Giải pháp phối hợp các chính sách nhằm giải quyết các vấn đề

Một phần của tài liệu Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 50 - 55)

thƣơng mại sau khủng hoảng

Cùng với những giải pháp đối phó với khủng hoảng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, Chính phủ Việt Nam cũng đã và đang triển khai các giải pháp tạo tiền đề để tăng trƣởng nhanh và bền vững trong giai đoạn phục hồi kinh tế, trong đó, việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng, đẩy mạnh cải cách hành chính, tái cấu trúc nền kinh tế, bảo về môi trƣờng và ứng phó với biến đổi khí hậu… là những giải pháp ƣu tiên.

Ngân hàng Thế giới (WB) kết luận thế giới vừa trải qua một cuộc suy thoái có nhiều điểm khác biệt căn bản so với những cuộc khủng hoảng trƣớc đó. Cuộc khủng hoảng hiện nay đánh mạnh vào hầu hết các nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên, ngoại trừ nhiều nƣớc châu Âu và Trung Á, hấu hết các quốc gia đều không có biểu hiện mất cân bằng do nền kinh tế vĩ mỗ mất bền vững, tỷ lệ lạm phát ở mức 6% hoặc thậm chí thấp hơn. Sau khủng hoảng, ngƣời ta nhận ra tầm quan trọng của các chính sách vĩ mô khôn khéo vì các nƣớc có sự mất cân bằng lớn nhất chính là những nƣớc phải chịu sự sụt giảm lớn nhất về sản lƣợng đầu ra.

51

Hiện nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại những điểm yếu cơ bản và thậm chí còn trầm trọng hơn sau khủng hoảng. Những nghiên cứu của Viện Kinh tế Việt Nam đƣa ra tại Hội nghị công bố báo cáo kinh tế của WB ngày 28/01/2010 cho thấy nền kinh tế Việt Nam mặc dù đã tăng trƣởng trở lại hiện nay vẫn bộc lộ một số điểm yếu cơ bản:

- Cấu trúc thị trƣờng phát triển không đồng bộ, trong đó bao gồm thị trƣờng đất đai và các thị trƣờng cơ bản của nền kinh tế.

- Cơ cấu bất hợp lý và chất lƣợng thấp của nguồn nhân lực tiếp tục cản trợ quá trình tăng trƣởng kinh tế lâu dài.

- Khu vực doanh nghiệp bộc lộ nhiều yếu kém mặc dù đã chứng tỏ ít nhiều sự linh hoạt. Độ liên kết giữa các doanh nghiệp cũng lỏng lẻo.

- Năng lực quản lý ở tầm vĩ mô còn thấp xa so với nhu cầu của quá trình hội nhập, trong đó có cải cách hành chính. Trong giai đoạn khủng hoảng điểm yếu này còn bộc lộ rõ rang hơn.

- Những nút thắt tăng trƣởng vẫn chƣa đƣợc giải quyết. Trong đó nổi trội là cơ sở hạ tầng, hệ thống cung cấp nƣớc, cung cấp điện còn yếu kém.

Xuất phát từ việc phân tích triển vọng phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam. Trong 5 năm tới, nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt đƣợc trong việc chống suy giảm kinh tế, duy trì đƣợc tăng trƣởng kinh tế hợp lý với các biện pháp quyết liệt của Chính phủ từ khi có khủng hoảng, hƣớng chung của các giải pháp kinh tế thời gian tới cần nhấn mạnh vào 2 vấn đề sau:

- Giữ vững sự ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện phục hồi kinh tế, tạo nền tảng cho phát triển bền vững. Chính phủ cũng đã lựa chọn việc ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát là yêu cầu hàng đầu trong năm 2012 và những năm tiếp theo.

- Tăng cƣờng vai trò và hiệu lực quản lý, giám sát của Nhà nƣớc đối với thị trƣờng nói chung và thị trƣờng tài chính nói riêng, đảm bảo sự vận hành cân đối, an toàn và thông suốt của các thị trƣờng.

Một số đề xuất giải pháp cụ thể đối với chính sách thương mại:

- Cân bằng cán cân thƣơng mại, cán cân vãng lai giúp cân bằng tổng thể cán cân thanh toán một cách bền vững là một mục tiêu cân đối vĩ mô quan trọng và là hỗ trợ rất căn bản, đắc lực cho chính sách tài chính, tiền tệ (nhất là ổn định tỷ giá và thị trƣờng ngoại hối). Ngoài duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống hiện có, cần phát triển thêm những hàng hóa và dịch vụ mới dựa trên công nghệ mới, công nghệ cao, mở ra thị trƣờng xuất khẩu mới mà dung lƣợng cầu còn lớn, chƣa bị bão hòa, đạt đƣợc giá trị gia tăng cao.

52

- Nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ thu chi ngân sách và duy trì tăng trƣởng kinh tế ổn định trong điều kiện kinh tế hiện nay thì tăng cƣờng phát triển hoạt động ngoại thƣơng là rất cần thiết. Để đảm bảo nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu thì cần phải nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu thông qua các giải pháp xúc tiến thƣơng mại, mở rộng và tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu mới nhằm tránh những tác động từ việc hạn chế nhập khẩu của Mỹ, EU và các nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó xúc tiến thƣơng mại thông qua việc thực hiện các chính sách thuế ƣu đãi, khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu, áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt… Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tƣ kinh doanh xuất khẩu thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất, thuế và bảo lãnh nhập khẩu.

