Ứng dụng nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán trong việc mua bán nợ phả

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý các khoản thu tại các doanh nghiệp ngành xây dựng tỉnh Thái Nguyên (Trang 102 - 108)

6. Kết cấu luận văn

4.2.2.7.Ứng dụng nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán trong việc mua bán nợ phả

phải thu tại các doanh nghiệp ngành xây dựng

Bảo lãnh là sự cam kết của ngƣời thứ ba thực hiện nghĩa vụ của ngƣời đƣợc bảo lãnh trong trƣờng hợp ngƣời này không thực hiện hoặc không hoàn thành nghĩa vụ đó. Hiện nay ngân hàng có thể cung cấp các hình thức bảo lãnh sau: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh bảo hành.

Các nhà đầu tƣ khi cảm thấy kém tin cậy về nhà thầu thì họ sẽ yêu cầu các nhà thầu phải thực hiện bảo lãnh dự thầu khi tham gia đấu thầu, mức thông thƣờng hiện nay là 10% giá trị công trình và khoản tiền này sẽ đƣợc giải toả sau khi doanh nghiệp thắng thầu. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ phải đƣợc thực thi ngay sau khi doanh nghiệp thắng thầu và sẽ đƣợc hoàn trả ngay sau khi doanh nghiệp hoàn tất và nghiệm thu công trình đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ cung cấp giấy bảo lãnh bảo hành cho chủ đầu tƣ theo thời hạn qui định trong hồ sơ thầu.

Bảo lãnh thanh toán đƣợc sử dụng nhƣ là sự đảm bảo càng chắc chắn thƣơng phiếu, trái phiếu,…với sự đảm bảo mua lại và chi trả tiền lãi của ngân hàng thƣơng mại có uy tín, ngƣời phát hành các chứng từ có giá sẽ có điều kiện thuận lợi phát hành chúng với lãi suất thấp hơn.

Trong giao dịch quốc tế, bảo lãnh thanh toán ngày càng đƣợc sử dụng nhiều, thay thế phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ nhằm đơn giản hoá giao dịch, giảm phí ngân hàng nhƣng tăng thêm linh hoạt cho cả hai phía. Nếu ngƣời mua không trả tiền hàng theo đúng điều khoản hợp đồng, ngƣời bán sẽ đòi tiền theo bảo lãnh. Nhƣ vậy, bảo lãnh đƣợc dùng làm công cụ để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của ngƣời mua theo hợp đồng thƣơng mại.

Với hình thức bảo lãnh thanh toán, ngƣời bán có thể yên tâm rằng mình có thể thu đƣợc tiền khi đến hạn, trong khi đó ngƣời mua có thể không cần

91

phải bỏ tiền hay thế chấp bất kỳ tài sản nào so với hình thức tín dụng chứng từ bởi vì ngân hàng có thể bảo lãnh cho ngƣời mua bằng tín chấp.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công cụ bảo lãnh ngày càng đang thâm nhập vào hoạt động hàng ngày. Vì vậy để có thể quản lý tốt hơn các khoản phải thu, tăng độ tin cậy trong việc thu hồi nợ thì trong các quan hệ mua bán hàng hoá các doanh nghiệp nên có thói quen áp dụng hình thức bảo lãnh thanh toán và điều này thật cần thiết đối với những khách hàng có mức độ tín nhiệm thấp.

Bao thanh toán trong ngành xây dựng là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp xây dựng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh đã đƣợc nhà thầu và chủ đầu tƣ thoả thuận trong hợp đồng. Đơn vị bao thanh toán không đƣợc quyền thực hiện bao thanh toán đối với các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng (theo điều 19 qui chế bao thanh toán số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004) trong khi đó hàng hoá của công ty mua bán nợ tồn đọng của doanh nghiệp là các khoản nợ phải thu, nợ phải trả đã quá hạn thanh toán nhƣng chƣa thu đƣợc, chƣa trả đƣợc (theo qui định 3.1 của thông tƣ số 38/2006-TT- BTC ngày 10/5/2006). Lý tƣởng nhất là trƣớc khi bất kỳ hợp đồng nào đƣợc ký kết nhà thầu nên đến gặp đơn vị bao thanh toán và phải đảm bảo rằng các đơn vị này sẽ sẵn sàng mua khoản nợ phải thu. Đơn vị bao thanh toán sẽ tiến hành kiểm tra, xếp hạng tín dụng của ngƣời mua hàng.

Bao thanh toán có các lợi ích nhƣ có thể đƣa tiền mặt ngay cho ngƣời nhà thầu; đơn vị bao thanh toán có thể đánh giá các rủi ro tín dụng và đảm bảo cho cho nhà thầu không rơi vào khả năng bị nợ khó đòi; đơn vị bao thanh toán nếu muốn có thể tiếp quản việc quản lý các hoá đơn tài chính, hợp đồng của ngƣời nhà thầu.

Để có thể đòi nợ hiệu quả các doanh nghiệp nhất thiết phải đầu tƣ nguồn nhân lực, trang thiết bị để phân loại, đánh giá khách hàng, phân tích nợ,…đều

92

này sẽ rất tốn kém và đôi khi không đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Hãy làm thử làm một phép tính, hiện nay cả nƣớc có khoảng 120,000 doanh nghiệp, trung bình mỗi doanh nghiệp sẽ phải đầu tƣ ít nhất một nhân viên chuyên làm thu hồi nợ với mức lƣơng 2 triệu đồng một tháng thì hàng năm chúng ta phải chi tiêu hàng nghìn tỷ đồng cho việc đầu tƣ nhân lực. Vậy tại sao các doanh nghiệp không bán các khoản nợ phải thu của mình cho một công ty thu hồi nợ chuyên nghiệp?

