4. Đóng góp mới của luận văn
3.3.2. Về môi trường đất
Xác định đặc điểm hình thái phẫu diện đất và phân tích một số chỉ tiêu lý học và hóa học cơ bản của đất dưới các thảm thưc vật rừng nói trên.
Các nội dung nghiên cứu đề tài được tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Các kiểu thảm thực vật Thảm thực vật Môi trường đất Thành phần Loài Thành phần dạng sống Cấu trúc và độ che phủ của quần xã Đặc điểm hình thái phẫu diện đất Tính chất lý học của đất Tính chất hóa học của đất
Đánh giá mối quan hệ giữa các thảm thực vật và đất
23 3.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 3.4.1. Phương pháp điều tra
Để nghiên cứu để thu thập số liệu tôi sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn của Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) [36] và Hoàng Chung (2005) [13] 3.4.1.1. Phương pháp tuyến điều tra (TĐT)
Mục tiêu điều tra theo tuyến nhằm xác định phân bố của các đối tượng nghiên cứu. Do đó sau khi xác định được địa điểm nghiên cứu ta tiến hành lập TĐT. TĐT được xác định qua điều tra phỏng vấn chủ hộ trực tiếp canh tác một khu rừng hay một khu đồi. Tại mỗi kiểu thảm bố trí tuyến điều tra có hướng vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Khoảng cách giữa hai tuyến tùy theo kiểu thảm và địa hình cụ thể, thường là 50-100m, bề rộng tuyến điều tra là 2m. Trên tuyến đi thu thập và ghi chép tất cả các số liệu về thành phần loài, dạng sống và độ che phủ (%) của thảm thực vật.
3.4.1.2. Phương pháp ô tiêu chuẩn (OTC)
Trên mỗi TĐT tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn và được phân bố đồng đều ở các vị trí chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi. Mỗi OTC có diện tích 400m2 (20m x 20m). Ô dạng bản (ODB) có diện tích 4m2 (2mx2m) được bố trí trên các đường chéo, đường vuông góc và các cạnh của OTC. Tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích OTC. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ODB để thu thập số liệu bổ sung. Trong OTC tiến hành thống kê về thành phần loài, dạng sống, cấu trúc và độ che phủ của thảm thực vật. Tổng số OTC là 4x3=12 ô.
3.4.2. Phương pháp thu mẫu 3.4.2.1. Thu mẫu thực vật 3.4.2.1. Thu mẫu thực vật
- Trên TĐT, quan sát và ghi chép vào phiếu tất cả các thông tin về các loài đã gặp như: tên latinh (hoặc tên địa phương), dạng sống (thân gỗ, thân bụi, thân thảo, dây leo). Nếu có loài chưa biết tên thì lấy mẫu (theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004[36] và Hoàng Chung, 2005[13]) về để tra cứu.
24 mẫu cũng giống như tuyến điều tra.
- Để nghiên cứu cấu trúc tầng tán của thảm thảm thực vật, trong các OTC tiến hành đo chiều cao vút ngọn (Hvn) của các loài thực vật. Những cây cao 4m trở xuống được đo bằng sào có chia vạch đến 0,1m, đối với cây cao trên 4m được đo bằng thước Blumeleiss đo theo nguyên tắc lượng giác.
Đánh giá độ che phủ bằng mắt là phần trăm diện tích đất được thảm thực vật che phủ.
3.4.2.2. Thu mẫu đất
*Đào phẫu diện
Phẫu diện đất (profile) là mặt phẳng cắt thẳng đứng từ mặt đất xuống các tầng sâu của đất.
Mỗi thảm thực vật đào một phẫu diện chính, vị trí đào phẫu diện phải đại diện cho loại đất, khu vực đất được nghiên cứu. Kích thước phẫu diện dài 1,2m, rộng 0,8m, sâu 1,2m và mô tả theo phương pháp của Lê Văn Khoa và cộng sự (1998) [24]
Theo Lê Thu Bồn [9] các đặc trưng hình thái của đất mà có thể quan sát được qua phẫu diên đó là: Các tầng đất, các tầng đất khác nhau được phân biệt nhờ một số dấu hiệu như: màu sắc, kích thước cấp hạt (thành phần cơ giới), độ chặt, kết cấu...
