Cấu trúc hình thái của các quần xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xãtân phượng, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 64 - 70)

4. Đóng góp mới của luận văn

4.1.3. Cấu trúc hình thái của các quần xã nghiên cứu

Nghiên cứu cấu trúc của các quần xã thực vật là một trong những nội dung quan trọng phản ánh những thay đổi của quần xã trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Cấu trúc không gian theo chiều thẳng đứng chính là sự phân bố của cây rừng theo từng tầng. Sự phân tầng của quần xã là do sự phân bố không đều các nhân tố ngoại cảnh, nên đã tạo điều kiện cho các loài tăng thêm khả năng sử dụng các nguồn sống trong quần xã (ánh sáng, dinh dưỡng) và làm giảm sự cạnh tranh giữa chúng với nhau. Sự phân tầng của các loài cây rừng trong từng quần xã thực vật nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.3

56

Bảng 4.3. Đặc điểm cấu trúc hình thái của các quần xã nghiên cứu

Quần xã Độ che phủ chung (%) Số tầng Cấu trúc tầng Thứ tự tầng Chiều cao tầng (m) Độ che phủ (%) Loài ưu thế RPH KTK 42 tuổi 95-100 4 1 14 - 20 60 -70

Dẻ gai, các loài Re, Bời lời nhớt, Đinh thối, Chò nâu,

Trám trắng...

2 10-15 20 -30

Xoan nhừ, Máu chó, Cổ giải, Lim vàng, Dẻ gai, Dẻ cau, Chẹo,

Còng mạ, Kháo vàng...

3 1,5 - 3 10 -20

Chẹo, Móng bò, Bọt ếch, Ô dược núi, Lọng bàng, Phèn đen,

Trọng đũa…

4 <1,5 10 -15

Dương xỉ thường, Ngải cứu rừng, Cỏ ba cạnh, Thài lài rừng, Cỏ lá tre, Sa nhân, Nghệ rừng… RPH SNR 27 tuổi 90-95 4

1 10 - 15 45 -55 Xoan nhừ, Kháo vàng, Nhội Re gừng, Trám trắng, Dẻ gai…

2 5 - 8 35-40

Re xanh, Tung trắng, Đáng chân chim, Dọc, Bứa, Ba soi, Đỏm

lông, Ngát…

3 1-3 20-25 Găng gai, Mò lông, Đơn nem, Cứt ngựa, Bùm bụp....

4 <1 10 -15

Dương xỉ thường, Dây bánh nem, Thóc lép, Sắn dây rừng, Cỏ gấu, Nghệ rừng… RMO 19 tuổi 80-85 4 1 15-18 60 -65 Mỡ

2 5 - 10 20-30 Núc nác, Sau sau, Dướng, Vú bò xẻ, Chòi mòi tía, Chẩn, Chẹo... 3 1 - 2 15 -20 Mỡ, Móng bò, Bùm bụp, Vú

bò xẻ, Trâm tía... 4 <1 10 -15 Dương xỉ thường, Rau dớn,

Cỏ lá tre, Cỏ gà, Rẻ quạt...

RKE 10

tuổi 75-80

3

1 8-10 60 -70 Keo tai tượng

2 2-3 15 -20 Muồng trắng, Màng tang, Xoan, Móng bò, Bùm bụp....

3 <1 10 -15

Rau dớn, Cỏ tranh, Cỏ lá tre, Thài lài tía, cỏ ba cạnh,

57

4.1.3.1. Điểm nghiên cứu thứ nhất: Rừng phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt 42 tuổi

Trong quần xã này, bằng các quan sát trực tiếp chúng tôi thấy quần xã này có cấu trúc phức tạp, độ che phủ chung của quần xã là 95%-100%, rừng được chia thành 4 tầng và được trình bày tóm tắt ở bảng 4.3.

Tầng 1: Đây là tầng cây gỗ, gồm nhiều loài có chiều cao từ 14 - 20m, độ

che phủ 60 - 70%: Dẻ gai (Castanopsis indica), Re xanh (Cinnamomum

tonkinensis), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Đinh thối (Fernandoa brilletii), Chò

nâu (Dipterocarpus tonkinensis), Trám trắng (Canarium album)... Đây là các loài

cây gỗ lớn, định cư, sống lâu năm, có giá trị gỗ tốt, chúng chiếm tầng cao nhất của tán rừng.