KẾT LUẬN

Hiện nay, với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và Quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trƣớc những cơ hội và những thách thức lớn. Phải khẳng định vị trí của mình bằng cách vƣợt qua các đối thủ cạnh tranh trong nƣớc và các đối thủ nƣớc ngoài. Muốn làm đƣợc điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các chính sách quản lý hợp lý. Và một trong những mảng đóng một vai trò quan trọng ảnh hƣởng lớn đến khả năng tài chính của Công ty, cũng nhƣ là một trong những yếu tố có tác động lớn đến kết quả kinh doanh của Công ty, đó chính là các khoản thu. Tại sao, quản lý tốt khoản phải thu lại giúp doanh nghiệp đứng vững đƣợc trên thị trƣờng, thúc đẩy đƣợc quá trình hoạt động kinh doanh, thì trong bài luận văn, tác giả đã chỉ rõ đƣợc tầm quan trọng và mức độ ảnh hƣởng của “khoản phải thu” đến quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp nhƣ thế nào.

Với luận văn này, tác giả mong muốn đƣa ra một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn hoàn thiện công tác quản lý các khoản phải thu tại các doanh nghiệp xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý khoản phải thu tại các Công ty xây dựng cơ bản nói chung.

93

Tuy nhiên, vì khả năng còn hạn chế, những kết quả nghiên cứu đạt đƣợc mới chỉ là kết quả nghiên cứu bƣớc đầu, Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót. Rất mong nhận đƣợc sự quan tâm, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và đồng nghiệp.

94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Hữu – Kinh tế trí thức với chiến lược phát triển của Việt Nam báo cáo dẫn đề hội thảo khoa học

2. Hệ thống các quy chuẩn và tiêu chuẩn trong ngành xây dựng ở Việt Nam, Bộ xây dựng, Nxb giao thông vận tải (2010)

3. Giáo trình kinh tế các ngành SXKD (2010), Học viện tài chính kế toán Hà Nội (2010)

4. Luật xây dựng (2003) - Nxb chính trị quốc gia Hà Nội

5. Nguyễn Văn Chọn (1999), Quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh trong ngành xây dựng, Nxb xây dựng Hà Nội

6. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS Từ Quang Phƣơng, Giáo trình kinh tế đầu tư

–NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

7. Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb Thống kê, Hà Nội.

8. Quyết định số 04/2010/QĐ – UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 03/02/2008 quy định công tác quản lý dự án đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

9. Quyết định 957/QĐ- BXD ngày 29/9/2009 công bố định mức chi phí quản lý dự án và đầu tƣ XDCB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10.Thông tƣ số 17/2010/TT - BXD ngày 29/9/2010 hƣớng đẫn xác định và quản lý, quy hoạch các dự án XDCB

11.Thái Bá Cẩn (2003), Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, Nxb tài chính Hà Nội.

95

Phụ lục 01:

PHIẾU TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ Ý KIẾN CHUYÊN GIA

STT Nội dung tham khảo ý kiền chuyên gia

Đánh giá chuyên gia

1 Anh (chị) hiểu thế nào về khoản phải thu?

- 80% ý kiến hiểu rõ về khoản phải thu tại các DN

- 20% không quan tâm đến các khoản phải thu tại DN mình.

2 Anh (chị) hiểu thế nào về khoản phải thu khó đòi?

- 70% ý kiến hiểu rõ về khoản phải thu khó đòi tại các DN.

- 10% hiểu chƣa đúng bản chất của các khoản phải thu khó đòi tại các DN.

- 20% không quan tâm đến các khoản phải thu tại DN mình.

3 Tại sao trong quá trình quản lý tại các DN ngành xây dựng cần phải quan tâm và quản lý chặt chẽ đối với các khoản phải thu?

- Khoản phải thu ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN - Ảnh hƣởng đến khả năng tài chính của doanh nghiệp

- Ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của các DN.

4 DN đã áp dụng các biện pháp gì để quán lý tốt các khoản phải thu tại DN mình?

- Tiến hành phân loại nhóm nợ

- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trong công tác quản lý nợ và đốc thúc thu hồi nợ cũng nhƣ trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để thanh toán.

- Đƣa ra một số chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán nợ nhanh.

- Xây dựng chặt chẽ các điều khoản trong hợp đồng khi ký kết, yêu cầu bên thanh

96

toán có bảo lãnh thanh toán. 5 Trong giai đoạn 2006 đến 2011

các khoản phải thu trong các doanh nghiệp ngành XDCB có xu hƣớng tăng lên hay giảm xuống.

- Các khoản phải thu từ năm 2006 đến 2009 tăng đều và có xu hƣớng tăng mạnh vào cuối năm 2009 đến 2011.

6 Đơn vị đã xác định nguyên nhân của sự gia tăng tỷ trọng nợ phải thu trong tổng tài sản của đơn vị chƣa?

Đã xác định.

7 Đơn vị có nắm bắt tốt tình hình tài chính của khách hàng không?

- Thực tế trong quá trình tìm hiểu các chỉ tiêu tài chính của khách hàng còn gặp nhiều hạn chế, thông tin chƣa đảm bảo tính chính xác, dẫn đến đơn vị đã thẩm định sai khả năng tài chính của khách hàng và ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình thu hồi nợ, khi khách hàng không có khả năng thanh toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Đơn vị gặp phải những khó khăn gì khi thu hồi các khoản nợ?

- Khách hàng không có khả năng chi trả khoản nợ.

- Công trình không hoàn thành, còn dở dang, khiến đơn vị không có khả năng quyết toán đƣợc vốn.

- Quá trình quyết toán vốn đầu tƣ XDCB còn gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý các khoản thu tại các doanh nghiệp ngành xây dựng tỉnh Thái Nguyên (Trang 102 - 108)