MẶT HÀNG 2006 2007 2008 Sản lượng Giá bán (1000 đồng) Sản lượng Giá bán (1000 đồng) Sản lượng Giá bán (1000 đồng) 1. Xăng (lít) 69.481.980 9,795 100.317.229 10,082 156.790.816 13,058 2. Dầu hỏa (lít) 28.639.881 8,250 29.199.557 9,400 31.545.583 15,742 3. Diesel (lít) 183.914.322 7,227 223.449.132 8,295 218.868.660 12,694 4. Mazut (kg) 183.337.104 5,900 212.168.901 7,325 158.783.406 10,621 Nguồn: Phịng Kế tốn tài chính
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
c) Đối với mặt hàng diesel
Năm 2007 so với năm 2006
+ Nhân tố lượng
∆a = ((223.449.132 – 183.914.322) x 7,227)/1000 = 285.718 (triệu đồng) + Nhân tố giá
∆b = ((8,295 – 7,227) x 223.449.132)/1000 = 238.644 (triệu đồng)
Vậy do sản lượng tiêu thụ diesel năm 2007 tăng 39.534.810 lít so với năm 2006 nên đã làm cho doanh thu tăng 285.718 triệu đồng, thêm vào đó giá bán đơn vị cũng tăng 1.068 đồng/lít nên làm cho doanh thu mặt hàng này tăng 238.644 triệu đồng.
Năm 2008 so với năm 2007
+ Nhân tố lượng
∆a = ((218.868.660 - 223.449.132 ) x 8,295)/1000 = -37.995 (triệu đồng) + Nhân tố giá
∆b = ((12,694 - 8,295) x 218.868.660)/1000 = 962.803 (triệu đồng)
Như vậy, do sản lượng diesel giảm 4.580.472 lít đã làm cho doanh thu mặt hàng này giảm 37.995 triệu đồng, tuy nhiên giá bán diesel tăng 4.399 đồng/lít đã làm cho doanh thu tăng lên 962.803 triệu đồng.
Nhìn chung, doanh thu của diesel tăng lên qua 3 năm 2006 – 2008, doanh thu mặt hàng này tăng lên chủ yếu là do giá bán tăng lên rất nhiều, giá bán tăng góp phần trực tiếp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sự tăng lên doanh thu. Nguyên nhân là do tình hình thị trường xăng dầu thế giới biến động mạnh làm ảnh hưởng đến tình hình xăng dầu nước ta vì giai đoạn năm 2006 – 2008 nước ta là một nước nhập khẩu xăng dầu hoàn toàn. Bên cạnh đó sản lượng tiêu thụ cũng ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu nhưng ở năm 2008 sản lượng này có suy giảm, chủ yếu là do giá bán ở năm này tăng quá cao nên khách hàng hạn chế sử dụng hoặc chuyển sang sử dụng các nhiên liệu khác có giá rẻ hơn mặt hàng diesel.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Cơng ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
d) Đối với mặt hàng mazut
Năm 2007 so với năm 2006
+ Nhân tố lượng
∆a = ((212.168.901 – 183.337.104) x 5,900)/1000 = 170.108 (triệu đồng) + Nhân tố giá
∆b = ((7,325 – 5,900) x 212.168.901)/1000 = 302.341 (triệu đồng)
Trong năm 2007 sự gia tăng của sản lượng tiêu thụ và giá bán của mazut đã làm cho doanh thu của nó tăng 472.448 triệu đồng. Trong đó, sản lượng tiêu thụ tăng 28.831.797 lít đã làm cho doanh thu tăng 170.108 triệu đồng, và đồng thời giá bán tăng 1.425 đồng/lít đã làm cho doanh thu tăng thêm 302.341 triệu đồng.
Năm 2008 so với năm 2007
+ Nhân tố lượng
∆a = ((158.783.406 - 212.168.901) x 7,325)/1000 = -391.049 (triệu đồng) + Nhân tố giá
∆b = ((10,621 – 7,325) x 158.783.406)/1000 = 523.350 (triệu đồng)
Như vậy trong năm 2008 sản lượng tiêu thụ của diesel giảm đáng kể, giảm 53.385.495 lít nên đã làm doanh thu mặt hàng này giảm 391.049 triệu đồng, nhưng bên cạnh đó vì giá bán của nó cũng biến động chung với tình trạng các mặt hàng xăng, dầu hỏa, diesel nên đã tăng lên 3.296 đồng/lít do đó làm cho doanh thu tăng 523.350 triệu đồng.
