Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xãtân phượng, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 25 - 91)

4. Đóng góp mới của luận văn

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế vùng nghiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới hành chính

Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La.

Huyện Lục Yên là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái gồm 24 đơn vị hành chính xã, thị trấn. Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Yên Thế cách thành phố Yên Bái 93km và Hà Nội 270km, có tuyến quốc lộ 70 chạy qua nối Hà Nội – Việt Trì – Yên Bái – Lào Cai. Phía Đông giáp huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), phía Tây giáp huyện Văn Yên, phía Nam giáp hồ Thác Bà của huyện Yên Bình, phía Bắc giáp huyện Bắc Quang (Hà Giang). Địa hình huyện Lục Yên bị chia cắt bởi 2 dãy núi chính chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, tạo ra thung lũng, bồn địa bằng phẳng. Đây là nơi dân cư tập trung sản xuất và sinh sống từ lâu đời.

Sông Chảy phân chia huyện Lục Yên thành hai vùng địa hình tương đối rõ nét. Phía hữu ngạn sông Chảy địa hình giới hạn bởi dãy núi Voi trải theo hướng Tây Bắc – Đông Nam ưu thế thấp dần từ Tây sang Đông, phía tả ngạn sông Chảy địa hình bao gồm hệ thống núi đá vôi chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.

Xã Tân Phượng là một xã miền núi nằm ở phía Bắc huyện Lục Yên. Phía Đông giáp xã Lâm Thượng (Lục Yên). Phía Tây, phía Nam giáp Huyện Bảo Yên (Lao Cai). Phía Bắc giáp huyện Quang Bình (Hà Giang).

2.1.2. Địa hình

Khu vực nghiên cứu nằm ở phía Tây Nam của dãy núi chính phân cách ranh giới 3 huyện: Bảo Yên (Lao Cai), Quang Bình (Hà Giang) với Lục Yên

17

(Yên Bái) trên địa phận phía bắc huyện Lục Yên.

Hệ thống núi chính của khu vực nằm theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, các núi phụ bắt nguồn từ dãy núi ranh giới có hướng Bắc – Nam.

Đỉnh Mu Đoỏng (1035m) là đỉnh cao nhất, phía Tây Nam khu vực thấp nên có độ chênh cao trong vùng khá lớn tới 600-700m. Địa hình trong khu vực bị chia cắt mạnh bởi nhiều núi nhỏ và khe suối, độ dốc trung bình 20-250 nhiều nơi có độ dốc 30-400, khu vực núi đá xen kẽ có độ dốc 50-600 rất hiểm trở.

Lưu vực sông chính ở phía tây khu vực nghiên cứu là sông Chảy, có nhiều khe suối sâu, dốc, bắt nguồn từ chân núi Mu Đoỏng, Tham Thẩu chảy ra đã góp phần chia cắt khu vực.

2.1.3. Khí hậu

Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22 - 230C, lượng mưa trung bình 1.500 – 2.200 mm/năm, độ ẩm trung bình 83 – 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp. Dựa trên yếu tố địa hình khí hậu, có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu. Khu vực nghiên cứu thuộc tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa sông Chảy (tiểu vùng Lục Yên – Yên Bình) có các đặc trưng sau:

Mùa trong năm: mỗi năm có hai mùa rõ rệt mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10.

Chế độ nhiệt: nhiệt độ bình quân năm 220C - 240C, nhiệt độ trung bình mùa nóng là 230C - 250C, nhiệt độ trung bình mùa lạnh là 180C - 200C, biên độ nhiệt ngày và đêm 50C - 80C, tổng tích ôn trung bình năm là 75000C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 380C – 400C (tháng 6), nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 20C - 50C (tháng 1). Trong năm, những ngày có nhiệt độ xuống dưới 100C ở các thung lũng thuộc khu vực nghiên cứu thường kéo dài theo các đợt gió mùa đông bắc trong mùa rét.

Chế độ mưa: lượng mưa biến động 1500 -2200mm, bình quân năm là 1868mm, số ngày mưa trong năm khoảng 130 ngày, mưa tập trung vào các

18

tháng 7,8 chiếm khoảng 80% lượng mưa trong năm. Đặc biệt trong tháng 7,8 thường xảy ra lũ ở các suối trong khu vực. Trong mùa khô lượng mưa chiếm 15-20% lượng mưa trong năm nên thường xảy ra hiện tượng khô hạn kéo dài trong 2-3 tháng.