Một phẫu diện đất rừng tự nhiên thường có 4 tầng là: O (Ao), A, B và C theo thứ tự từ mặt đất xuống sâu như sau:
Tầng O (tầng Ao): là tầng hữu cơ (còn gọi là tầng thảm mục). Tầng này chứa xác thực vật và động vật chưa được phân giải hoặc mới ở trạng thái bán phân giải.
Tầng Ao chỉ có ở đất rừng chưa khai thác, còn đất đã được khai thác để trồng trọt mất thảm thực vật rừng, thì tầng này xem như không có.
Tầng A: gọi là tầng rửa trôi (eluvial). Là tầng đất chứa nhiều mùn. Trong thực tế tầng này có nhiều chất bị rửa trôi xuống các tầng sâu ngay cả sét, chính vì thế người ta gọi là tầng rửa trôi. Thường nhóm này người ta chia ra các tầng phụ A1, A2, A3.
25
Tầng B: gọi là tầng tích tụ (illuvial). Là tầng chứa các hợp chất như oxyt sắt, nhôm, khoáng sét bị rửa trôi từ trên xuống. Cũng có trường hợp các chất này được hình thành tại chỗ hoặc từ những tầng phía dưới đi lên. Tầng B trong nhiều vùng đất có thể tách ra các tầng phụ B1, B2, B3.
Tầng C: Tầng mẫu chất; chứa các sản phẩm phong hóa từ đá. Tầng D: Tầng đá mẹ. Là tầng đá gốc.
*Lấy mẫu đất
Mỗi kiểu thảm thực vật, tiến hành đào 3 phẫu diện nhỏ có kích thước 50cm x 50cm x 50cm, phân bố đều ở 3 vị trí chân đồi, sườn đồi và đỉnh đồi. Ở mỗi phẫu diện lấy đất theo thứ tự từ dưới lên trên, theo các lớp độ sâu là 0 - 10cm, 10 - 20cm, 20 - 30cm. Sau đó đất từng tầng trộn đều với nhau, mỗi tầng đất lấy 1kg để phân tích tính chất lý, hóa học cơ bản.
3.4.3. Phương pháp phân tích mẫu 3.4.3.1. Phân tích mẫu thực vật 3.4.3.1. Phân tích mẫu thực vật
Xác định tên khoa học, tên địa phương các loài cây theo các tài liệu “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” của Nguyễn Tiến Bân (2003 - 2005) [5], Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993)[19], theo cuốn “Tên cây rừng Việt Nam” của Bộ NN&PTNN(2000)[8].
Xác đinh dạng sống các loài theo cuốn “Tên cây rừng Việt Nam” của Bộ NN&PTNT (2000)[8], Hoàng Chung (2005)[13]. Gồm 4 dạng sống: thân gỗ, thân bụi, thân thảo, dây leo
Thông kê các loài theo danh mục, sắp xếp theo thứ tự ABC theo tên Latinh. 3.4.3.2. Phân tích mẫu đất
- Xác định tính chất lý học của đất: độ ẩm, độ xốp, mức độ xói mòn bề mặt và thành phần cơ giới đất của các quần xã được quan sát bằng mắt thường ngay tại hiện trường, theo phương pháp của Lê Văn Khoa và cộng sự (1998)[24].
Dựa vào lượng đất mất đi hàng năm/ha người ta đánh giá mức độ xói mòn theo các cấp và quy mô như bảng 3.1
26
Bảng 3.1. Phân loại mức độ xói mòn đất
Cấp xói mòn Mức độ xói mòn Lượng đất mất (tấn/ha)
1 Yếu 0 - 20 2 Trung bình yếu 20 - 50 3 Trung bình khá 50 - 100 4 Mạnh 100 - 150 5 Rất mạnh 150 - 200 6 Nguy hiểm >200
(Nguồn: Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000 [20])
- Xác định tính chất hóa học của đất: hàm lượng mùn (%), hàm lượng đạm tổng số (%), hàm lượng lân (P2O5) và Kali dễ tiêu (K2O), xác định hàm lượng Ca++, Mg++ trao đổi, và xác định độ chua (pHKCL) theo các phương pháp tại giáo trình thực hành hóa kĩ thuật và hóa nông học của Trần Thị Bính và cộng sự (1990) [7].
