động đang làm việc nhƣng cần đƣợc đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề.
Trong giai đoạn khủng hoảng, việc nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân vừa là yêu cầu thƣờng xuyên vừa là cơ hội tốt. Doanh nghiệp nào nắm lấy đƣợc cơ hội này sẽ có khả năng phát triển mạnh hơn trong tƣơng lai.
- Bổ sung, thay thế nguồn nhân lực có trình độ cao.
Phải thấy rằng, chất lƣợng doanh nghiệp hiện nay còn rất yếu, từ nguồn nhân sự không đƣợc đào tạo bài bản, không có chuyên môn sâu, trình độ quản lý của lãnh đạo có tầm nhìn hạn chế, thiếu tính chiến lƣợc, hầu nhƣ không xây dựng đƣợc quy trình hiện đại mà thƣờng hoạt động sản xuất kinh doanh theo kinh nghiệm, thói quen, cảm tính khiến hiệu quả kinh doanh thấp. Khi tƣ duy của thế hệ mới thay đổi thì cách thức họ thành lập và điều hành doanh nghiệp cũng thay đổi. Với chất lƣợng nguồn nhân lực yếu nhƣ hiện nay thì khó có thể trông đợi có đƣợc các giám đốc giỏi vì các giám đốc giỏi cần đƣợc va chạm, cọ xát và đƣợc nhân viên hỗ trợ, giải phóng các việc đơn giản để tập trung nhiều hơn vào hoạch định chiến lƣợc và tổ chức doanh nghiệp. Hiện nay, lãnh đạo các doanh nghiệp mất nhiều thời gian cho các công việc hành chính, họp hành mà quên đi nhiệm vụ chính yếu của mình. Vì vậy, với một nguồn nhân lực yếu kém thì khó có thể hình thành đội ngũ lãnh đạo quản lý giỏi và ngƣợc lại.
Hiện nay, sau ngày bình thƣờng hóa quan hệ với Hoa Kỳ, chúng ta đã có nhiều sinh viên ƣu tú tốt nghiệp các trƣờng đại học danh tiếng trên thế giới. Họ là những ngƣời đƣợc đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, có ngoại ngữ tốt. Tuy họ còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nhƣng nếu đƣợc sử dụng tốt thì đó là một nguồn nhân lực dồi dào, có khả năng tạo nên những đột phá mới, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp không những ở trong nƣớc mà còn ở tầm thế giới.
- Tăng cường sự phối hợp giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
Do thị trƣờng chứng khoán chƣa phát triển nên kênh huy động vốn đối với doanh nghiệp qua thị trƣờng chứng khoán rất hạn chế. Vì vậy, nguồn vốn từ các ngân hàng luôn đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, những tác động bất thƣờng của lãi suất sẽ tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đẩy doanh nghiệp vào thế rất bị động, khó khăn. Lãi suất tăng thì chi phí đầu vào tăng nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng đã bị giảm sút, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, khả năng trả nợ
46
bị giảm xuống, thậm chí không có khả năng trả nợ, tình hình tài chính trở nên trầm trọng. Trong tình hình đó, nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít vốn không chịu đƣợc lãi suất cao, không có khả năng huy động vốn để duy trì sản xuất kinh doanh phải ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản.
Những nỗ lực của doanh nghiệp và ngân hàng, cộng với sự hỗ trợ kịp thời từ phía Chính phủ sẽ tìm ra lối thoát cho họ thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn và sau đó là cho vay trung và dài hạn. Cả doanh nghiệp và ngân hàng đều có những khó khan riêng của mình tuy nhiên doanh nghiệp lại càng phải vƣơn lên đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngân hàng đồng thời ngân hàng phải có những đánh giá cụ thể, giúp doanh nghiệp hoàn chỉnh những thủ tục để hai bên gặp nhau trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên. Chỉ khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới tiếp cận đƣợc vốn ngân hàng và ngân hàng mới tìm đƣợc khách hàng của mình đồng thời dòng vốn mới đi vào nền kinh tế một cách hiệu quả giúp nền kinh tế hồi phục một cách nhanh chóng.