Chế độ ẩm: độ ẩm bình quân năm là 68-72%, cao nhất là các tháng 3-4 lên tới 80-89% và thấp nhất vào các tháng 1-2 là 60-65%. Lượng bốc hơi bình quân hàng năm là 1300mm. Trong những tháng khô hạn có lúc độ ẩm xuống 40-50% gây ra nóng bức và ảnh hưởng không tốt đến cây cối.

Chế độ gió: khu vực có 2 loại gió thịnh hành là gió Đông Bắc vào mùa khô hanh và gió Đông Nam vào mùa mưa. Khu vực nghiên cứu hàng năm không có bão trực tiếp nhưng đôi khi chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão có gió to cấp 8-9 kèm theo mưa lớn gây lũ lụt, sạt lở đất.

Nhìn chung khí hậu khu vực nghiên cứu thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa (ở dưới thấp) và khí hậu á nhiệt đới núi thấp (ở trên đỉnh cao); chế độ nhiệt, lượng mưa, độ ẩm, chế độ gió, phân mùa của khu vực là thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng và phát triển.

2.1.4. Đất đai

Nền địa chất khu nghiên cứu có lịch sử nguồn gốc kiến tạo cuối kỷ Palasosoic, đầu kỷ Meozoic. Địa hình kiến tạo chịu nhiều ảnh hưởng của hoạt động tạo sơn Indexin ở kỷ Triat thuộc đại Trung sinh. Núi đá vôi ở khu vực có tuổi địa chất trẻ (Kỷ đệ tam), quá trình bào mòn địa chất tự nhiên không mạnh mẽ.

Đá mẹ trong khu vực nghiên cứu thuộc ba nhóm chính: đá trầm tích, đá macma silic và đá biến chất. Sự đa dạng về đá mẹ đã tạo ra nhiều loại đất với nhiều chủng loại khác nhau.

Các loại đất chính trong khu vực:

Đất Feralit có mùn trên núi (độ cao trên 700m) đất khá nhiều mùn nên có mầu nâu nhạt, phát triển trên đá a xít, đá biến chất, đá diệp thạch, sa thạch khối, đá phiến lẫn sa thạch. Đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình có

19

tầng đất mỏng. Phân bố rải rác trong khu vực nhưng tập trung chủ yếu trên núi cao thường phân bố ở độ cao 700-1000m

Đất Feralit màu nâu vàng, vàng nhạt vùng đồi phát triển trên đá phiến thạch sét, diệp thạch, sa thạch khối, phấn sa… Phân bố chủ yếu ở vùng thấp dưới 700m. Tầng đất dày trung bình, nơi đất mỏng thường là các đỉnh núi có đá sa thạch khối phân bố, thành phần cơ giới trung bình, phân bố rộng trong khu nghiên cứu.

Đất Feralit mùn vàng nâu phát triển trên hang hốc núi đá vôi, đá biến chất, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình thường phân bố ở độ cao trên núi đá vôi (rất ít)

Đất Feralit màu nâu vàng, vàng nhạt hay xám phát triển trên sản phẩm đá vôi hoặc đá biến chất, thành phần cơ giới trung bình ở độ cao trên 300m.

Đất dốc tụ chân núi, thung lũng và bồi tụ ven suối, thành phần cơ giới trung bình, lẫn nhiều đá sỏi, nhiều mầu sắc và tầng lớp.

Đất Feralit màu xám biến đổi do trồng lúa, có thành phần cơ giới trung bình, tầng đất dày, chủ yếu đất cát pha, phân bố chủ yếu dọc theo các sông suối, thung lũng hẹp của khu vực và quanh làng bản, trên các sườn núi (ruộng bậc thang) có nguồn nước.

Nhìn chung đất trong khu vực là cát pha tới sét nhẹ, có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, kết cấu viên nhỏ và có độ mùn từ trung bình đến khá, tơi, xốp, có độ ẩm cao còn tính chất đất rừng, rất thuận lợi cho quá trình phát triển và phục hồi rừng. Nơi còn rừng có nhiều cây lớn, có tầng mùn bán phân giải dày, đất đai thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp.

