CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHOẢN PHẢ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý các khoản thu tại các doanh nghiệp ngành xây dựng tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 108)

6. Kết cấu luận văn

1.2.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHOẢN PHẢ

KHOẢN THU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

Có hai loại nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả quản lý các khoản thu đối với các doanh nghiệp.

23

Sơ đồ: 1.5: Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả quản lý các khoản thu của các doanh nghiệp

1.2.1. Các nhân tố khách quan ảnh hƣởng tới hiệu quả quản lý khoản thu của các doanh nghiệp

Các nhân tố khách quan là các nhân tố có thể ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và do đó tác động đến việc sử dụng vốn lƣu động nhƣ thế nào cho phù hợp để thích nghi với sự biến đổi của môi trƣờng xung quanh. Chúng là những nhân tố mà bản thân doanh

Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả quản lý các khoản thu tại các doanh nghiệp Các nhân tố về môi trƣờng tự nhiên Các nhân tố về môi trƣờng văn hóa, XH Các chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc Cơ sở hạ tầng của doạnh nghiệp Các nhân tố khách quan Các nhân tố về môi trƣờng kinh tế Các nhân tố chủ quan Về nguồn nhân lực Về trình độ khoa học công nghệ

24

nghiệp không thể kiểm soát đƣợc. Điều này đòi hỏi bản thân doanh nghiệp phải tự nắm bắt và thích ứng.

(1) Các nhân tố về môi trường kinh tế:

Môi trƣờng kinh tế là một tập hợp bao gồm nhiều yếu tố có ảnh hƣởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: lạm phát, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, thu nhập quốc dân, biến động cung cầu hàng hóa, mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng…Môi trƣờng kinh tế thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của mình, ngƣợc lại chúng gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp.

(2) Các nhân tố về môi trường tự nhiên:

Đó là các nhân tố về khí hậu, vị trí địa lý, địa hình ...Các nhân tố này có ảnh hƣởng lớn đến quyết định đến chính sách bán hàng của doanh nghiệp. Chúng tác động đến việc doanh nghiệp lựa chọn vị trí, kiểu dáng, cách bán hàng, nơi bán hàng phù hợp với yêu cầu của ngƣời mua và khuyến khích ngƣời tiêu dùng.

* Các nhân tố về môi trường văn hóa xã hội:

Đây là những nhân tố luôn bao quanh doanh nghiệp và nó có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Dân số thể hiện quy mô nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu, từ đó khi cung cấp dịch vụ thông tin doanh nghiệp có thể dự đoán đƣợc dung lƣợng thị trƣờng mà doanh nghiệp có thể đạt đến.

- Thu nhập và phân bố thu nhập của ngƣời tiêu dùng: thu nhập của dân cƣ quyết định đến lƣợng tiền mà ngƣời tiêu dùng sẽ dùng để đảm bảo cuộc sống của mình,….

- Ngoài ra các nhân tố nhƣ: trình độ văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, xu hƣớng phân bố dân cƣ…ảnh hƣởng đến thói quen, tập tính tiêu dùng của các tầng lớp dân cƣ và từ đó tác động đến nhu cầu và cơ cấu chi tiêu của khách hàng.

25

(4) Các chính sách vĩ mô của Nhà nước :

Các chủ trƣơng chính sách về đầu tƣ của Đảng và nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ quyết định quy mô và sự phát triển của khối ngành kinh tế đó, cũng nhƣ những doanh nghiệp nói riêng.