Qua việc phân tích sự biến động sự ảnh hưởng của nhân tố giá và nhân tố sản lượng tiêu thụ đến doanh thu của mặt hàng mazut cho thấy giá bán là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự tăng lên của doanh thu. Tuy sản lượng xuất bán của mazut có giảm nhưng ảnh hưởng khơng nhiều đến sự tăng lên của doanh thu. Sản lượng này giảm là do một số khách hàng công nghiệp chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế là than thay cho mazut với giá rẻ hơn, đồng thời sự xuất hiện của nhiều đầu mối nhập khẩu khác khi đấu thầu có giá bán thấp hơn giá của cơng ty xăng dầu Tây Nam Bộ nên đã làm mất đi một lượng khách hàng quen thuộc của cơng ty.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
4.1.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, th ương mại, dịch vụ nhắm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: doanh thu và lợi nhuận. Chi phí là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Mỗi sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng giảm của lợi nhuận. Phân tích tình hình chi phí qua các năm là xem xét sự biến động của các khoản mục chi phí, đánh giá mức độ chênh lệch từ đó đề ra một số biện pháp hạn chế sự gia tăng và có thể giảm bớt các loại chi phí đến mức thấp nhất.
Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ là một doanh nghiệp thương mại, chuyên kinh doanh các sản phẩm xăng dầu chính do đó cơng ty có các loại chi phí khác với những doanh nghiệp sản xuất. Cơng ty có 2 loại chi phí lớn: giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động bao gồm chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp.
4.1.2.1 Phân tích sự biến động của giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán cịn gọi là chi phí mua hàng đối với các doanh nghiệp thương mại. Đây là một khoản mục chi phí mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các mức giá cao, thấp khác nhau dựa vào việc tìm các nhà cung cấp hàng hóa khác nhau. Sự tự do lựa chọn các nhà cung ứng khác nhau là đối với các doanh nghiệp thương mại nhìn chung, tuy nhiên cơng ty xăng dầu Tây Nam Bộ thì chỉ được phép nhận hàng hóa từ cơng ty tuyến trên đó là Tổng cơng ty xăng dầu Việt Nam để đảm bảo chất lượng và khối lượng nguồn hàng.
Trong những năm gần đây, thị trường xăng dầu thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xăng dầu trong nước. Giá cả xăng dầu thế giới liên tục tăng buộc Bộ Công Thương phải quy định giá trần xăng dầu bằng với giá bán lẻ. Kinh doanh trong tình hình chung này thì Tổng cơng ty sẽ chịu lỗ một khoản nhưng khoản lỗ này được Nhà nước bù đắp.
Qua bảng 11 (trang 73) cho thấy giá vốn hàng bán của công ty liên tục tăng từ năm 2006 đến năm 2008. Năm 2006 tổng giá vốn hàng bán của các mặt hàng
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Cơng ty Xăng dầu Tây Nam Bộ
là 3.267.183 triệu đồng, năm 2007 tăng lên thêm 1.365.147 triệu đồng (tăng 41,78%), đạt mức 4.632.330 triệu đồng. Sang năm 2008, chi phí này là 7.012.432 triệu đồng, tăng 2.380.102 triệu đồng, tức đã tăng 51,38% so với năm 2007.
Tình hình biến động giá vốn hàng bán của từng mặt hàng cụ thể như sau:
XĂNG
Hình 8: Giá vốn hàng bán của xăng giai đoạn 2006 – 2008
Năm 2006, giá vốn hàng bán của xăng đạt 665.808 triệu đồng, năm 2007 chi phí này tăng lên rất nhiều, tăng 329.726 triệu đồng (tăng 49,52%). Đến năm 2008, mặt hàng này có giá vốn hàng bán là 2.092.409 triệu đồng, đứng thứ hai về tỷ trọng trong tổng giá vốn hàng bán của công ty, tăng lên thêm 1.096.875 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng rất nhanh 110,18%.
655.808 955.534 2.092.409 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