Tác động đến phát triển kinh tế xã hội các nước Tây Âu

Một phần của tài liệu Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 26)

Với tính liên thông cao của hệ thống ngân hàng, tài chính, cuộc khủng tài chính toàn cầu ngay lập tức ảnh hƣởng nặng nề tới các nền kinh tế hùng mạnh của châu Âu nhƣ: Đức, Pháp, Anh, Italia… Toàn bộ kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu bị đẩy vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng, hầu hết các nƣớc đều có mức tăng trƣởng âm.

Điển hình là khủng hoảng nợ công xảy ra ở Hy Lạp, nó đã làm rung chuyển hệ thống tài chính châu Âu và toàn cầu. Thị trƣờng chứng khoán thế giới đã có những phiên giao dịch diễn ra trong tâm lý hoang mang thực sự của các nhà đầu tƣ và sự phục hồi kinh tế thế giới bị đe dọa nghiêm trọng.

Nguyên nhân của khủng hoảng nợ công tai Hy Lạp có thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau: Hy Lạp là một trong những mắt xích tƣơng đối yếu của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Hiện tại, nợ công quá cao và sự yếu kém của nền kinh tế do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ khiến Hy Lạp đang đối mặt với rủi ro lớn mà khó có thể giải quyết trong ngắn hạn. Rủi ro này xuất phát từ nợ công quá cao làm thâm hụt ngân sách lớn, kéo dài cộng thêm vào đó là tỷ lệ lớn các khoản nợ nƣớc ngoài. Hy Lạp vốn là nƣớc có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất châu Âu, nhƣng tỷ lệ tiết kiệm trong nƣớc thấp, lại vay nợ cho chi tiêu công. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, vấn đề chi tiêu kích thích kinh tế lại trầm trọng thêm. Tính đến tháng 01/2010, Hy Lạp có nợ công trên 216 tỷ EUR và mức lũy kế vƣợt 120% GDP. Bên cạnh đó, trong thời gian dài Hy Lạp đã phải ngụy tạo các báo cáo về tình hình kinh tế nhằm che dấu mức vay thực tế để phù hợp với các quy định gia nhập, giám sát của EU và có thể chi tiêu cao hơn. Rủi ro lớn nhất của Hy Lạp là tỷ lệ nợ nƣớc ngoài cao đến 80% lƣợng trái phiếu Chính phủ phát hành, chủ nợ phần lớn lại là các ngân hàng châu Âu. Mặc dù Hy Lạp là một nền kinh tế nhỏ, hàng năm chỉ đóng góp 2% vào GDP của khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhƣng nếu Hy Lạp mất khả năng thanh toán thì hậu quả sẽ lan ra cả châu Âu và các châu lục khác. Trong đó các nƣớc châu Âu nhƣ Đức, Anh và Pháp bị ảnh hƣởng nặng nề vì bản thân các nƣớc này cũng đang trong giai đoạn phục hồi khiêm tốn sau khủng hoảng.

Một phần của tài liệu Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 26)