- Xác định hàm lượng mùn (%): Xác định hàm lượng mùn bằng phương
pháp Chiurin, đó là sử dụng hỗn hợp chất oxi hoá mạnh là H2SO4 đặc và K2Cr2O7 0,4N để oxi hoá cacbon trong mùn. Sau đó chuẩn độ lượng dung dịch kaliđicrômat dư bằng muối Mohr với chất chỉ thị điphenylamin hoặc
phenylantranilic hoặc ôctophênantrôlin.
Tính kết quả thí nghiệm bằng công thức:
% Mùn = Trong đó:
V1: Số ml muối Mohr 0,2N dùng để chuẩn độ trong thí nghiệm kiểm tra (không có đất).
V2: Số ml muối Mohr 0,2N dùng để chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 0,4N trong thí nghiệm có đất.
N: Nồng độ lí thuyết của muối Mohr.
(V1 – V2).N.T.0,003.1,724.100
27
T: Hệ số hiệu chỉnh nồng độ của dung dịch muối Mohr; 0,003 - 1 mili đương lượng của dung dịch K2Cr2O7 0,4N oxi hoá được 0,003g cacbon.
1,724: Hệ số tính ra mùn. K: Hệ số đất khô kiệt.
C: Số gam đất dùng để phân tích. Hay cũng có thể dùng công thức
% Mùn =
(0,0010362: 1 ml muối Mohr 0,2N tương ứng với 0,0010362 g mùn) - Xác định hàm lượng đạm tổng số (%): Xác định hàm lượng đạm tổng
số trong đất bằng phương pháp KENĐAN. Đun đất với dung dịch H2SO4 đậm đặc có sự tham gia của chất xúc tác, chất hữu cơ trong đất sẽ bị phân hủy và giải phóng đạm dưới dạng NH4.
Tính % Đạm tổng số theo công thức: % N =
Trong đó:
V1 thể tích dung dịch NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ H2SO4 0,1 N V2 thể tích dung dịch NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ H2SO4 0,1 N dư N nồng độ lý thuyết của dung dịch NaOH 0,1N
T hệ số hiệu chỉnh nồng độ xút
0,014 - 1 mili đương lượng của dung dịch H2SO4 0,1 N tương ứng với 0,014g nitơ
K hệ số đất khô kiệt
C số gam đất đem phân tích
- Xác định hàm lượng lân dễ tiêu: Xác định hàm lượng phospho dễ tiêu
dựa theo phương pháp Oniani, sử dụng dung dịch axit H2SO4 0,1N để hoà tan lân trong đất ra dưới dạng axit phôtphoric, rồi tiến hành cho tác dụng với amôni môlipđat có chất khử là Sn2+, sau đó định lượng hàm lượng lân dễ tiêu bằng cách
so màu với thang màu chuẩn.
(V1 – V2).T.0,0010362.100
C . K
(V1 – V2).N.T.0,014.100
28
- Xác định hàm lượng Kali dễ tiêu: Xác định hàm lượng Kali dễ tiêu theo
phương pháp Pâyve. Sử dụng dung dịch NaCl 1N cho tác động với đất, ion Na+ sẽ đẩy ion K+ trong phức hệ đất ra dung dịch, dùng Na3 [Co(NO2)6] để kết tủa K+ độ hòa tan của kết tủa này tăng theo nhiệt độ (nhiệt độ từ 12oC- 240C nó không thay đổi). Số mg K2O của kết tủa trong 1l dung dịch đúng bằng trị số nhiệt độ của dung dịch lúc đó. Vậy ta sẽ căn cứ vào độ hòa tan và độ pha loãng sẽ biết được lượng K2O dễ tiêu của đất.
- Xác định độ chua trao đổi của đất. Xác định độ chua trao đổi của đất
(pHKCL) theo phương pháp so màu với thuốc thử ALIAMOPSKI. Dùng một muối trung tính dễ phân li (ví dụ như KCl) để trao đổi ion H+ bám trên keo đất sau đó xác định ion H+ bằng phương pháp so màu với thuốc thử Aliamopski hoặc bằng phương pháp điện thế (đo trên pH mét).
