Phương pháp thu mẫu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xãtân phượng, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 32 - 34)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.4.2. Phương pháp thu mẫu

3.4.2.1. Thu mẫu thực vật

- Trên TĐT, quan sát và ghi chép vào phiếu tất cả các thông tin về các loài đã gặp như: tên latinh (hoặc tên địa phương), dạng sống (thân gỗ, thân bụi, thân thảo, dây leo). Nếu có loài chưa biết tên thì lấy mẫu (theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004[36] và Hoàng Chung, 2005[13]) về để tra cứu.

24 mẫu cũng giống như tuyến điều tra.

- Để nghiên cứu cấu trúc tầng tán của thảm thảm thực vật, trong các OTC tiến hành đo chiều cao vút ngọn (Hvn) của các loài thực vật. Những cây cao 4m trở xuống được đo bằng sào có chia vạch đến 0,1m, đối với cây cao trên 4m được đo bằng thước Blumeleiss đo theo nguyên tắc lượng giác.

Đánh giá độ che phủ bằng mắt là phần trăm diện tích đất được thảm thực vật che phủ.

3.4.2.2. Thu mẫu đất

*Đào phẫu diện

Phẫu diện đất (profile) là mặt phẳng cắt thẳng đứng từ mặt đất xuống các tầng sâu của đất.

Mỗi thảm thực vật đào một phẫu diện chính, vị trí đào phẫu diện phải đại diện cho loại đất, khu vực đất được nghiên cứu. Kích thước phẫu diện dài 1,2m, rộng 0,8m, sâu 1,2m và mô tả theo phương pháp của Lê Văn Khoa và cộng sự (1998) [24]

Theo Lê Thu Bồn [9] các đặc trưng hình thái của đất mà có thể quan sát được qua phẫu diên đó là: Các tầng đất, các tầng đất khác nhau được phân biệt nhờ một số dấu hiệu như: màu sắc, kích thước cấp hạt (thành phần cơ giới), độ chặt, kết cấu...

Một phẫu diện đất rừng tự nhiên thường có 4 tầng là: O (Ao), A, B và C theo thứ tự từ mặt đất xuống sâu như sau:

Tầng O (tầng Ao): là tầng hữu cơ (còn gọi là tầng thảm mục). Tầng này chứa xác thực vật và động vật chưa được phân giải hoặc mới ở trạng thái bán phân giải.

Tầng Ao chỉ có ở đất rừng chưa khai thác, còn đất đã được khai thác để trồng trọt mất thảm thực vật rừng, thì tầng này xem như không có.

Tầng A: gọi là tầng rửa trôi (eluvial). Là tầng đất chứa nhiều mùn. Trong thực tế tầng này có nhiều chất bị rửa trôi xuống các tầng sâu ngay cả sét, chính vì thế người ta gọi là tầng rửa trôi. Thường nhóm này người ta chia ra các tầng phụ A1, A2, A3.

25

Tầng B: gọi là tầng tích tụ (illuvial). Là tầng chứa các hợp chất như oxyt sắt, nhôm, khoáng sét bị rửa trôi từ trên xuống. Cũng có trường hợp các chất này được hình thành tại chỗ hoặc từ những tầng phía dưới đi lên. Tầng B trong nhiều vùng đất có thể tách ra các tầng phụ B1, B2, B3.

Tầng C: Tầng mẫu chất; chứa các sản phẩm phong hóa từ đá. Tầng D: Tầng đá mẹ. Là tầng đá gốc.

*Lấy mẫu đất

Mỗi kiểu thảm thực vật, tiến hành đào 3 phẫu diện nhỏ có kích thước 50cm x 50cm x 50cm, phân bố đều ở 3 vị trí chân đồi, sườn đồi và đỉnh đồi. Ở mỗi phẫu diện lấy đất theo thứ tự từ dưới lên trên, theo các lớp độ sâu là 0 - 10cm, 10 - 20cm, 20 - 30cm. Sau đó đất từng tầng trộn đều với nhau, mỗi tầng đất lấy 1kg để phân tích tính chất lý, hóa học cơ bản.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xãtân phượng, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 32 - 34)