Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 47 - 48)

Với doanh số xuất khẩu hàng hóa trung bình hàng năm bằng khoảng 70% GDP của Việt Nam, việc Chính phủ thực hiện khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu là tạo điều kiện để đảm bảo tăng trƣởng kinh tế, duy trì việc làm, cải thiện thu nhập cho ngƣời lao động và là nguồn ngoại tệ quan trọng nhất trang trải cho các hoạt động nhập khẩu.

Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới chƣa phục hồi hoàn toàn, Chính phủ cần nỗ lực thực hiện các giải pháp xúc tiến xuất khẩu quốc gia nhằm mở rộng và chuyển hƣớng thị trƣờng xuất khẩu, thực hiện chính sách thuế ƣu đãi, khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu, áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt theo tín hiệu thị trƣờng… Trong khi các doanh nghiệp cần tích cực, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, kể cả những hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc để có thể tồn tại và phát triển trong những thử thách khắc nghiệt của điều kiện thị trƣờng do khủng hoảng kinh tế để lại.

Với sự nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp, xuất khẩu năm 2010 và cả năm 2011 đều tăng so với những năm trƣớc và tăng so với chỉ tiêu do Quốc hội

48

đề ra. Trong đó, cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế tạo, nhóm hàng có hàm lƣợng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu hàng thô.

Tuy nhiên, do năng lực sản xuất nhiều mặt hàng của Việt Nam còn hạn chế, khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn cũng nhƣ sức cạnh tranh còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là do quy mô doanh nghiệp còn nhỏ. Một khó khăn đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu là vốn ít mà nhu cầu lại nhiều, nhất là các doanh nghiệp dệt may, da giầy…

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, tốc độ tăng trƣởng nhập khẩu trong giai đoạn 2010 – 2011 thấp hơn tốc độ tăng trƣởng của xuất khẩu, cụ thể từ quý II năm 2010 đến quý IV năm 2011 xuất khẩu tăng 85,7% trong khi nhập khẩu chỉ tăng 70,6%. Nguyên nhân chính là do xuất khẩu tăng mạnh và nhập khẩu chững lại từ tháng 4/2010. Tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu cũng đã giảm dần qua các quý. Theo dự báo, do giá cả trên thị trƣờng thế giới có thể ổn định, lƣợng hàng tồn kho trong nƣớc đối với một số mặt hàng còn nhiều, cùng với việc triển khai tích cực các biện pháp kiềm chế nhập siêu thì cán cân thƣơng mại của Việt Nam trong thời gian tới sẽ còn đƣợc cải thiện đáng kể.

Trong thời gian tới để đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế, chúng ta phải đẩy mạnh xuất khẩu, cả chiều rộng và chiều sâu. Phải tăng kim ngạch xuất khẩu trên cơ sở mở rộng quy mô sản xuất hàng xuất khẩu, tìm kiếm các mặt hàng mới có khách hàng yêu cầu; mặt khác tăng kim ngạch xuất khẩu theo hƣớng đầu tƣ theo chiều sâu, sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có hàm lƣợng chất xám cao; đầu tƣ vào các ngành phụ trợ tạo nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất để tăng hàm lƣợng nội địa hóa. Một giải pháp rất quan trọng là tìm đầu ra, tìm thị trƣờng để tiêu thụ hàng hóa trong điều kiện nƣớc ta đã bƣớc sang giai đoạn phục hồi kinh tế trong khi đó các đối tác thƣơng mại lớn của ta còn chƣa hoàn toàn thoát khỏi suy thoái kinh tế.

Một phần của tài liệu Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008 đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 47 - 48)