Thành phần dạng sống tại các điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xãtân phượng, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 60 - 64)

4. Đóng góp mới của luận văn

4.1.2. Thành phần dạng sống tại các điểm nghiên cứu

Sự đa dạng của thực vật trong quần xã không chỉ thể hiện ở thành phần loài mà còn thể hiện ở thành phần dạng sống của nó. Vì vậy nghiên cứu thành phần dạng sống là một trong những nội dung quan trọng, cho ta thấy được mối quan hệ của các loài với điều kiện tự nhiên. Có nhiều cách phân chia dạng sống nhưng tại các điểm nghiên cứu chúng tối tiến hành phân tích thành phần dạng sống của thực vật theo 4 nhóm: Thân gỗ, thân bụi, thân thảo và thân leo. Cơ sở phân chia dạng sống dựa trên phương pháp nguyên tắc phân chia của Hoàng Chung (1980) [12] và tài liệu “Tên cây rừng việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000) [8].

Kết quả về dạng sống ở từng điểm nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thành phần dạng sống thực vật tại các quần xã nghiên cứu

Điểm nghiên cứu

Tổng số loài

Dạng sống

Thân gỗ Thân bụi Thân thảo Thân leo Số loài % Số loài % Số loài % Số loài % RPH KTK 42 tuổi 112 75 67,0 10 8,9 16 14,3 11 9,8 RPH SNR 27 tuổi 94 58 61,7 11 11,7 16 17,0 9 9,6 RMO 19 tuổi 75 24 32,0 28 37,3 19 25,3 4 5,3 RKE 10 tuổi 48 12 25,0 19 39,6 17 35,4 0 0,0

52 42 tuổi

Ở quần xã này chúng tôi thấy cả 4 dạng sống đều có mặt. Trong đó nhóm cây gỗ chiếm ưu thế nhất, tiếp đến là dạng cây thảo và sau cùng là cây nhóm cây bụi và thân leo.

- Nhóm cây thân gỗ chiếm 67% gồm 75 loài. Những loài thường gặp ở đây

là Xoan nhừ (Spondias axillaries), Re xanh (Cinnamomum tonkinensis), Trám trắng (Canarium album), Dẻ gai (Castanopsis indica), Dẻ cau (Quercus

platycalyx)...

- Nhóm cây bụi gồm 10 loài, chiếm 8,9% gồm các loài thường gặp: Bọt

ếch (Glochidion velutinum), Phèn đen (Phyllanthus reticulates), Muồng lông (Senna hirsute), Trọng đũa (Ardisia crenata), Bướm bạc leo (Mussaenda

camboriana)...

- Nhóm cây thân thảo gồm 16 loài, chiếm 13,4% gồm các loài thường

gặp: Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Ngải cứu rừng (Artemisia

japonica), Rau tàu bay (Crassocephalum crepidioides), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Cỏ ba cạnh (Scleria radula), Cỏ lá tre (Centotheca latifolia), Cỏ lá

tre lá nhỏ (Centotheca lappacea), Sa nhân (Amomum villosum), Nghệ rừng (Curcuma aromatica)…

- Nhóm dây leo có 11 loài chiếm 9,8% gồm các loài thường gặp: Sắn dây

rừng (Pueraria phaseoloides), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon griffthii), Dây bánh nem (Bowringia callicarpa), Dây mật (Derris elliptica), Dây đau xương (Tinospora sinensis), Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum)…

4.1.2.2. Điểm nghiên cứu thứ 2: Rừng phục hồi tự nhiên sau nương rẫy 27 tuổi Số nhóm dạng sống ở quần xã này cũng gồm 4 nhóm:

- Nhóm cây gỗ chiếm 61,7% gồm 58 loài với những loài cây thường gặp

là: Xoan nhừ (Spondias axillaries), Tung trắng (Heteropanax fragrans), Trám trắng (Canarium album), Dẻ gai (Castanopsis indica), Côm tầng (Elaeocarpus

53

Dẻ gai (Castanopsis indica), Sảng (Sterculia lanceolata)…

- Nhóm cây bụi chiếm 11,7% gồm 11 loài đó là: Sừng dê (Strophanthus

divaricatus), Chạc chìu (Tetracera scandens) Bùm bụp (Mallotus barbatus),

Muồng lông (Senna hirsute), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Hàm xì (Flemingia macrophylla), Lá ngón (Gelsemium elegans), Đơn nem (Maesa

perlarius), Chẻ ba (Euodia tryphylla)…

- Nhóm cây thân thảo gồm 16 loài, chiếm 17% các loài thường gặp:

Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Ngải cứu rừng (Artemisia

japonica), Chua ngút (Embelia laeta), Cỏ ba cạnh (Scleria radula), Sa nhân

(Amomum villosum), Nghệ rừng (Curcuma aromatica)…

- Nhóm dây leo chiếm 9,6% gồm 9 loài đó là: Sắn dây rừng (Pueraria

phaseoloides), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon griffthii), Dây bánh nem