- Xác định hàm lượng Ca++, Mg++ Dùng ion K+, Na+ hoặc NH4 + để đẩy
ion Ca++, Mg++ trong phức hệ hấp phụ đất ra dung dịch, sau đó chuẩn độ bằng EDTA có chất chỉ thị là Eriôcrômden T, sau đó ta căn cứ vào số lượng mất đi tính
hàm lượng canxi và magiê trong đất.
- Quá trình phân tích tính chất lý, hóa học cơ bản của đất được thực hiện tại Viện Khoa học sự sống (Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên).
Các kết quả phân tích được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm của Microsoft Excel máy tính điện tử.
3.4.4. Phương pháp điều tra trong nhân dân
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp những người chủ rừng để nắm được các thông tin về nguồn gốc rừng, độ tuổi rừng và những tác động của con người đến thảm thực vật. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các thông tin từ các cơ quan chức năng như UBND xã, trạm kiểm lâm địa phương.
29 Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thành phần loài, dạng sống, cấu trúc quần xã rừng 4.1.1. Thành phần loài thực vật tại các điểm nghiên cứu
Trong 4 điểm nghiên cứu ở các mô hình rừng khác nhau chúng tôi thống kê được 2 ngành thực vật với 61 họ, 159 chi, 202 loài trong đó hai họ có thành phần loài nhiều nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và họ Đậu (Fabaceae) mỗi họ đều có 25 loài. Các họ còn lại mỗi họ có từ một đến trên 10 loài. Cụ thể được tổng hợp trong bảng 4.1
4.1.1.1. Điểm nghiên cứu thứ nhất: Rừng phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt 42 tuổi
Ở địa điểm nghiên cứu này chúng tôi đã thống kê được 112 loài thuộc 93 chi, 44 họ, 2 ngành (bảng 4.1). Họ có số loài nhiều nhất là họ Đậu (Fabaceae) có 16 loài (chiếm 14,3% tổng số loài tại điểm này), đó là các loài: Cam thảo dây
(Abrus precatorius), Mán đỉa (Archidendron clypearia), Móng bò (Bauhinia pyrrhoclaza), Dây bánh nem (Bowringia callicarpa), Vang (Caesalpinia sappan),
Muồng lông (Senna hirsuta), Dây mật (Derris elliptica), Lim xanh (Erythrofloeum
fordii), Còng mạ (Gymnocladus angustifolius), Mí (Lysidice rhodostegia), Cổ giải
(Millettia eberhardtii), Ràng ràng xanh (Ormosia fordiana), Ràng ràng mít (O.balansae), Ràng ràng lông (Ormosia henryi), Lim vang (Peltophorum
tonkinense), Sắn dây rừng (Pueraria phaseoloides).
Họ có 10 loài (chiếm 8,9%) là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) gồm các loài
Chòi mòi tía (Antidesma bunius), Thầu táu (Aporusa microcalyx), Dâu da đất
(Baccaurea ramiflora), Nhội (Bischofia javanica), Bọt ếch (Glochidion velutinum), Ba soi (Mallotus panicurlatus), Chẩn (Microdesmis caseariaefolia),
Phèn đen (Phyllanthus reticulatus), Sòi tía (Sapium discolor), Sòi lá tròn (Sapium
rotundifolium).
Họ có 7 loài (chiếm 6,25%) là họ Long não (Lauraceae) gồm Re gừng
30
(Cinnamomum tonkinensis), Ô dược núi (Lindera myrrha), Mò lông (Litsea amara), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Kháo vàng (Machilus bonii).
Những họ có 4 loài (chiếm 3,6%) gồm có: họ Xoài (Anacardiaceae) với các
loài Giâu da xoan (Allospondias lakonenis), Cây muối (Rhus chinensis), Sơn rừng
(Toxicodendron rhetsoides), Xoan nhừ (Spondias axillaries); họ Trúc đào
(Apocynaceae) với các loài Dừa cạn (Vinca rosea), Mức lông (Wrightia
tomentosa), Sừng dê (Strophanthus divaricatus), Thừng mực mỡ (Wrightita balansae); họ Bứa (Clustaceae) với Dọc (Garcinia multiflora), Tai chua (Garcinia cowa), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Bứa (Garcinia oblongifolia); họ Hòa thảo
(Poaceae) với Cỏ lá tre (Centotheca latifolia), Cỏ lá tre lá nhỏ (Centotheca
lappacea), Vầu đắng (Indosasa cinica), Vầu ngọt (Indosasa triangulata).