- Có thể chuyển hƣớng tới việc mở rộng thị trƣờng trong nƣớc bằng cách khuyến khích ngƣời dân tiêu dùng hàng hóa sản xuất trong nƣớc. Phát triển hài hòa cả thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng xuất khẩu, phát huy tâm trạng tiêu dùng tích cực hiện nay, có thể và nên đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng thị phần trong nƣớc cao hơn tốc độ mở rộng thị trƣờng xuất khẩu để tiếp tục tạo dƣ địa cho tăng trƣởng kinh tế nhƣng có sự điều chỉnh hài hòa hơn giữa thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Trong đó, cũng cần chú ý mức tăng cung phải tƣơng đồng với mức tăng thu nhập của ngƣời lao động để không gây ra tiêu dùng quá mức và tiêu dùng trên cơ sở vay nợ (tín dụng), sẽ có nhiều rủi ro. Do hoạt động xuất khẩu bị ảnh hƣởng trực tiếp từ khủng hoảng nên Việt Nam có thể khai thác triệt để lợi thế về phát triển nông nghiệp bằng cách kích cầu cho khu vực nông thôn, cho nông dân vay vốn để mua máy móc sản xuất, cơ giới hóa nông thôn; xúc tiến thƣơng mại; tiếp tục thực hiện tốt chính sách tiền tệ để tăng cƣờng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ra các thị trƣờng mới.

53

KẾT LUẬN

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới đã khiến các nền kinh tế trên thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức, là một nền kinh tế đang phát triển, nền kinh tế Việt Nam cũng đang phải gánh chịu những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ hiện nay, trong đó hoạt động thƣơng mại quốc tế của Việt Nam chịu rất nhiều ảnh hƣởng. Chuyên đề “Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam” đã tập trung giải quyết những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới, tác động và biện pháp điều chỉnh kinh tế của một số nƣớc. Trong phần này đã làm rõ đƣợc những nội dung sau: hệ thống hoá đƣợc những quan điểm lý luận về khủng hoảng, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính tiền tệ; chỉ ra những nguyên nhân, đặc điểm, diễn biến của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới hiện nay; khái quát tác động của của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới hiện nay đến sự phát triển kinh tế xã hội của một số nƣớc và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về biện pháp điều chỉnh kinh tế của một số nƣớc nhằm hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng.

Thứ hai, phân tích và đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới đến hoạt động thƣơng mại quốc tế của Việt Nam. Trong đó, đã làm rõ đƣợc những vấn đề sau: phân tích, đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá và hoạt động nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam; chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa.

Thứ ba, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thƣơng mại quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới.

Chuyên đề “Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam” là một đề tài mới và phức tạp, thời gian nghiên cứu lại chƣa nhiều, thêm vào đó, tác giả nghiên cứu còn có những hạn chế về trình độ, điều kiện nghiên cứu, nên kết quả nghiên cứu cũng chƣa đƣợc nhƣ mong muốn và không tránh khỏi thiếu sót. Vì thế rất mong có đƣợc sự góp ý của Hội đồng và các thầy cô để tôi có thể hoàn thiện hơn cả về mặt lý luận cũng nhƣ trong thực tiễn.

Xin chân thành cảm ơn giảng viên, GS. TS. Đỗ Đức Bình, giảng viên Lê Tuấn Anh cùng tập thể cán bộ Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp!

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt:

- Nguyễn Tấn Dũng: Nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, Vietnamnet.vn, ngày 2/1/2009

- Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2009): Kỷ yếu hội thảo khoa học của về khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới.

- Nhóm chuyên gia của Chƣơng trình Fullbright và Trung tâm Châu Ácủa Đại học Harvard: Kích cầu ở Việt Nam – Những khuyến nghị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- TS. Nguyễn Minh Phong & TS. Lê Tự Minh: Một số tác động và bài học từ khủng hoảng tài chính Mỹ, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 11 năm 2008

- TS. Nguyễn Trần Quế: Tác động của kinh tế thế giới tới kinh tế Việt Nam năm 2008 và triển vọng, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới số 2 năm 2009.

- Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo số 11/2008: Việt Nam và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

- Thông Tấn xã Việt Nam, chuyên đề số 4-5/2009: Về cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

- Lê Hoài Thu (Theo Worldbank, 09/12/2008): Khủng hoảng và triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2009

- Viê ̣n Kinh tế và Chính tri ̣ Thế giới (2008): Kỷ yếu hội thảo khủng hoảng tài chính toàn cầu và những tác động.

- Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới (2009): Kinh tế và chính trị thế giới năm 2009 và triển vọng năm 2010: Những vấn đề đặt ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu – TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung.

- Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới (2009): Kinh tế và chính trị thế giới năm 2010 và triển vọng 2011: Vấn đề tái cấu trúc kinh tế sau khủng hoảng – TS. Nguyễn Mạnh Hùng.

- Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên): Kinh tế Việt Nam năm 2008 – Một số vấn đề về điều hành kinh tế vĩ mô. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 3/2009.

2. Tài liệu tiếng Anh:

- Adrian Blundell-Wignall, Paul Atkinson and Se Hoon Lee: The Current Financial Crisis: Causes and Policy Issues, OECD 2008.

55

- George Soros (2008): Mô thức mới cho thị trường tài chính, cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008 và ý nghĩa của nó”, NXB Tri thức.

- The Fallout from the Crisis: Perspectives for Development Finance,

OECD (11/2008)

3. Website:

- Tổng Cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn/

- Những tác động nổi bật ảnh hưởng đến lĩnh vực XNK: http://infotv.vn/ - Gỡ khó cho xuất khẩu thời khủng hoảng: http://vneconomy.vn/

Một phần của tài liệu Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 50 - 55)