Hàm lượng lân và kali dễ tiêu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xãtân phượng, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 79 - 81)

4. Đóng góp mới của luận văn

4.3.2.4. Hàm lượng lân và kali dễ tiêu

71

tiến hành phân tích hàm lượng lân và kali dễ tiêu. Bởi vì hàm lượng dễ tiêu biểu thị phần chất dinh dưỡng trong đất mà cây có thể sử dụng nên nó có ý nghĩa đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây hơn. Tuy nhiên khái niệm dễ tiêu là một khái niệm tương đối vì cây trồng có thể sử dụng cả chất khó tiêu trong đất tùy loài cây, tùy thời kỳ phát triển và tùy phản ứng của đất.

Hàm lượng lân và kali dễ tiêu cũng biến động theo quy luật giảm dần theo độ sâu tầng đất và độ che phủ của thảm thực vật.

Hàm lượng lân dễ tiêu (P2O5)

Hàm lượng lân dễ tiêu ở các quần xã thực vật khác nhau là khác nhau. Ở độ sâu tầng đất từ 0 - 10 cm, hàm lượng lân dễ tiêu cao nhất gặp ở đất RKE 10 tuổi (15,37 mg/100g). Sau đó là RPH KTK 42 tuổi (14,37 mg/100g), RMO 19 tuổi là 12,76mg/100g, RPH SNR 27 tuổi là 11,57 mg/100g. Ngoài ra trong từng phẫu diện hàm lượng lân dễ tiêu cũng giảm dần theo độ sâu.

Sự biến động của hàm lượng lân dễ tiêu trong các tầng đất tại các điểm nghiên cứu được biểu diễn ở hình 4.4

Hình 4.4: Hàm lượng lân dễ tiêu ở các quần xã nghiên cứu

Hàm lượng Kali dễ tiêu (K2O)

72

lượng kali dễ tiêu cao nhất là lớp đất mặt (0-10cm) từ 17,51mg/100g. Sau đó là RPH KTK 42 tuổi đạt 16,36 mg/100g; RMO 19 tuổi đạt 15,49 mg/100g, RPH SNR 27 tuổi đạt 14,45 mg/100g. Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy hàm lượng kali dễ tiêu ở các lớp đất sâu (10 - 30 cm) không có sự biến đổi lớn, thường thấp hơn so với lớp đất mặt (0 - 10 cm) rất nhiều. Điều này chứng tỏ rằng hàm lượng kali dễ tiêu phụ thuộc rất lớn vào sự hoạt động tích cực của các vi sinh vật (Vi sinh vật phân giải kali ở dưới dạng các hợp chất hữu cơ chứa kali trong xác bã thực vât, vi sinh vật còn có khả năng chuyển hóa kali khó tan thành dạng dê tiêu, có thể phóng thích kali khỏi hợp chất không tan, aluminosilicate, vi khuẩn tiết ra các chất acid hữu cơ như acid carbonic, acid nitric, acid sulfuric và một số acid hữu cơ khác. Các acid hữu cơ này tác dụng lên aluminosilicate và phóng thích kali thành dạng dễ tan).

Quy luật biến động của hàm lượng kali dễ tiêu cũng giống như quy luật biến động hàm lượng lân dễ tiêu (giảm theo độ sâu tầng đất và độ che phủ của thảm thực vật). Sự biến động hàm lượng kali dễ tiêu ở các thảm thực vật tại các điểm nghiên cứu được thể hiện ở hình 4.5.

Hình 4.5. Hàm lượng kali dễ tiêu ở các quần xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xãtân phượng, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 79 - 81)