6. Kết cấu luận văn
4.2.1.1 Nâng cao hiệu quả của công ty mua bán nợ
Hiện nay nghiệp vụ mua bán nợ đã bƣớc đầu hình thành và Bộ Tài Chính đã thành lập công ty mua bán nợ tồn đọng của doanh nghiệp nhà nƣớc. Việc ra đời của công ty này nhằm tạo ra công cụ mới thích hợp với nền kinh tế thị trƣờng để giúp các doanh nghiệp xử lý nợ và tài sản tồn đọng, để nhằm lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là góp phần giải quyết những tồn tại về tài chính nhằm thúc đẩy nhanh hơn quá trình sắp xếp, cổ phần hoá, giao, khoán, bán và cho thuê doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của công ty là mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, kể cả quyền sử dụng đất mà các doanh nghiệp sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ bằng các hình thức nhƣ thoả thuận trực tiếp, đấu giá hoặc theo chỉ định của các cấp có thẩm quyền. Cụ thể là xử lý tài sản và các khoản nợ tồn đọng trƣớc khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp và xử lý các khoản nợ và tài sản đƣợc loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp. Sau hơn 1 năm hoạt động, đến nay Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp đã xử lý nợ của khoảng trên 70 doanh nghiệp với giá trị các món nợ trên 300 tỷ đồng. Mặt khác ngày 10
Giải pháp cho các DNXD tại địa bản tỉnh Thái Nguyên
Vĩ mô Vi mô
76
tháng 5 năm 2006 Bộ tài chính cũng đã ban hành thông tƣ số 38/2006/TT- BTC về hƣớng dẫn trình tự, thủ tục và xử lý tài chính đối với hoạt động mua, bán, bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động, công ty mua bán nợ vẫn chƣa mang lại hiệu quả mong đợi. Nhà nƣớc nên:
+ Xem nghiệp vụ mua bán nợ nhƣ là một hành vi thƣơng mại và bổ sung vào Luật thƣơng mại nghiệp vụ này nhằm tạo môi trƣờng pháp lý cần thiết cho các công ty mua bán nợ hoạt động.
+ Để cho Công ty mua bán nợ tồn đọng của doanh nghiệp có quyền quyết định hình thức, biện pháp xử lý nợ tồn đọng với mục tiêu xử lý nhanh nhất với giá trị gia tăng cao nhất để giảm bớt chi phí tài chính cho Chính phủ. Sau khi chuyển giao nợ phải thu tồn đọng từ các doanh nghiệp nhà nƣớc Công ty mua bán nợ tồn đọng của doanh nghiệp khi đó sẽ ở vị trí chủ nợ mới sẽ đảm nhận trách nhiệm xử lý nợ tồn đọng cho doanh nghiệp nhà nƣớc để cổ phần hoá. Công ty mua bán nợ tồn đọng của doanh nghiệp sẽ đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp nhà nƣớc và có biện pháp xử lý phù hợp. Cụ thể đối với những khoản nợ phải thu xác định là không còn giá trị thu hồi thì Công ty mua bán nợ tồn dọng của doanh nghiệp tự quyết định xoá nợ hoặc tập hợp báo cáo Bộ tài chính cho xoá; đối với các khoản phải thu còn giá trị thu hồi, thì Công ty mua bán nợ tồn đọng của doanh nghiệp sẽ áp dụng các biện pháp khác nhau để tối đa hoá giá trị thu hồi nợ nhƣ tái cơ cấu nợ, đầu tƣ thêm vốn để nâng cao giá trị doanh nghiệp, chuyển đổi nợ thành vốn góp, chứng khoán hoá nợ,…