Tác động đến kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 34 - 36)

Xuất khẩu cả năm 2008 chỉ đạt khoảng 62,7 tỷ USD, tăng 29% so với thực hiện năm 2007, thấp hơn so với dự báo của Chính phủ vào đầu tháng 10/2008 cả về kim ngạch và tốc độ tăng (tƣơng ứng là 65 tỷ USD và 33,9%) do xuất khẩu giảm không chỉ về số lƣợng các đơn hàng, mà cả về giá bán của hàng hóa xuất khẩu.

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 57,1 tỷ USD, giảm 9% so với năm 2008. Tình hình xuất khẩu nhƣ vậy không đến nỗi xấu nếu chúng ta nhìn vào nguyên nhân của nó. Kim ngạch xuất khẩu giảm là do giá cả thế giới giảm (riêng yếu tố giảm giá trong 9 tháng đầu năm 2009 làm kim ngạch xuất khẩu giảm trên 6 tỷ USD) – một yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta – trong khi đó khối lƣợng hàng hóa xuất khẩu có sự tăng đáng kể giúp chúng ta giảm thiểu đƣợc tốc độ giảm của kim ngạch xuất khẩu và xa hơn là giảm thiểu đƣợc tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập của ngƣời lao động.

Đến năm 2010, khi mà khủng hoảng về cơ bản đã qua đi, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,4% so với thực hiện năm 2009, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nƣớc đạt 32,8 tỷ USD, tăng 22,8%; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 38,8 tỷ USD, tăng 30,2%. Tiếp đà tăng của năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 tăng mạnh 34,4% lên mức 96,2 tỷ USD.

Giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng vào năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng chủ lực đều giảm: Thủy sản đạt mức 4,2 tỷ USD, giảm 6,7%; hạt điều đạt 849 triệu USD, giảm 6,8%; cà phê 1,7 tỷ USD, giảm 19%; gạo 2,7 tỷ USD, giảm 8%; dầu thô 6,2 tỷ USD, giảm 40%; xăng dầu 854 triệu USD, giảm 11,6%; gỗ và sản phẩm gỗ 2,5 tỷ USD, giảm 9,9%; hàng dệt may đạt 9 tỷ USD, giảm 1,3%; giày dép 4 tỷ USD, giảm 15,8%.

Tuy nhiên, tính đến hết tháng 12/2010, tình hình xuất khẩu đã xuất hiện tín hiệu đáng mừng, đã có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng chủ lực tăng cao so với cùng kỳ năm trƣớc nhƣ: Hàng dệt may đạt kim ngạch lớn nhất với 11,2 tỷ USD, tăng

35

23,2%; giày dép đạt 5 tỷ USD, tăng 24,9%; thủy sản 4,9 tỷ USD, tăng 16,5%; gạo 3,2 tỷ USD, tăng 20,6%; hàng điện tử máy tính 3,5 tỷ USD, tăng 28,8%; gỗ và sản phẩm gỗ 3,4 tỷ USD, tăng 31,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 3 tỷ USD, tăng 48%; cao su 2,3 tỷ USD, tăng 93,7%. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trƣớc, mặt hàng dầu thô đạt 4,9 tỷ USD, giảm 20,2% (lƣợng giảm 40,3%). Một số mặt hàng do đơn giá bình quân tăng nên suy giảm về lƣợng nhƣng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng so với cùng kỳ là: Xăng dầu đạt 1,2 tỷ USD, tăng 26,5% (lƣợng giảm 2,9%); hạt tiêu đạt 425 triệu USD, tăng 22,1% (lƣợng giảm 12,9%); cà phê đạt 1,7 tỷ USD, tăng 1,9% (lƣợng giảm 0,9%).

Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2010 có sự thay đổi ở một số nhóm hàng so với cùng kỳ năm trƣớc. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 44,8% năm 2009 lên 45,1% năm 2010; nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ 30,9% xuống 27,8%; nhóm hàng nông lâm sản tăng từ 15,4% lên 16,3%; nhóm hàng thủy sản giảm từ 7,5% xuống còn 7%; vàng và các sản phẩm từ vàng tăng từ 1,4% lên mức 3,8%.

36

Một phần của tài liệu Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 34 - 36)