3.1.2. Xây dựng và bảo hộ thƣơng hiệu doanh nghiệp, sản phẩm.
Không phải chỉ đợi đến giai đoạn phục hồi kinh tế các doanh nghiệp mới đặt ra vấn đề xây dựng và bảo vệ thƣơng hiệu. Đây là vấn đề thƣờng xuyên phải thực hiện. Nhƣng chúng ta đều biết trên thế giới có nhiều hang tên tuổi lớn mà ngày nay họ sản xuất, kinh doanh những mặt hàng mà gần nhƣ không có liên quan gì đến những mặt hàng mà buổi ban đầu họ đã lựa chọn. Việc lựa chọn một mặt hàng nào đó, định vị đƣợc nó và trở thành thƣơng hiệu của một doanh nghiệp là một quá trình lâu dài.
Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế đã làm xuất hiện những cơ hội mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một lối đi mới, có thể xây dựng thành thƣơng hiệu mới cho doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc vào sự sang tạo của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp ở giai đoạn phục hồi kinh tế. Cần phải tìm kiếm ý tƣởng mới, xây dựng và vun đắp nên những thƣơng hiệu nổi tiếng.
Đối với những sản phẩm vƣợt qua đƣợc thời kỳ khủng hoảng mà vẫn tồn tại và vƣơn lên thì cần xây dựng thành thƣơng hiệu uy tín và bảo hộ, phát triển tiếp trong thời gian tới.
3.1.3. Thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc tăng cƣờng khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Từ các kết quả nghiên cứu khác nhau cua các nhà khoa học trên thế giới có thể nhận thấy kinh tế thế giới mà đầu tàu là các nền kinh tế nhƣ Mỹ, EU và Nhật Bản do chịu ảnh hƣởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính sẽ liên tục suy thoái hoặc có một triển vọng tăng trƣởng yếu kém trong những năm sắp tới.
47
Tuy nhiên, mức độ ảnh hƣởng rất khác nhau và Việt Nam đƣợc đánh giá là có mức độ ít trầm trọng hơn so với các nƣớc khác trong khu vực. Tác động của suy thoái kinh tế thế giới đối với Việt Nam đƣợc đánh giá chủ yếu trên 4 lĩnh vực: (i) Xuất nhập khẩu, (ii) Thu hút đầu tƣ và kiều hối, (iii) Thị trƣờng chứng khoán và (iv) Du lịch. Nhƣng thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là Mỹ và EU chiếm tới gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khi kinh tế các nƣớc này suy giảm thì chắc chắn xuất khẩu của Việt Nam sẽ khó khăn, vì 2 lý do cơ bản sau: Thứ nhất, xuất khẩu của ta phần lớn vẫn là các mặt hàng thô mà hiện nay giá cả các nguyên liệu thô trên thế giới đang sụt giảm; thứ hai, khi thu nhập giảm mọi ngƣời sẽ cắt giảm chi tiêu và nhu cầu nhập khẩu hàng Việt Nam cũng theo đó giảm xuống. Nhƣng bắt đầu từ quý II năm 2009, nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu tăng trƣởng trở lại, trong đó có sự đóng góp do tăng trƣởng xuất khẩu. Tuy nhiên, sự tăng trƣởng của xuất khẩu chƣa bền vững theo lối mạnh ai ngƣời ấy làm. Các doanh nghiệp còn tự mình bƣơn trải tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa của mình bằng mọi cách.
Sau thời kỳ khủng hoảng, có nhiều khả năng cho các doanh nghiệp có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu một số mặt hàng công nghiệp, hàng nông sản. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam vƣơn lên tham gia vào một số công đoạn của chuỗi giá trị, qua đó tăng kim ngạch xuất khẩu một cách bền vững hơn.
3.2. KIẾN NGHỊ NHÀ NƢỚC
3.2.1. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
Với doanh số xuất khẩu hàng hóa trung bình hàng năm bằng khoảng 70% GDP của Việt Nam, việc Chính phủ thực hiện khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu là tạo điều kiện để đảm bảo tăng trƣởng kinh tế, duy trì việc làm, cải thiện thu nhập cho ngƣời lao động và là nguồn ngoại tệ quan trọng nhất trang trải cho các hoạt động nhập khẩu.
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới chƣa phục hồi hoàn toàn, Chính phủ cần nỗ lực thực hiện các giải pháp xúc tiến xuất khẩu quốc gia nhằm mở rộng và chuyển hƣớng thị trƣờng xuất khẩu, thực hiện chính sách thuế ƣu đãi, khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu, áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt theo tín hiệu thị trƣờng… Trong khi các doanh nghiệp cần tích cực, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, kể cả những hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc để có thể tồn tại và phát triển trong những thử thách khắc nghiệt của điều kiện thị trƣờng do khủng hoảng kinh tế để lại.