Tầng 2: Gồm các loài cây gỗ nhỏ, có chiều cao 10 - 15m như: Xoan nhừ

(Spondias axillaries), Máu chó lá nhỏ (Knema corticosa), Cổ giải (Millettia eberhardtii), Lim vàng (Peltophorum tonkinense), Dẻ gai (Castanopsis indica),

Dẻ cau (Quercus platycalyx), Chẹo (Engelhardtia chrysolepis), Còng mạ

(Gymnocladus angustifolius), Kháo vàng (Machilus bonii)... Các loài cây này vẫn

là những loài cây gỗ sống lâu năm, ưa sáng, độ che phủ của tầng này đạt 20 - 30%. Tầng 3: Cao trung bình 1,5-3m, độ che phủ chung đạt 10 - 20%, gồm các

loài cây bụi và cây gỗ nhỏ: Chẹo (Engelhardtia chrysolepis), Móng bò (Bauhinia pyrrhoclaza), Bọt ếch (Glochidion velutinum), Ô dược núi (Lindera

myrrha), Lọng bàng (Dillenia heterosepala), Phèn đen (Phyllanthus reticulates), Trọng đũa (Ardisia crenata)…

Tầng 4: Gồm các loài cao dưới 1,5m, độ che phủ 10 - 15%, có các loài:

Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Ngải cứu rừng (Artemisia

japonica), Cỏ ba cạnh (Scleria radula), Thài lài rừng (Pollia thysiflora), Cỏ lá

tre (Centotheca latifolia), Sa nhân (Amomum villosum), Nghệ rừng (Curcuma

aromatica)… Hầu hết là các loài thân thảo, ưa ẩm và chịu bóng

58

ô trắng (Streptocaulon griffthii), Dây bánh nem (Bowringia callicarpa), Dây mật (Derris elliptica), Dây đau xương (Tinospora sinensis).

4.1.3.2. Điểm nghiên cứu thứ 2: Rừng phục hồi tự nhiên sau nương rẫy 27 tuổi Ở đây có độ che phủ chung 90 - 95%, được phân hóa thành 4 tầng:

Tầng 1: Là nhừng loài cây gỗ sống lâu năm, ưa sáng và vượt lên chiếm lên

chiếm tầng trên cùng của rừng. Có thể gặp các loài: Xoan nhừ (Spondias axillaries), Kháo vàng (Machilus bonii), Nhội (Bischofia javanica), Re gừng (Cinnamomum

ililcioides), Dẻ gai (Castanopsis indica), Trám trắng (Canarium album)… Độ che

phủ chung của tầng này từ 45 - 55%, chiều cao khoảng 10 - 15m.

Tầng 2: Có chiều cao từ 5 - 8m, độ che phủ của tầng này là 35 - 40%

gồm các loài: Re xanh (Cinnamomum tonkinensis), Tung trắng (Heteropanax

fragrans), Đáng chân chim (Schefflera octophylla), Dọc (Garcinia multiflora),

Bứa (Garcinia oblongifolia), Ba soi (Mallotus panicurlatus), Đỏm lông

(Bridelia monoica), Ngát (Gironniera subaequalis)…

Tầng 3: Gồm các loài có chiều cao thấp 1 - 3m với độ che phủ từ 20 -

25% là: Găng gai (Canthium horridum), Mò lông (Litsea amara), Đơn nem

(Maesa perlarius), Cứt ngựa (Paralbizzia lucida), Bùm bụp (Mallotus barbatus)....

Tầng 4: Cao trung bình dưới 1m, độ che phủ thấp khoảng 10 - 15%

gồm: Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Dây bánh nem (Bowringia

callicarpa), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Cỏ gấu (Cyperus rotundus),

Nghệ rừng (Curcuma aromatica)…

Thực vật ngoại tầng gồm: Sắn dây rừng (Pueraria phaseoloides), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon griffthii), Dây bánh nem (Bowringia callicarpa), Tầm gửi (Taxillus chinensis).

4.1.3.3. Điểm nghiên cứu thứ 3: Rừng mỡ 19 tuổi

Đây là rừng mỡ thuộc rừng phòng hộ được trồng từ năm 1994 đến nay đã được 19 năm, được phân hóa thành 4 tầng:

59

Tầng 1: Cao trung bình 15 - 18 m, độ che phủ của tầng này đạt từ 60 -

65% và chỉ có cây Mỡ (Manglietia glauca) chiếm ưu thế, các cây có đường

kính không đều từ 15-30cm.