1.2.2. Các nhân tố chủ quan ảnh hƣởng tới hiệu quả quản lý khoản thu của các doanh nghiệp

Nếu nhƣ các nhân tố khách quan là những nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát và thay đổi đƣợc thì các nhân tố chủ quan là những nhân tố nằm ở chính bản thân của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và điều chỉnh theo hƣớng có lợi nhất cho mình. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp chủ yếu ở việc doanh nghiệp có nắm bắt và kiểm soát đƣợc các nhân tố chủ quan hay không. Những nhân tố đó là:

(1) Về nguồn nhân lực: đây là một trong những nguồn vốn quý nhất của doanh nghiệp có ảnh hƣởng to lớn đến sự thành bại trong kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng của doanh nghiệp. Trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên sẽ quyết định đến chất lƣợng của sản phẩm, dịch vụ, năng suất lao động và từ đó tác động đến hiệu quả quản lý khoản phải thu. Còn với cán bộ lãnh đạo và quản lý, việc đƣa ra các quyết định sản xuất kinh doanh, phƣơng pháp quản lý, mục tiêu và định hƣớng phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm trên thƣơng trƣờng của họ. Đồng thời, họ cũng sẽ là những ngƣời đƣa ra đƣợc các chính sách tín dụng phù hợp cho Công ty trong từng giai đoạn phát triển của Công ty, để có thể mang lại hiệu quả kinh doanh cao với mức chi phí nhỏ nhất.

(2) Trình độ khoa học công nghệ: việc áp dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại trong hoạt động sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp giảm thiểu đƣợc chi phí, nâng cao đƣợc năng suất lao động, chất lƣợng dịch vụ từ đó tăng hiệu suất quản lý. Trình độ khoa học công nghệ cũng một phần đẩy

26

nhanh hiệu quả quản lý các khoản phải thu, bằng việc áp dụng công nghệ sẽ giúp nhà quản lý có đƣợc các thông tin nhanh chóng, chính xác đến các khoản nợ phải thu của Công ty mình, cũng nhƣ tình hình thanh toán các khoản thu đó liên quan đến từng khách hàng. Để từ đó, đƣa ra đƣợc các chính sách kịp thời, chính xác.

(3) Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: khi doanh nghiệp có hệ thống cơ sở hạ tầng (trụ sở làm việc, các trung tâm, chi nhánh, hệ thống đại lý…) đƣợc bố trí hợp lý khoa học sẽ giúp doanh nghiệp quản lý có hiệu quả hơn các khoản phải thu, thu có hiệu quả hơn các khoản nợ từ khách hàng…

1.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÓ ĐÕI HIỆN NAY

1.3.1 Đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc

- Theo nghị định 69/2002/NĐ-CP ngày 12/07/2002 về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với DNNN thì việc xử lý nợ phải thu tồn đọng đƣợc thực hiện trong phạm vi sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với doanh nghiệp nhà nƣớc đang hoạt động: phạm vi xử lý là các khoản nợ tồn dọng đến ngày 31/12/2000. Các khoản nợ phải thu tồn đọng phát sinh sau ngày 31/12/2000, doanh nghiệp phải tự thu hồi.

+ Đối với doanh nghiệp nhà nƣớc thực hiện chuyển đổi: phạm vi xử lý là các khoản nợ tồn đọng đến thời điểm chuyển đổi. Các khoản nợ tồn đọng phát sinh sau thời điểm chuyển đổi, doanh nghiệp tự thu hồi.

Các doanh nghiệp có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận, phân loại nợ, đôn đốc thu hồi và chủ động xử lý nợ phải thu tồn đọng.

- Việc huy động nguồn để xử lý nợ phải thu tồn đọng của doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc xác định theo thứ tự ƣu tiên sau:

+ Nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi trích lập hàng năm của doanh nghiệp nhà nƣớc.

27

+ Giảm trừ vào giá trị vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp

+ Sử dụng nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc và hệ thống các ngân hàng thƣơng mại giai đoạn 2001-2003 theo quyết định số 92/QĐ- TTg ngày 29 tháng 01 năm 2002.

- Đối với doanh nghiệp có nợ phải thu quá lớn không đòi đƣợc, không thể xử lý hết bằng các biện pháp (dùng nguồn dự phòng để bù đắp, hạch toán vào chi phí kinh doanh,…), do đó không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả đến hạn thì phải tiến hành giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật. Trƣờng hợp cần thiết phải duy trì doanh nghiệp và doanh nghiệp có phƣơng án kinh doanh hiệu quả đƣợc cấp có thẩm quyền duyệt thì uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng hoặc Bộ, ngành quản lý có ý kiến gửi Bộ Tài Chính xem xét bổ sung vốn điều lệ hoặc có biện pháp hỗ trợ tài chính để doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động bình thƣờng. Trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền hoặc quá khả năng của ngân sách, Bộ Tài Chính báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ quyết định.