Với sự nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp, xuất khẩu năm 2010 và cả năm 2011 đều tăng so với những năm trƣớc và tăng so với chỉ tiêu do Quốc hội
48
đề ra. Trong đó, cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế tạo, nhóm hàng có hàm lƣợng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu hàng thô.
Tuy nhiên, do năng lực sản xuất nhiều mặt hàng của Việt Nam còn hạn chế, khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn cũng nhƣ sức cạnh tranh còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là do quy mô doanh nghiệp còn nhỏ. Một khó khăn đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu là vốn ít mà nhu cầu lại nhiều, nhất là các doanh nghiệp dệt may, da giầy…
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, tốc độ tăng trƣởng nhập khẩu trong giai đoạn 2010 – 2011 thấp hơn tốc độ tăng trƣởng của xuất khẩu, cụ thể từ quý II năm 2010 đến quý IV năm 2011 xuất khẩu tăng 85,7% trong khi nhập khẩu chỉ tăng 70,6%. Nguyên nhân chính là do xuất khẩu tăng mạnh và nhập khẩu chững lại từ tháng 4/2010. Tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu cũng đã giảm dần qua các quý. Theo dự báo, do giá cả trên thị trƣờng thế giới có thể ổn định, lƣợng hàng tồn kho trong nƣớc đối với một số mặt hàng còn nhiều, cùng với việc triển khai tích cực các biện pháp kiềm chế nhập siêu thì cán cân thƣơng mại của Việt Nam trong thời gian tới sẽ còn đƣợc cải thiện đáng kể.
Trong thời gian tới để đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế, chúng ta phải đẩy mạnh xuất khẩu, cả chiều rộng và chiều sâu. Phải tăng kim ngạch xuất khẩu trên cơ sở mở rộng quy mô sản xuất hàng xuất khẩu, tìm kiếm các mặt hàng mới có khách hàng yêu cầu; mặt khác tăng kim ngạch xuất khẩu theo hƣớng đầu tƣ theo chiều sâu, sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có hàm lƣợng chất xám cao; đầu tƣ vào các ngành phụ trợ tạo nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất để tăng hàm lƣợng nội địa hóa. Một giải pháp rất quan trọng là tìm đầu ra, tìm thị trƣờng để tiêu thụ hàng hóa trong điều kiện nƣớc ta đã bƣớc sang giai đoạn phục hồi kinh tế trong khi đó các đối tác thƣơng mại lớn của ta còn chƣa hoàn toàn thoát khỏi suy thoái kinh tế.
3.2.2. Giải pháp hạn chế nhập siêu
Một là, phân loại nhóm hàng nhập khẩu theo 3 nhóm: nhóm cần nhập khẩu, nhóm cần kiểm soát, nhóm hạn chế nhập khẩu và kiểm soát việc tiếp cận ngoại tệ của những nhóm này
Quản lý nhập khẩu bằng giấy phép tự động để kiểm soát nhập khẩu đối với các mặt hàng tiêu dùng. Mở rộng danh mục mặt hàng nhập khẩu phải nộp thuế ngay trƣớc khi thông quan đối với một số mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu.
Tăng cƣờng công tác kiểm tra chất lƣợng hàng hoá nhập khẩu và sử dụng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu: rà soát, ban hành các quy định chặt chẽ về hoá chất, chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến trong bảo quản hàng thực phẩm…
49
Tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thị trƣờng, cân đối cung cầu các mặt hàng cơ bản của nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt quan tâm việc nâng cao chất lƣợng công tác dự báo, cảnh báo xu hƣớng giá cả và thị trƣờng thế giới trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, qua đó đề xuất những giải pháp bình ổn thị trƣờng, cân đối cung cầu hiệu quả.
Tiếp tục quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu vàng. Trong trƣờng hợp cần thiết có thể sử dụng hạn ngạch nhập khẩu để khống chế mức nhập khẩu thấp.
Hai là, phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thay thế nhập khẩu. Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển xuất khẩu, giảm nhập khẩu bằng việc đẩy mạnh sản xuất hàng trong nƣớc, các loại nguyên liêu, các mặt hàng phụ trợ cho sản xuất tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu cũng là một biện pháp quan trọng hạn chế nhập siêu.
Các tập đoàn, các Tổng công ty Nhà nƣớc, các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm đƣa các dự án đầu tƣ về điện, phân bón, thép, cơ khí, dệt may vào sản xuất nhằm thay thế các mặt hàng nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu.
Ba là, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.
Triển khai mạnh và tích cực đầu tƣ vào sản xuất trong ngành công nghiệp