Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất:

Một phần của tài liệu 4031081 (Trang 70 - 74)

4.4.1. Chỉ số về vốn huy động trên tổng nguồn vốn:

Bảng 21. VỐN HUY ĐỘNG TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006

Vốn huy động 134.840 159.108 148.025

Tổng nguồn vốn 246.537 258.266 280.554

VHĐ/TNV (%) 54,69 61,61 52,76

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của ngân hàng, thường thì tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn đạt 70% trở lên được xem là tốt. Năm 2004 ngân hàng huy động được 54,69%, sang năm 2005 thì vốn huy động chiếm 61,61% tổng nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy công tác huy động vốn địa phương của ngân hàng ngày càng có hiệu quả, đó là do ngân hàng đã đa dạng hố các hình thức huy động như khuyến mãi tặng nón, móc khóa,… cho khách hàng, quảng cáo trên các phương tiện như báo, đài…, và nhiều dịch vụ khác, cán bộ tín dụng tận tình hướng dẫn người dân tham gia tiết kiệm, nhất là ngân hàng ln có chính sách lãi suất huy động phù hợp và ưu đãi như sử dụng lãi suất bậc thang, nếu khách hàng gửi với số tiền lớn và thời hạn dài hơn thì lãi suất sẽ cao hơn, vì vậy đã thu hút được lượng lớn vốn nhàn rỗi trong dân cư,. Đến năm 2006, vốn huy động chiếm 52,76% trong tổng vốn nguồn vốn. Tuy vốn huy động giảm không đáng kể so với 2005 nhưng trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy mạnh

hơn nữa cơng tác huy động vốn để có thể nâng cao vốn huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của địa phương.

4.4.2. Chỉ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn:

Bảng 22. TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006

Tổng dư nợ 239.036 252.052 270.849

Tổng nguồn vốn 246.537 258.266 280.554

TDN/TNV (%) 96,96 97,59 96,54

Qua bảng trên ta thấy dư nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2004 là 96,96%, đến năm 2005 là 97,59% tăng hơn so với 2004, sang 2006 là 96,54%. Điều này khả năng cho vay của ngân hàng là cao, tuy nhiên cần xem xét tổng dư nợ cao là do doanh số cho vay cao hay do nợ quá hạn cao. Từ đó có biện pháp phù hợp để ngân hàng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn.

4.4.3. Chỉ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động:

Bảng 23. TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006

Tổng dư nợ 239.036 252.052 270.849

Tổng vốn huy động 134.840 159.108 148.025

TDN/TVHĐ (%) 177,27 158,42 182,98

Ta thấy rằng, tỷ số tổng dư nợ trên tổng vốn huy động luôn đạt trên 100% và liên tục tăng lên qua ba năm. Cụ thể là trong năm 2004 tổng dư nợ chiếm 177,27% trong tổng vốn huy động, sang năm 2005 tăng lên là 158,42%, đến năm 2006 tiếp tục tăng 182,98%. Điều này cho thấy vốn huy động không thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của người dân, ngân hàng phải sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Trong thời gian tới, ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức, nhất là về lãi suất huy động để thu hút vốn từ những nơi thừa vốn nhằm tăng vốn huy động để đáp ứng cho những nơi thiếu vốn hoặc khơng có vốn.

4.4.4. Chỉ số doanh số thu nợ trên doanh số cho vay:

Bảng 24. DOANH SỐ THU NỢ TRÊN DOANH SỐ CHO VAY

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006

Doanh số thu nợ 303.525 384.397 380.238

Doanh số cho vay 293.559 397.413 399.035

DSTN/DSCV (%) 103,39 96,72 95,29

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng, chỉ tiêu này cho ta thấy trong một đồng vốn cho vay thì ta thu hồi được bao nhiêu đồng nợ. Mặc dù doanh số cho vay tăng qua các năm nhưng đồng thời doanh số thu nợ cũng tăng đáng kể, điều này làm cho chỉ tiêu doanh số thu nợ trên doanh số cho vay luôn đạt trên 95%. Cụ thể là trong năm 2004, tỷ số này là 103,39% sang năm 2005 là 96,72% và năm 2006 là 95,29%. Điều này phản ánh hiệu quả đầu tư tín dụng của ngân hàng tốt và chỉ số luôn luôn gần bằng 1, có nghĩa là bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng ngân hàng ln quan tâm đến chất lượng tín dụng, những khoản cho vay gần như đều được thu hồi trong năm. Một phần là do sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong việc vận động, đơn đốc thu hồi nợ, mặt khác là do thiện chí trả nợ của người dân ngày một cao hơn.

4.4.5. Vịng quay vốn tín dụng:

Bảng 25. VỊNG QUAY VỐN TÍN DỤNG

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006

Doanh số thu nợ 303.525 384.397 380.238

Dư nợ bình quân 242.487 245.544 261.451

DSTN/DNBQ (lần) 1,25 1,57 1,45

Trong ba năm qua, vòng quay vốn tín dụng có biến động qua các năm nhưng luôn trên 1 lần. Nguyên nhân là do dịch cúm bùng phát trở lại gây khơng ít thiệt hại về kinh tế đối với các hộ chăn nuôi gia cầm, ngồi ra giá cả nơng sản khơng ổn định làm ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng dẫn đến việc luân chuyển vốn có phần chậm hơn. Trong những năm tới, ngân hàng có xu hướng mở rộng cho vay trung và dài hạn, đây là khoản vay có thời hạn tương đối dài. Vì

vậy cần quan tâm và thẩm định kỹ trước khi cho vay để không làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng.

4.4.6. Tỷ lệ nợ quá hạn:

Bảng 26. NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006

Nợ quá hạn 610 1.808 1.523

Dư nợ 239.036 252.052 270.849

NQH/DN (%) 0,26 0,72 0,56

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng, nếu tỷ lệ này thấp thể hiện tín dụng đạt chất lượng cao và ngược lại. Thông thường tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chấp nhận ở mức 2% tổng dư nợ, do đó tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo & PTNT Bình Minh là khá khả quan. Theo bảng số liệu trên thì tỷ lệ này là 0,26% trong năm 2004 và đến năm 2005 tăng lên là 0,72%. Điều này phản ánh nợ quá hạn đã tăng lên, trong năm 2005 hiệu quả sản suất kinh doanh ngành nông nghiệp không cao. Đặc biệt là trong chăn nuôi, dịch cúm gia cầm cũng như bệnh lở mồm long móng ở heo làm cho hiệu quả kinh tế của nông dân huyện giảm đáng kể. Sau khi đã được ngân hàng gia hạn cũng như điều chỉnh kỳ hạn trả nợ mà vẫn khơng trả được nợ, do đó làm cho khoản nợ quá hạn trong năm tăng lên. Đến năm 2006, tỷ lệ này lại giảm xuống còn 0,56%. Do nợ quá hạn trong năm có phần giảm, mặt khác nó cũng cho thấy ngân hàng thu hồi nợ khá tốt. Tuy nhiên cần bám sát và có những biện pháp thu hồi những khoản nợ đến hạn, hạn chế để xảy ra nợ quá hạn nhằm tránh những rủi ro cho ngân hàng.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu 4031081 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)