1.3.2 Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Theo thông tƣ 13/2006/TT-BTC về hƣớng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tƣ tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp ngày 27/02/2006 thì việc xử lý nợ phải thu không có khả năng thu hồi đƣợc nhƣ sau: giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp phải theo dõi riêng trên sổ sách kế toán ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi đƣợc nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.

28

Trong đó tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi đƣợc = nợ phải thu ghi trên sổ sách - số tiền đã thu hồi đƣợc (do ngƣời gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc ngƣời nợ, do đƣợc chia tài sản theo quyết định của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

1.4 KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ KHOẢN PHẢI THU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TN DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TN

1.4.1. Phân loại khách hàng

Khách hàng cần đƣợc phân loại cụ thể để từ đó công ty sẽ có các chính sách phù hợp cho từng loại khách hàng. Hiện nay, khách hàng đƣợc phân ra làm 2 loại nhƣ sau:

- Khách hàng theo dự án:

+ Đối với những dự án mà phải trải qua giai đoạn đấu thầu, ban dự án của công ty sẽ tiến hành phân tích các điều khoản nhƣ thời hạn thanh toán có quá dài không? Trị giá công trình bao nhiêu? Khả năng thanh toán của khách hàng nhƣ thế nào? Nguồn vốn đầu tƣ của dự án? … Sau khi phân tích đánh giá, nếu ban dự án của công ty nhận thấy rằng dự án khả thi, thì sẽ tiến hành lập hồ sơ dự thầu.

+ Đối với các dự án chào giá cạnh tranh: nếu khách hàng lần đầu tiên làm việc với công ty thì công ty sẽ áp dụng chính sách nợ nhƣ đối với trƣờng hợp khách hàng khác, nếu khách hàng thƣờng xuyên, công ty đánh giá dựa theo 06 tiêu chí:

+ Giá trị bình quân tháng: là số tiền khách hàng mua hàng tháng.

+ Hạn thanh toán: số ngày khách hàng phải thanh toán, quy định trong hợp đồng.

+ Nợ quá hạn: đƣợc phân tích trong báo cáo tuổi nợ. + Thiện chí: sự sẵn lòng chi trả

+ Biên lợi nhuận gộp: là phần trăm của chênh lệch giữa giá chào cạnh tranh (hay giá bán) và chi phí dự kiến hoàn thành công trình trên giá chào

29 cạnh tranh.

+ Mức độ ổn định: là sự mua hàng thƣờng xuyên không ngắt quãng của khách hàng.

- Khách hàng khác: ban dự án của công ty sẽ tiến hành phân tích các báo cáo tài chính, giấy phép kinh doanh cũng nhƣ khả năng tài chính của khách hàng. Nếu khách hàng không có khả năng tài chính, nguồn vốn đầu tƣ không rõ ràng, công ty sẽ từ chối tiếp nhận công trình.

1.4.2. Xác định thời gian nợ

- Khách hàng dự án:

+ Đối với các dự án phải trải qua giai đoạn đấu thầu: công ty sẽ kiểm soát nợ phải thu theo quy định của hồ sơ thầu.

+ Đối với các dự án chào giá cạnh tranh và khách hàng là thƣờng xuyên: công ty sẽ áp dụng chính sách thu hồi nợ phải thu là 20% trong vòng 7 ngày kể từ ngày ký biên bản hoàn tất phần móng của công trình, phần còn lại sẽ thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao công trình đối với khách hàng loại A. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với khách hàng loại B, công ty sẽ gửi công văn nhắc khách hàng nếu không cải thiện tốt tình hình thanh toán, công ty buộc phải áp dụng chính sách nợ nhƣ đối với khách hàng khác, không còn ƣu đãi nữa. Đối với khách hàng loại C, công ty sẽ chuyển sang áp dụng chính sách thu hồi nợ nhƣ đối với khách hàng khác, không còn ƣu đãi.

