ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu DT KẾ HOẠCH DT THỰC HIỆN Chênh lệch TH so với KH Số tiền Tỷ lệ hoàn thành (%) Doanh thu xuất bán trực tiếp 4.035.630 4.117.956 82.326 102,04
Bán buôn, bán Tổng đại lý và đại lý 1.995.765 2.025.082 29.317 101,47 Bán lẻ 560.400 583.669 23.269 104,15 Bán tái xuất 1.475.000 1.509.205 34.205 102,32
Doanh thu bán nội bộ ngành 2.854.995 2.961.322 106.327 103,72 Tổng doanh thu kinh doanh xăng dầu 6.890.625 7.079.278 188.653 102,74
Nguồn: Phịng Kế tốn tài chính
Bán lẻ
Hoạt động bán lẻ cũng giống như hoạt động bán buôn, bán qua Tổng đại lý, đại lý, doanh thu thực hiện lớn hơn doanh thu kế hoạch. Trong khi doanh thu kế hoạch là 560.400 triệu đồng thì doanh thu thực hiện lên tới 583.669 triệu đồng, vượt 23.269 triệu đồng (vượt 4,15%) so với chỉ tiêu kế hoạch. Doanh thu bán lẻ không những hồn thành mà cịn vượt mức kế hoạch là do nhu cầu tiêu thụ xăng dầu được nâng cao, từ đó sản lượng xuất bán tăng lên. Cơng ty có một lợi thế là các cửa hàng xăng dầu được đặt ở những tuyến đường lớn, người đi đường qua lại nhiều nên thuận lợi trong việc kinh doanh.
Bán tái xuất
Theo bài phân tích trên thì sản lượng xăng dầu bán tái xuất cho Campuchia đã giảm một lượng đáng kể so với năm 2007 nhưng doanh thu năm này vẫn hoàn thành kế hoạch, đạt 1.509.205 triệu đồng, vượt 34.205 triệu đồng, tức tăng 2,32% so với kế hoạch.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
XUẤT BÁN NỘI BỘ NGÀNH
Doanh thu thực hiện đạt 2.961.322 triệu đồng vượt mức kế hoạch là 3,72 %. Doanh thu vượt kế hoạch như vậy là do việc hoàn thành tổng kho xăng dầu Miền Tây là tổng kho xăng dầu hiện đại, đầu mối cung cấp xăng dầu lớn nhất ở vùng ĐBSCL có sức chứa 105.000 m3 với tất cả 14 bồn chứa, 2 cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 15.000 tấn, hệ thống công nghệ xuất nhập bán tự động và tự động hóa hồn tồn... đã giúp Cơng ty Xăng dầu Tây Nam Bộ chủ động nguồn xăng dầu kinh doanh, tiết kiệm chi phí vận tải, đáp ứng kịp thời nhu cầu xăng dầu của các tỉnh thành trong vùng nên thu hút được một lượng lớn doanh nghiệp trong Tổng công ty chuyển sang mua hàng của công ty, và cũng nhờ đó lượng xăng dầu tiêu thụ ở các chi nhánh của công ty tăng cao hơn do ln ln có đủ xăng dầu đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu ở các địa bàn mà các chi nhánh hoạt động.
4.1.1.5 Phân tích các ngun nhân ảnh hưởng đến tình hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trong điều kiện kinh tế thị trường thì sức mua của người tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bán hàng của doanh nghiệp, đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giá cả sản phẩm hàng hoá cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tình hình tiêu thụ và doanh thu của doanh nghiệp.
Doanh thu của công ty được cấu thành từ hai yếu tố là giá bán (giá bán
bình quân) và sản lượng tiêu thụ. Giá bán bình quân của mỗi mặt hàng sẽ được xác định dựa trên doanh thu bán ra và sản lượng tiêu thụ của mỗi mặt hàng.
Để hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng của hai nhân tố này đến doanh thu như thế nào ta đi vào phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố lượng và giá đến doanh thu qua các năm.