(Bowringia callicarpa)…

4.1.2.3. Điểm nghiên cứu thứ 3: Rừng mỡ trồng 19 năm

Qua thống kê chúng tôi thấy ở quần xã này cũng xuất hiện cả 4 nhóm dạng sống:

- Nhóm cây gỗ chiếm 32,1% gồm 24 loài là: Mỡ (Manglietia glauca), Bồ đề trắng (Styrax tonkinensis), Côm trâu (Elaeocarpus floribundus), Chẹo (Engelhardtia chrysolepis), Màng tang (Litsea cubeba), Xoan (Melia

azedarach), Ba bét trắng (Mallotus apelta), Lá nến (Macaranga denticulata)…

- Nhóm cây bụi chiếm 37,3% gồm 28 loài là: Chạc chìu (Tetracera

scandens), Đom đóm (Alchornea trewioides), bọt ếch (Glochidion velutinum),

Bùm bụp (Mallotus barbatus), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Hàm xì (Flemingia macrophylla), Bông đuôi chó (Urania crinita), Vú bò xẻ (Ficus

heterophylla), Trâm tía (Syzygium cuminii),Trâm trắng (Syzygium wightianum),

Mâm xôi (Rubus alceafolius), Găng gai (Canthium horridum), Chẻ ba (Euodia

tryphylla), Xuyên tiêu (Zanthoxylum nitidum), Mò trắng (Clerodendrun chinensis)…

54

- Nhóm cây thân thảo gồm 19 loài, chiếm 25,3% gồm các loài: Dương xỉ

thường (Cyclosorus parasiticus), Rau dớn (Callipteris esculenta), Vòi voi (Heliotropinum indicum), Rẻ quạt (Belamcanda chinensis), Rau má lá muống

(Emilia sonchifolia), Cỏ lá tre (Centotheca latifolia), Cỏ lá tre lá nhỏ

(Centotheca lappacea), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ chân vịt (Dactyloctenium aegyptiacum)…

- Nhóm dây leo chiếm 5,3% gồm 4 loài đó là: Dây máu chó (Millettia

reticulata), Sắn dây rừng (Pueraria phaseoloides), Dây đau xương (Tinospora sinensis), Bòng bong (Lygodium).

4.1.2.4. Điểm nghiên cứu thứ 4: Rừng keo tai tượng 10 tuổi

Ở điểm nghiên cứu này chúng tôi đã thống kê được 3 kiểu dạng sống, trong đó nhóm cây bụi chiếm ưu thế nhất, sau đó đến dạng cây gỗ và cây thảo.

- Nhóm cây gỗ gồm 12 loài, chiếm 25% gồm các loài: Muồng trắng

(Zinia insignis), Cọc rào (Cleistanthus petelotii), Lá nến (Macaranga denticulata), Me rừng (Phyllanthus emblica), Keo tai tượng (Acacia mangium),

Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Móng bò (Bauhinia pyrrhoclaza), Thành ngạnh (Cratoxylon cochinchinensis), Màng tang (Litsea cubeba), Xoan (Melia

azedarach), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Chẩn trắng (Micromelum falcatum).

- Nhóm cây bụi gồm 19 loài, chiếm 39,6% gồm các loài: Cứt lợn tía

(Ageratum conyzoides), Cứt lợn hoa trắng (Adenostemma viscosum), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum), Ké hoa vàng

(Sida rhombifolia), Ké hoa đào (Urena lobata), Chạc chìu (Tetracera scandens), Đom đóm (Alchornea trewioides), Sói rừng (Alchornea rugosa),

Bọt ếch (Glochidion velutinum), Bùm bụp (Mallotus barbatus), Phèn đen (Phyllanthus reticulates), Vú bò (Ficus hirta)…

- Nhóm cây thân thảo gồm 18 loài, chiếm 36,7% gồm các loài: Dương xỉ

55

(Bidens pilosa), Chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ ba cạnh (Scleria radula), Cỏ lá tre lá nhỏ (Centotheca lappacea), Cỏ chỉ (Eriachne chinensis), Thài lài tía (Streptolirion pendula), Kim cang lá nhỏ (Smilax corbularia)…

Qua thống kê về thành phần dạng sống của quần xã thực vật ở 4 điểm nghiên cứu chúng tôi có một số nhận xét sau:

- Tại các điểm nghiên cứu có thành phần loài phong phú thì thành phần dạng sống cũng đa dạng theo xu thế giảm tỷ lệ cây bụi và tăng tỷ lệ dây leo.

- Cả 4 điểm nghiên cứu nhóm dạng thân leo có thành phần loài không nhiều và số lượng cá thể trong mỗi loài cũng thấp, nhóm cây thảo và cây bụi có thành phần loài tương đối cao và số lượng cá thể trong các loài này cũng chiếm ưu thế.

- Thành phần dạng sống ở kiểu rừng phục hồi tự nhiên da dạng hơn cả. Tỷ lệ dạng sống cây gỗ chiếm ưu thế và tăng dần về số loài, ở đây dạng cây bụi còn khá cao, thuộc nhóm này có cả cây trung sinh và cây hạn sinh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xãtân phượng, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 60 - 64)