- Khách hàng khác: công ty sẽ áp dụng chính sách nợ thống nhất là đặt cọc 30%, 20% ngay sau khi hoàn tất phần móng của công trình, 30% ngay sau khi xây dựng xong khung xƣơng của công trình, 20% ngay sau khi nghiệm thu bàn giao công trình.

1.4.3. Tổ chức kiểm soát nợ

Thành lập Ban kiểm soát nợ gồm: Giám đốc, kế toán trƣởng, trƣởng phòng dự án, và tổ kiểm soát nợ với chức năng và nhiệm vụ cụ thể sau:

30 - Giám Đốc:

+ Là ngƣời ký quyết định thực thi chính sách kiểm soát nợ + Phê duyệt thời gian nợ tối đa cho phép

+ Thay đổi thời gian nợ tối đa cho từng trƣờng hợp cụ thể theo đề nghị của tổ kiểm soát nợ.

- Kế toán trƣởng và trƣởng phòng dự án: + Giám sát trực tiếp tổ kiểm soát nợ

+ Ký vào các đề nghị, báo cáo của tổ kiểm soát nợ trƣớc khi đề nghị này đƣợc trình lên Giám đốc thông qua

- Tổ kiểm soát nợ:

+ Xây dựng chính sách kiểm soát nợ

+ Đánh giá, phân loại khách hàng theo các tiêu chí trên

+ Đề nghị thời gian nợ tối đa cho từng khách hàng để Giám đốc ký + Báo cáo tình trạng thu hồi nợ nửa tháng 1 lần cho Ban kiểm soát nợ. + Cập nhật chính sách kiểm soát nợ 6 tháng 1 lần để đảm bảo chính sách luôn phù hợp với tình hình thực tế.

+ Đối chiếu nợ với khách hàng 6 tháng 1 lần, kế toán thanh toán chịu trách nhiệm in các bản đối chiếu nợ cho từng khách hàng, hồ sơ nợ sau đó đƣợc chuyển sang phòng dự án để nhân viên dự án đi đối chiếu. Thời gian hoàn trả lại hồ sơ nợ cho phòng kế toán là 1 tháng kể từ ngày hồ sơ đƣợc chuyển giao.

+ Hàng ngày căn cứ vào hợp đồng, hoá đơn bán hàng, biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình, tổ kiểm soát nợ chịu trách nhiệm đôn đốc thu hồi nợ kịp thời.

+ Đề xuất với Ban kiểm soát nợ các giải pháp tiến hành thu hồi nợ nếu khách hàng không có thiện chí thanh toán

31

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1. Doanh nghiệp đã có chính sách quản lý các khoản thu chƣa ?

2. Doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp quản lý khoản phải thu nhƣ thế nào ?

3. Các biện pháp quản lý khoản phải thu của đơn vị có mang lại hiệu quả hay không ?

4. Tỷ trọng nợ phải thu của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu % trên tổng nguồn vốn ?

5. Doanh nghiệp đã tiến hành phân loại nợ phải thu theo các nhóm nợ chƣa ?

2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Sử dụng mô hình phƣơng pháp phân tích SWOT (còn gọi là ma trận SWOT) là phƣơng pháp phân tích các điểm Mạnh (Strengths), điểm Yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Rủi ro (Threats).

Điểm Mạnh và điểm Yếu, gọi nôm na là sở trƣờng và sở đoản là những yếu tố nội bộ tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị. Các yếu tố này có thể là tài sản, kỹ năng hoặc những nguồn lực nào đó của công ty so với đối thủ cạnh tranh.

Cơ hội và Rủi ro là các yếu tố bên ngoài tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị của công ty mà nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Cơ hội và Rủi ro nảy sinh từ môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh, yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý các khoản thu tại các doanh nghiệp ngành xây dựng tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 108)