Những họ có 3 loài (chiếm 2,7%) gồm có họ Na (Annonaceae) với các loài
Hoa dẻ (Desmos cochinchinensis), Dất mèo (Dasymaschalon macrocalyx), Dền (Xylopiavielana). Họ Ngũ gia bì (Araliaceae) với các loài Tung trắng (Heteropanax fragrans), Chân chim lá to (Schefflera macrophylla), Đáng chân chim (Schefflera octophylla). Họ Núc nác (Bignoniaceae) gồm Đinh thối (Fernandoa brilletii), Chua tay (Rhadermachera ignea), Kè đuôi dông (Markhamia caudafelina). Họ Trám (Burceraceae) với Trám trắng (Canarium
album), Trám ba cạnh (Canarium bengalensis), Trám chim (Canarium parvum).
Họ Sổ (Dilleniaceae) với Lọng bàng (Dillenia heterosepala), Sổ bà (Dillenia
indica), Chạc chìu (Tetracera scandens). Họ quả hai cánh (Dipterocarpaceae) có
Chò nâu (Dipterocarpus tonkinensis), Táu muối (Vatica diospyroides), Chò chỉ
(Parashorea sinensis). Họ Dâu tằm (Moraceae) có Vỏ khoai (Artocarpus styracifolius), Vả (Ficus variegata), Duối (Streblus asper).
Những họ có 2 loài (chiếm 1,7%) gồm có họ thiên lý (Ascle piadaceae) với
các loài Quả lông nhím (Cynanchum corymbosum), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon
griffthii). Họ Cúc (Asteraceae) gồm Ngải cứu rừng (Artemisia japonica), Rau tàu
31
tonkinensis), Thị rừng (Diospyros sylvatica). Họ Côm (Elaeocarpeaceae) với Côm
tầng (Elaeocarpus griffithii), Côm mấn nhội (Elaeocarpus balansae). Họ Dẻ (Fagaceae) với Dẻ cau (Quercus platycalyx), Dẻ gai (Castanopsis indica). Họ Óc chó (Juglandaceae) với Chò đãi (Anamocarya sinensis), Chẹo (Engelhardtia
chrysolepis). Họ Tiết dê (Menispermaceae) gồm Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria),
Dây đau xương (Tinospora sinensis). Họ Đơn nem (Myrsinaceae) với Trọng đũa (Ardisia crenata), Chua ngút (Embelia laeta). Họ Cà phê (Rubiaceae) gồm Ba kích (Morinda officinalis), Bướm bạc leo (Mussaenda camboriana). Họ Trôm (Sterculiaceae) gồm Lòng mang lá cụt (Pterospermum truncatolobatum), Sảng
(Sterculia lanceolata). Họ Lá dong (Marantaceae) với Lá dong rừng (Phrynium capitatum), Lá dong bánh (Phrynium parviflorum). Họ Gừng (Zingiberaceae) với
Sa nhân (Amomum villosum), Nghệ rừng (Curcuma aromatica).
Những họ có 1 loài (chiếm 0,9%) bao gồm Họ dương xỉ (Dryopteridaceae)
với Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus). Họ Vang (Caesalpiniaceae) với loài Bồ kết (Gleditschia australis). Họ Thành ngạnh (Hypericaceae) với Nọc sởi
(Hypericum japonicum). Họ Mã Tiền (Loganiaceae) với Lá ngón (Gelsemium elegans). Họ Mộc lan (Magnoliaceae) với Giổi thơm (Liriodendron chinense). Họ
Máu chó (Myristicaceae) với Máu chó lá nhỏ (Knema corticosa). Họ Rau răm (Polygonaceae) với Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum). Họ Cam (Rutaceae) với Chẩn trắng (Micromelum falcatum). Họ Bồ hòn (Sapindaceae) với Vải rừng
(Nephelium cuspidatum). Họ Dung (Symplocaceae) với Kháo thối (Symplocos fasciculate). Họ Du (Ulmaceae) với Ngát (Gironniera subaequalis). Họ Sồi dẻ
(Fagaceae) với Dẻ gai lá nhọn (Castanopsis acuminatissima). Họ Cau (Arecaceae) với Cây mây (Calamus tetradactylus). Họ Củ nâu (Dioscoreaceae) với Củ nâu (Dioscorea cirrhosa). Họ Cói (Cyperaceae) có Cỏ ba cạnh (Scleria
radula). Họ Thài lài (Commelinaceae) với Thài lài rừng (Pollia thysiflora). Họ
Chuối (Musaceae) có Chuối rừng (Musa coccinea). Họ Kim cang (Smilacaceae) có Kim cang lá to (S. prolifera).