Tầng 2: Gồm các loài cây có độ cao trung bình từ 3-5m như: Núc nác

(Oroxylum indicum), Sau sau (Liquidambar formosana), Dướng (Broussonettia pagyrifera), Vú bò xẻ (Ficus heterophylla), Chòi mòi tía (Antidesma bunius),

Chẹo (Engelhardtia chrysolepis)… độ che phủ chung của tầng từ 20 - 30%. Tầng 3: Có độ che phủ chung từ 15 - 20% % gồm: Mỡ (Manglietia glauca), Móng bò (Bauhinia pyrrhoclaza), Bùm bụp (Mallotus barbatus), Vú bò xẻ (Ficus

heterophylla), Trâm tía (Syzygium cuminii)… chiều cao trung bình của tầng là 1 - 2m.

Tầng 4: Có độ cao dưới 1m, độ che phủ chung khá thấp (10 15%) gồm:

Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Rau dớn (Callipteris esculenta), Cỏ lá tre (Centotheca latifolia), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Rẻ quạt (Belamcanda

chinensis)…

Thực vật ngoại tầng gồm: Sắn dây rừng (Pueraria phaseoloides), Dây đau xương (Tinospora sinensis).

4.1.3.4. Điểm nghiên cứu thứ 4: Rừng keo tai tượng 10 tuổi

Quần xã này có độ che phủ chung của các tầng là 75 - 80% và có sự phân hóa tầng khá rõ:

Tầng 1: Cao trung bình từ 8 - 10m, chiếm ưu thế là Keo tai tượng

(Acacia mangium) và độ che phủ 60 - 70%. Các cá thể sinh trưởng phát triển

tương đối đồng đều, có đường kính trung bình khoảng 15cm.

Tầng 2: Gồm các loài cây gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình từ 2 - 3m, độ che phủ 15 - 20% như:

Muồng trắng (Zinia insignis), Màng tang (Litsea cubeba), Xoan (Melia

azedarach), Bùm bụp (Mallotus barbatus), Móng bò (Bauhinia pyrrhoclaza)...

Tầng 3: Gồm các loài cây có chiều cao dưới 1m, độ che phủ từ 10 - 15 %

60

tía (Streptolirion pendula), Cỏ lá tre lá nhỏ (Centotheca lappacea), Cỏ ba cạnh (Scleria radula), Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus)…

*Nhận xét:

Trong quá trình nghiên cứu cấu trúc hình thái của quần xã thực vật ở xã Tân Phượng, chúng tôi có 1 số nhận xét sau:

Các quần xã Rừng phục hồi tự nhiên có cấu trúc tầng phức tạp hơn cả, đều có 4 tầng. Các tầng có sự phân hóa không rõ ràng, các tầng cơ bản đều có thành phần loài và thành phần dạng sống phức tạp, mật độ cá thể của các loài lớn do đó độ che phủ lớn. Tuổi rừng phục hồi càng tăng thì cấu trúc tầng cây thân gỗ càng chiếm ưu thế. Thành phần loài và mật độ các loài cây bụi có xu hướng giảm dần.

Rừng Mỡ cũng có thành phần loài khá phong phú, cấu trúc tầng phức tạp (4 tầng). Do độ che phủ của cây mỡ là không cao (60 - 65%) nên đã tạo điều kiện cho các cây (thân gỗ, thân bụi, thân thảo) ưa sáng phát triển mạnh.

Rừng Keo có cấu trúc thành phần loài (49 loài) và cấu trúc tầng (3 tầng) khá đơn giản do mật độ trồng khá cao (khoảng 1600 cây/ha) nên cây sinh trưởng chậm, độ che phủ cao (60 -70 %) nên số lượng loài cây dưới tán ít.

Bảng 4.4.Tổng hợp về thành phần loài, dạng sống, cấu trúc tầng và độ che phủ của các quần xã nghiên cứu

STT Quần xã Số họ Số loài Số dạng sống Cấu trúc tầng Độ che phủ chung (%) 1 RPH KTK 42 tuổi 44 112 4 4 95 - 100 2 RPH SNR 27 tuổi 39 94 4 4 90 - 95 3 RMO 19 tuổi 37 75 4 4 80 - 85 4 RKE 10 tuổi 25 48 3 3 75 - 80

Từ bảng 4.4 có thể thấy rằng Rừng phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt có thành phần loài, dạng sống, cấu trúc tầng và độ che phủ là cao nhất, tiếp theo là rừng phục hồi tự nhiên sau nương rẫy, rừng Mỡ và rừng Keo (10 tuổi).

61

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xãtân phượng, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 64 - 70)