2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.2.1 Dân số, dân tộc 2.2.1 Dân số, dân tộc

Huyện Lục Yên có tổng diện tích tự nhiên là 80.919,04ha, chiếm 11,7% diện tích toàn tỉnh, dân số trên 10,5 vạn người, gồm 16 dân tộc; trong đó dân tộc Tày chiếm 53,3%, Kinh 21,2%, Nùng 10,4% còn lại là các dân tộc Dao,

20

Mường, Thái, Cao Lan, Dáy, Ngái, Pa Cô, Pa Dí, Xá, Tu Dí, Lô Lô, H’mông phân bố sinh sống đều trên 23 xã và một thị trấn.

Huyện Lục Yên có tiềm năng về đất đai, lao động bên cạnh đó có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển Kinh tế - Văn hóa – Xã hội. Là huyện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Theo thống kê hiện trạng rừng năm 2010 toàn huyện có 48419,8 ha diện tích đất lâm nghiệp, chiếm 59,8% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, đời sống và lao động sản xuất của đại bộ phận nhân dân trong huyện gắn bó với rừng, đất rừng và nghề rừng từ lâu đời.

Địa điểm nghiên cứu thuộc xã Tân Phượng huyện Lục Yên có diện tích đất tự nhiên 4569,9 ha, dân số khoảng 1585 người, dân tộc kinh có 9 người, Tày có 95 người, dân tộc Dao trên 1000 người, còn lại là các dân tộc khác. Tập quán chính của đồng bào dân tộc nơi đây là làm nương rẫy, khai thác lâm sản, chăn thả gia súc tự do… những hoạt động này đã gây khó khăn và cản trở quá trình phục hồi của hệ sinh thái rừng.

2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Tân Phượng là xã vùng cao của huyện nên nhìn chung tình hình kinh tế xã hội còn chậm phát triển: thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, ngoài ra có một bộ phận nhỏ làm dịch vụ.

Về trồng trọt diện tích đất nông nghiệp có tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích đất (281,57 ha / 4569,9 ha). Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa nước, ngô, lúa nương, sắn. Năng suất lúa thấp do kỹ thuật canh tác chưa cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Cây hoa màu được canh tác trên các sườn đất dốc và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất không cao và bấp bênh.

Về chăn nuôi chủ yếu là phát triển quy mô hộ gia đình. Các đối tượng chính là trâu, bò, lợn và gia cầm và chăn nuôi theo hình thức thả rông. Công tác thú y chưa phát triển, các thôn bản chưa có cán bộ thú y. Có một số hộ nuôi cá tuy nhiên các ao chưa kiên cố chỉ là các ao tạm thời, kỹ thuật chăn nuôi cá chưa có.

21

đường vào trung tâm xã là đường cấp phối, giao thông liên thôn, xóm chủ yếu là đường đất nên đi lại gặp rất nhiều khó khăn.

Về văn hóa, giáo dục, y tế: Khu vực nghiên cứu có một trạm y tế, một trường mầm non, một trường tiểu học và một trường THCS.

Về điện nước sạch: trên 95% người dân trong khu vực nghiên cứu được dùng điện. Nguồn nước sạch chủ yếu là giếng khơi, nước lấy từ các khe núi qua bể lọc nên đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho người dân.

Về hoạt động viễn thông: Xã đã có hai trạm thu phát sóng di động và mạng không dây của Viettel và Vinaphone nên hoạt động thông tin liên lạc tương đối thuận lợi.

Tóm lại, vùng nghiên cứu có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây rừng phát triển nhưng do điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn nên đã có những tác động tiêu cực đến thảm thực vật rừng (khai thác gỗ, chặt phá rừng làm nương rẫy… vẫn còn diễn ra). Những tác động đó đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự đa dạng sinh học và đất đai.

22 Chương 3

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là thành phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc, độ che phủ của 4 quần xã thực vật: rừng phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt 42 tuổi (RPH KTK 42 tuổi - điểm nghiên cứu thứ nhất); rừng phục hồi tự nhiên sau nương rẫy 27 tuổi (RPH SNR 27 tuổi - điểm nghiên cứu thứ 2); rừng Mỡ 19 tuổi (RMO 19 tuổi - điểm nghiên cứu thứ 3); rừng Keo tai tượng 10 tuổi (RKE 10 tuổi - điểm nghiên cứu thứ 4) và một số tính chất lý, hóa học của đất tại các quần xã nói trên.

