Bảng phân tích kỳ thu tiền bán hàng bình quân

Một phần của tài liệu 4031100 (Trang 71 - 73)

Đvt: triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %

Doanh thu thuần 17.439 18.027 18.657 588 3,37 630 3,49 Phải thu đầu kỳ 3.261 4.978 3.868 1.717 52,65 -1.110 -22,3 Phải thu cuối kỳ 4.978 3.868 4.743 -1.110 -22,3 875 22,62 Phải thu BQ (1) 4.119,5 4.423 4.305,5 303,5 7,36 -117,5 -2,65 VQ KPT (lần) (2) 4,23 4,07 4,33 -0,16 -3,78 0,26 6,38

DSO (ngày) 85 88 83 3 3,53 -5 -5,68

( Nguồn: Phịng Kế tốn – tài vụ)

Chú thích: (1) Bình qn.

(2) Vòng quay khoản phải thu.

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Kỳ thu tiền bình quân DSO (ngày) của Công ty Cổ phần Sản xuất Vật liệu Xây dựng Kiên Giang có sự tăng giảm cụ thể như sau: Năm 2005 so với năm 2004 DSO tăng 3 ngày chiếm 3,53% và năm 2006 so với năm 2005 giảm 5 ngày ứng với 5,68%.

Mức tăng này là tốt hay xấu đối với công ty Cổ phần Sản xuất Vật liệu Xây dựng Kiên Giang thì chưa thể kết luận được bởi vì chúng ta phải dựa vào kỳ hạn tín dụng của cơng ty dành cho khách hàng của mình. Ta thấy, nếu kỳ hạn tín dụng mà công ty dành cho khách hàng lớn hơn kỳ thu tiền bình quân DSO thì DSO này rất tốt cho cơng ty. Ngược lại kỳ hạn tín dụng của công ty dành cho khách hàng nhỏ hơn kỳ thu tiền bình qn DSO thì cơng ty đang gặp khó khăn trong thu hồi nợ, bị khách hàng chiếm dụng vốn. Theo kế hoạch của cơng ty thì kỳ hạn tín dụng là 80 ngày nhưng ở đây kỳ thu tiền bình qn 3 năm qua của cơng ty đã trên 80 ngày nên công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn nhưng năm 2006 kỳ thu tiền bình quân là 83 ngày gần bằng với kỳ hạn tín dụng, đây là dấu hiệu tốt trong việc bán hàng và thu hồi nợ của công ty. Đối với hầu hết các cơng ty thì kỳ thu tiền bán hàng bình qn càng thấp thì càng tốt có lợi cho cơng ty vì một số lý do sau đây:

- Khách hàng sẽ không thể chiếm dụng vốn của công ty.

- Công ty sẽ linh hoạt hơn trong việc sử dụng số tiền thu được để đầu tư, sửa chữa, mua sắm máy móc thiết bị mới.

- Tiết kiệm chi phí đi lại trong việc đơn đốc khách hàng thanh tốn.

- Cơng ty sẽ giảm được vốn phải thu bị tồn đọng – không mang lại lợi nhuận, thời gian thu hồi lâu.

- Trình độ và khả năng quản lý của nhà quản trị được đánh giá cao. c). Tỉ số luân chuyển tài sản cố định (lần)

Tỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty: cho biết tài sản cố định sẽ quay vòng bao nhiêu lần trong một năm. Nếu tỉ số này giảm qua các năm thì có thể đánh giá khái qt là công ty sử dụng tài sản cố định chưa có hiệu quả, chưa khai thác hết cơng suất của máy móc thiết bị Ư hiệu quả của máy dưới khả năng vốn có của nó.

Trong hầu hết các công ty, doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và chế biến thì số vốn đầu tư cho tài sản cố định là rất lớn, quyết định đến quy trình sản xuất, chất lượng thành phẩm và năng suất lao động của cơng ty,... Do đó, tài sản cố định ln giữ một vị trí quan trọng được các nhà quản trị quan tâm. Mặt khác tài sản cố định rất dễ hao mòn, cụ thể:

- Hao mịn hữu hình: Máy móc thiết bị sử dụng lâu năm dễ bị xuống cấp, hư hỏng, rĩ sét,...

- Hao mịn vơ hình: Máy móc lỗi thời, lạc hậu so với sự phát triển vượt bậc của Khoa học Kỹ thuật,...

Như vậy, trong 2 loại hao mịn trên thì hao mịn vơ hình là yếu tố thúc đẩy cơng ty đưa ra những chính sách, biện pháp sử dụng tài sản cố định có hiệu quả. Lợi ích mà tài sản cố định mang lại phải cao hơn những gì mà chúng ta đã đầu tư cho nó.

Một phần của tài liệu 4031100 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)