32
Bảng 4.1. Thành phần loài và dạng sống thực vật tại khu vực nghiên cứu
STT Họ
STT
Loài Tên khoa học Tên Việt Nam
Điểm nghiên cứu Dạng sống
1 2 3 4
A POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ
1 DRYOPTERIDACEAE HỌ DƯƠNG XỈ
1 Cyclosorus parasiticus (L) Farw Dương xỉ thường x x x x T
2 ATHYRIACEAE HỌ RAU DỚN
2 Callipteris esculenta (Retz) J.Sm Rau dớn x x T
3 GLEICHENLACEAE HỌ GUỘT
3 Dicranopteris linearis (Burm.f) Underw Vọt, tế, ràng ràng x x T
4 SCHIZEACEAE HỌ BÒNG BONG
4 Lygodium scandens Sw Bòng bong x L
B ANGIOSPERMATOPHYTA NGÀNH HẠT KÍN
B1 DICOTYLEDONEAE LỚP HAI LÁ MẦM
5 ALTINGIACEAE HỌ SAU SAU
5 Liquidambar formosana Hance Sau sau x G
6 ANACARDIACEAE HỌ XOÀI
6 Allospondias lakonenis (Pierre) Stapf Dâu da xoan x x G
7 Rhus chinensis L Cây muối x x G
8 Spondias axillaries L. Xoan nhừ x x G
33 STT
Họ
STT
Loài Tên khoa học Tên Việt Nam
Điểm nghiên cứu Dạng sống
1 2 3 4
7 ANNONACEAE HỌ NA
10 Desmos cochinchinensis Lour Hoa dẻ x x G
11 Dasymaschalon macrocalyx Fin. Et Gagnep. Dất mèo x B
12 Xylopia vielana Pierr Dền x G
8 APOCYNACEAE HỌ TRÚC ĐÀO
13 Strophanthus divaricatus Hook Sừng dê x x x B
14 Vinca rosea L. (Catharanthus roseus (L.) G.
Don) Dừa cạn x T
15 Wrightia balansae Pitard Thừng mực mỡ x G
16 Wrightia tomentosa (Roxb.) Roem. et Schult Mức lông x x G
9 ARALIACEAE HỌ NGŨ GIA BÌ
17 Heteropanax fragrans Seem Tung trắng x x G
18 Schefflera macrophylla (dunn) Vig Chân chim lá to x x G
19 Schefflera octophylla Harms Đáng chân chim x x G
10 ASCLE PIADACEAE HỌ THIÊN LÝ
20 Cynanchum corymbosum Wright Quả lông nhím x x L
21 Streptocaulon griffthii Hook Hà thủ ô trắng x x L
11 ASTERACEAE HỌ CÚC
22 Adenostemma viscosum Forst Cứt lợn hoa trắng x B
34 STT
Họ
STT
Loài Tên khoa học Tên Việt Nam
Điểm nghiên cứu Dạng sống
1 2 3 4
24 Artemisia japonica L Ngải cứu rừng x x T
25 Bidens bipinnata L Đơn buốt lông chim x T
26 Bidens pilosa L Đơn buốt x T
27 Crassocephalum crepidioides (Benth) Rau tàu bay x x T
28 Elephantopus scaber L Chỉ thiên x T
29 Emilia sonchifolia (L) DC Rau má lá muống x x T
30 Eupatorium odoratum L Cỏ lào x x B
31 Xanthium inaequilaterum L Ké đầu ngựa x x B
12 BIGNONIACAEA HỌ NÚC NÁC
32 Fernandoa brilletii Steen Đinh thối x x G
33 Markhamia caudafelina Craib Kè đuôi dông x x G
34 Oroxylum indicum Vent Cây núc nác x G