TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 39 - 40)

2.2.1. Tác động đến kim ngạch và tốc độ tăng trƣởng nhập khẩu

Nhìn chung kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam đều giảm, đó là do tác động của cuộc khủng hoảng đã làm cho giá của một số mặt hàng nhập khẩu giảm và lƣợng nhập khẩu giảm.

Tổng kim ngạch NK năm 2008 đạt 80,7 tỷ USD, năm 2009 đạt 69,95 tỷ USD, giảm 13,3% so với năm 2008. Điều này phản ánh những khó khăn của sản xuất trong nƣớc do suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, trong các tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu có thể tăng lên khi các biện pháp hỗ trợ sản xuất phát huy tác dụng. Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều giảm sút, nhƣng do tốc độ giảm kim ngạch xuất khẩu chậm hơn tốc độ giảm kim ngạch nhập khẩu nên nhập siêu năm 2009 giảm xuống chỉ còn khoảng 12,85 tỷ USD, chiếm 22,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhƣ vậy, so với những năm trƣớc, cán cân thƣơng mại đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết. Song mức nhập siêu vẫn còn cao thể hiện việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn chậm.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2010 đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2009, bao gồm khu vực kinh tế trong nƣớc đạt 47,5 tỷ USD, tăng 8,3%; khu vực có vồn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 36,4 tỷ USD, tăng 39,9%. Tiếp tục xu hƣớng của năm 2010, năm 2011, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 105,7 tỷ USD,

40

tăng 24,7% so với năm trƣớc, trong đó, khu vực kinh tế trong nƣớc đạt 58 tỷ USD, tăng 21,2 %; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 47,7 tỷ USD, tăng 29,2%.

Một phần của tài liệu Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 39 - 40)