Đặc điểm hình thái phẫu diện đất trong các quần xã thực vật

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xãtân phượng, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 70 - 72)

4. Đóng góp mới của luận văn

4.2. Đặc điểm hình thái phẫu diện đất trong các quần xã thực vật

Phẫu diện đất là mặt cắt thẳng đứng từ bề mặt đất xuống tầng đá mẹ. Các loại đất khác nhau có độ dầy và đặc trưng của phẫu diện khác nhau. Phẫu diện đất là hình thái biểu hiện bên ngoài của quá trình hình thành và phát triển đất, chịu tác động của 5 yếu tố hình thành đất nên đất luôn luôn biến đổi. Kết quả mô tả hình thái phẫu diện đất trong bốn quần xã thực vật nghiên cứu được trình bày sau đây:

4.2.1. Phẫu diện đất đặc trưng ở rừng phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt 42 tuổi Đất có độ dốc 250, độ cao tương đối 15m.

Hướng dốc: Tây - Đông. * Tầng Ao: 0 - 4 cm

- Xác thực vật chưa và đang phân hủy. * Tầng A: 3 - 26 cm

- Đất màu nâu xám, ẩm, tơi xốp, có nhiều hang giun tổ kiến và mối, cấu tượng hạt đất không chặt, đất thịt nhẹ. Tỷ lệ mùn cao (8,6%), có nhiều rễ cây và cành cây chết đang phân hủy, chuyển tiếp rõ về màu sắc.

* Tầng B: 26 - 75 cm

- Đất màu nâu, độ ẩm vừa phải, loại đất thịt trung bình, có ít rễ cây, đất hơi chặt, không lẫn đá, đất chuyển lớp không rõ.

* Tầng C: 75 - 100 cm

- Đất màu nâu, đất hơi chặt, kiến trúc cục, ít rễ cây.

4.2.2. Phẫu diện đất đặc trưng ở rừng phục hồi tự nhiên sau nương rẫy 27 tuổi Độ dốc 300, độ cao tương đối 20m.

Hướng dốc: Tây - Đông. * Tầng Ao: 0 - 2 cm

- Xác thực vật chưa và đang phân hủy. * Tầng A: 2 - 24cm

62

không chặt, đất thịt nhẹ, có nhiều rễ cây, chuyển lớp rõ về màu sắc. * Tầng B: 24 - 73 cm

- Đất có màu nâu ẩm, xốp, có tổ mối, đất thịt trung bình, có ít rễ cây, chuyển lớp rõ về màu sắc.

* Tầng C: 73 - 100cm

- Đất có màu nâu vàng, ẩm vừa, cấu tượng hạt hơi chặt, đất có lẫn đá. 4.2.3. Phẫu diện đất đặc trưng ở của rừng Mỡ 19 tuổi

Đất có độ đốc 280, độ cao tương đối 18m, có xói mòn mặt yếu. Hướng dốc: Tây - Đông.

* Tầng A: từ 0 - 20cm

- Đất màu nâu xám, ẩm, xốp, có hang giun và tổ kiến mối, cấu tượng hạt đất không chặt, có nhiều rễ, có cành lá cây rụng đang phân hủy, đất thịt nhẹ, chuyển lớp rõ về màu sắc.

* Tầng B: 20 - 71 cm.

- Đất có màu nâu vàng, ẩm, cấu tượng hạt đất hơi chặt, có tổ mối, có rễ cây, đất thịt trung bình.

* Tầng C: 71 - 100 cm.

- Đất có màu vàng nhạt cấu tượng hạt đất chặt, đất có lẫn đá 4.2.4. Phẫu diện đất đặc trưng ở rừng Keo tai tượng 10 tuổi

Độ dốc 250, độ cao tương đối 15m. Hướng dốc: Tây - Đông.

* Tầng A: 0 - 18 cm

- Đất có màu nâu vàng, đất ẩm, tơi xốp, nhiều rễ cây, có nhiều tổ mối, chuyển lớp rõ về màu sắc.

* Tầng B: 18 - 68 cm.

- Đất màu nâu vàng, hơi khô, đất chặt, chuyển màu sắc rõ. * Tầng C: 68 - 100 cm

63

Nhận xét về hình thái phẫu diện đất ở các điểm nghiên cứu:

- Tất cả 4 quần xã nghiên cứu, phẫu diện đất đều có sự phân tầng rõ ràng, gồm 3 tầng A, B, C. Ở quần xã rừng phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt 42 tuổi có chiều dày tầng đất (A + B) lớn nhất là 75 cm, tiếp theo là rừng phục hồi tụ nhiên sau nương rẫy 27 tuổi có chiều dày tầng đất là 73 cm, rừng Mỡ 19 tuổi là 71 cm, rừng Keo 10 tuổi là 68 cm. Có thể xếp theo thứ tự độ dày tầng đất nhỏ dần là:

RPH KTK 42 tuổi > RPH SNR 27 tuổi > RMO 19 tuổi > RKE 10 tuổi - Qua điều tra quan sát ngoài thực địa với các màu sắc tầng đất cụ thể, có thể nhận định rằng đất tầng mặt A ở quần xã rừng phục hồi sau khai thác kiệt 42 tuổi và rừng phục hồi sau nương rẫy 27 tuổi có độ che phủ cao, có lớp thảm mục, đất ẩm, tơi xốp, có cấu tượng hạt... nên có độ phì cao nhất so với các quần xã khác.

Từ đó có thể thấy vai trò thảm thực vật có tác dụng to lớn không chỉ làm giảm xói mòn mặt đất mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng, do đó tầng A có độ dầy lớn nhất.

Việc điều tra ngoài thực địa mới chỉ cho biết thông tin ban đầu về tính chất của đất. Để thấy được ảnh hưởng của thảm thực vật thì cần phải phân tích một số tính chất lý hóa học của đất. Tuy nhiên thảm thực vật mới chỉ có tác dụng cải tạo đất dần theo thời gian, còn quyết định tính chất hóa học của đất còn có sự tham gia của yếu tố đá mẹ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xãtân phượng, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 70 - 72)