Giải pháp chống khủng hoảng của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 31 - 34)

Ngày 9/11/2008, Chính phủ Trung Quốc đã tung ra gói kích cầu trị giá 4000 tỷ CNY (tƣơng đƣơng 586 tỷ USD). Gói kích cầu tƣơng đƣơng 13% GDP thực hiện trong vòng 2 năm với 3 mục đích cơ bản: Duy trì tăng trƣởng, điều

32

chỉnh cơ cấu nền kinh tế và mở rộng nhu cầu nội địa song song với thúc đẩy mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Với mục tiêu nhƣ vậy, gói kích cầu của Trung Quốc chủ yếu hƣớng tới xây dựng cơ sở hạ tầng (1800 tỷ CNY) và tranh thủ giải quyết các vấn đề xã hội mà là hậu quả của quá trình phát triển quá nóng trong suốt một thời gian dài vừa qua (gần 700 tỷ CNY). Theo nhƣ kế hoạch thì 1800 tỷ CNY là cho xây dựng cơ bản theo kiểu đầu tƣ công truyền thống, và gần 700 tỷ là chi cho khu vực nông thôn vốn đã trở nên lạc hậu rất xa so với các vùng phía Đông.

Những biện pháp này chia làm 10 nhóm theo phƣơng châm 16 chữ: “Ra tay phải nhanh; Ra đòn phải mạnh; Biện pháp chuẩn xác; Công tác phải thực” và đặt trọng tâm lớn hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tƣ nhân, đầu tƣ mạnh vào nông thôn để tạo việc làm. Đây là cơ hội để Trung Quốc tái cấu trúc nền kinh tế. Số vốn kích thích này đƣợc Trung Quốc phân bổ cụ thể nhƣ sau:

- Các công trình dân cƣ mang tính an sinh khoảng 280 tỷ CNY.

- Các công trình dân sinh và cơ sở hạ tầng ở nông thôn khoảng 370 tỷ CNY.

- Xây dựng đƣờng sắt, đƣờng bộ, sân bay, mạng lƣới điện khoảng 1800 tỷ CNY.

- Các dự án về y tế, văn hóa, giáo dục khoảng 40 tỷ CNY. - Các dự án bảo vệ môi trƣờng khoảng 350 tỷ CNY.

- Điều chỉnh kết cấu nhằm nâng cao năng lực tự chủ sang tạo khoảng 160 tỷ CNY.

- Xây dựng lại khu thiên tau khoảng 100 tỷ CNY.

Mƣời nhóm giải pháp của Trung Quốc là rất đồng bộ, kịp thời, có mục tiêu rõ ràng, tập trung chủ yếu cho nhu cầu tam nông, các dự án về bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Đặc biệt nguồn tài chính của Trung ƣơng chỉ có tính chất là vốn “kích thích” để lôi kéo và huy động các nguồn lực địa phƣơng và xã hội.

Ngày 5/3/2009, Thủ tƣớng Ôn Gia Bảo đã giới thiệu kế hoạch phát triển kinh tế cho năm 2009. Theo đó, tổng chi tiêu tài khóa có thể tăng lên mức cao nhất là 7,6 nghìn tỷ CNY (25% GDP). Chính phủ Trung Quốc rất linh hoạt trong điều chỉnh chính sách: tăng cƣờng giảm thuế nhằm thúc đẩy xuất khẩu, ƣu đãi thuế đối với các nhà xuất khẩu, kích thích tiêu dùng nội địa (khuyến khích nông dân mua ô tô, xe máy thông qua gói trợ cấp 5 tỷ CNY nhằm thúc đẩy tiêu thụ ô tô, xe máy ở khu vực nông thôn)…

33

Khác với Mỹ, Anh và Nhật Bản, đối với lĩnh vực ngân hàng, Chính phủ Trung Quốc chƣa cần phải dùng tới các biện pháp mạnh bởi ngân hàng Trung Quốc ít liên quan đến tình trạng cho vay dƣới chuẩn.

34

CHƢƠNG 2:

TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ THẾ GIỚI ĐẾN HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ

CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 31 - 34)