3.2. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Về thành phần thực vật

Xác định, mô tả thành phần loài, dạng sống, cấu trúc, độ che phủ của các quần xã chọn nghiên cứu.

3.3.2. Về môi trường đất

Xác định đặc điểm hình thái phẫu diện đất và phân tích một số chỉ tiêu lý học và hóa học cơ bản của đất dưới các thảm thưc vật rừng nói trên.

Các nội dung nghiên cứu đề tài được tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Các kiểu thảm thực vật Thảm thực vật Môi trường đất Thành phần Loài Thành phần dạng sống Cấu trúc và độ che phủ của quần xã Đặc điểm hình thái phẫu diện đất Tính chất lý học của đất Tính chất hóa học của đất

Đánh giá mối quan hệ giữa các thảm thực vật và đất

23 3.4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 3.4.1. Phương pháp điều tra

Để nghiên cứu để thu thập số liệu tôi sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn của Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) [36] và Hoàng Chung (2005) [13] 3.4.1.1. Phương pháp tuyến điều tra (TĐT)

Mục tiêu điều tra theo tuyến nhằm xác định phân bố của các đối tượng nghiên cứu. Do đó sau khi xác định được địa điểm nghiên cứu ta tiến hành lập TĐT. TĐT được xác định qua điều tra phỏng vấn chủ hộ trực tiếp canh tác một khu rừng hay một khu đồi. Tại mỗi kiểu thảm bố trí tuyến điều tra có hướng vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Khoảng cách giữa hai tuyến tùy theo kiểu thảm và địa hình cụ thể, thường là 50-100m, bề rộng tuyến điều tra là 2m. Trên tuyến đi thu thập và ghi chép tất cả các số liệu về thành phần loài, dạng sống và độ che phủ (%) của thảm thực vật.

3.4.1.2. Phương pháp ô tiêu chuẩn (OTC)

Trên mỗi TĐT tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn và được phân bố đồng đều ở các vị trí chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi. Mỗi OTC có diện tích 400m2 (20m x 20m). Ô dạng bản (ODB) có diện tích 4m2 (2mx2m) được bố trí trên các đường chéo, đường vuông góc và các cạnh của OTC. Tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích OTC. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ODB để thu thập số liệu bổ sung. Trong OTC tiến hành thống kê về thành phần loài, dạng sống, cấu trúc và độ che phủ của thảm thực vật. Tổng số OTC là 4x3=12 ô.

3.4.2. Phương pháp thu mẫu 3.4.2.1. Thu mẫu thực vật 3.4.2.1. Thu mẫu thực vật

- Trên TĐT, quan sát và ghi chép vào phiếu tất cả các thông tin về các loài đã gặp như: tên latinh (hoặc tên địa phương), dạng sống (thân gỗ, thân bụi, thân thảo, dây leo). Nếu có loài chưa biết tên thì lấy mẫu (theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004[36] và Hoàng Chung, 2005[13]) về để tra cứu.

24 mẫu cũng giống như tuyến điều tra.

- Để nghiên cứu cấu trúc tầng tán của thảm thảm thực vật, trong các OTC tiến hành đo chiều cao vút ngọn (Hvn) của các loài thực vật. Những cây cao 4m trở xuống được đo bằng sào có chia vạch đến 0,1m, đối với cây cao trên 4m được đo bằng thước Blumeleiss đo theo nguyên tắc lượng giác.

Đánh giá độ che phủ bằng mắt là phần trăm diện tích đất được thảm thực vật che phủ.

3.4.2.2. Thu mẫu đất

*Đào phẫu diện

Phẫu diện đất (profile) là mặt phẳng cắt thẳng đứng từ mặt đất xuống các tầng sâu của đất.

Mỗi thảm thực vật đào một phẫu diện chính, vị trí đào phẫu diện phải đại diện cho loại đất, khu vực đất được nghiên cứu. Kích thước phẫu diện dài 1,2m, rộng 0,8m, sâu 1,2m và mô tả theo phương pháp của Lê Văn Khoa và cộng sự (1998) [24]

Theo Lê Thu Bồn [9] các đặc trưng hình thái của đất mà có thể quan sát được qua phẫu diên đó là: Các tầng đất, các tầng đất khác nhau được phân biệt

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xãtân phượng, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 25 - 91)