Gọi:
∆a: ảnh hưởng của nhân tố sản lượng tiêu thụ đến doanh thu. ∆b: ảnh hưởng của nhân tố giá bán đến doanh thu.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Cơng ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
Năm 2007 so với năm 2006
Dựa vào bảng số liệu tổng hợp sản lượng và giá bán ở bảng 10, trang 67 ta đi sâu nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhân tố lượng và giá như sau:
+ Nhân tố lượng
∆a = ((100.317.229 – 69.481.980) x 9,795)/1000 = 302.031 (triệu đồng) + Nhân tố giá
∆b = ((10,082 – 9,795) x 100.317.229)/1000 = 28.791 (triệu đồng)
Năm 2007 do sản lượng tiêu thụ của mặt hàng xăng tăng 30.835.249 lít làm cho doanh thu tăng 302.031 triệu đồng, đồng thời do giá bán tăng 287 đồng/lít làm doanh thu tăng thêm 28.791 triệu đồng. Tổng hợp nhân tố lượng và nhân tố giá ở trên thì doanh thu của xăng năm 2007 đã tăng 330.822 triệu đồng so với năm 2006.
Năm 2008 so với năm 2007
+ Nhân tố lượng
∆a = ((156.790.816 - 100.317.229) x 10,082)/1000 = 569.367 (triệu đồng) + Nhân tố giá
∆b = ((13,508 - 10,082) x 156.790.816)/1000 = 537.165 (triệu đồng)
Năm 2008 do sản lượng tiêu thụ và giá bán của mặt hàng xăng đều tăng lên nên đã làm cho doanh thu của mặt hàng này tăng lên thêm 1.106.532 triệu đồng so với năm 2007. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ tăng 56.473.587 lít làm cho doanh thu tăng lên 569.367 triệu đồng, giá bán tăng 3.426 đồng/lít làm cho doanh thu của xăng tăng thêm một lượng là 537.165 triệu đồng.
Tóm lại, doanh thu của mặt hàng xăng qua giai đoạn 2006 – 2008 liên tục tăng là do cả giá bán lẫn sản lượng tiêu thụ đều tăng. Hai nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi của doanh thu. Giá cả xăng dầu tăng là do tình hình chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp làm cho giá cả xăng dầu tăng cao, do đó giá nhập khẩu xăng dầu ở nước ta cũng biến động mạnh theo xu hướng đó. Sản lượng tiêu thụ tăng là do nhu cầu sử dụng xăng phục vụ cho các phương tiện giao thông tăng nhanh, mở thêm các cửa hàng bán lẻ, chất lượng xăng dầu cùng với
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Cơng ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
phong cách phục vụ khách hàng tốt nên xăng dầu mang thương hiệu Petrolimex luôn tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng.
b) Đối với mặt hàng dầu hỏa
Năm 2007 so với năm 2006
+ Nhân tố lượng
∆a = ((29.199.557- 28.639.881) x 8,250)/1000 = 4.617 (triệu đồng) + Nhân tố giá
∆b = ((9,400 - 8,250) x 29.199.557)/1000 = 33.579 (triệu đồng)
Như vậy, trong năm 2007 mặt hàng dầu hỏa có sản lượng tiêu thụ tăng 559.676 lít đã làm cho doanh thu tăng 4.617 triệu đồng, cùng với giá bán tăng 1.150 đồng/lít nên làm cho doanh thu tăng 33.579 triệu đồng. Từ hai nhân tố này mà doanh thu dầu hỏa năm này tăng 38.197 triệu đồng so với năm 2006.
Năm 2008 so với năm 2007
+ Nhân tố lượng
∆a = ((31.545.583 - 29.199.557) x 9,400)/1000 = 22.053 (triệu đồng) + Nhân tố giá
∆b = ((15,742 - 9,400) x 31.545.583)/1000 = 200.062 (triệu đồng)
Năm 2008 doanh thu dầu hỏa tăng 222.115 triệu đồng so với năm 2007 là do sản lượng tiêu thụ tăng 2.346.026 lít nên làm cho doanh thu tăng 22.053 triệu đồng, đồng thời giá bán dầu hỏa tăng 6.342 đồng/lít đã dẫn đến doanh thu tăng lên thêm 200.062 triệu đồng.
Qua bảng phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng (bảng 5, trang 52) cho thấy doanh thu của dầu hỏa đều tăng lên qua các năm. Sự gia tăng này chủ yếu là do giá bán của nó biến động mạnh và là mặt hàng có giá biến động ở mức cao nhất trong năm 2008. Mặt khác thì sản lượng xuất bán tăng lên cũng góp phần làm cho doanh thu của dầu hỏa tăng.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Cơng ty Xăng dầu Tây Nam Bộ