4.2. Phân tích hoạt động cho vay hộ sản xuất:
4.2.1. Phân tích tình hình cho vay theo thời gian và theo mục đích sử dụng vốn:
vốn:
4.2.1.1. Doanh số cho vay:
a) Cơ cấu doanh số cho vay:
Bảng 6. TỔNG DOANH SỐ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT
ĐVT: Triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Ngắn hạn 236.622 80,60 323.712 81,45 327.673 82,12 87.090 36,81 3.961 1,22
2. Trung - dài hạn 56.937 19,40 73.701 18,55 71.362 17,88 16.764 29,44 -2.339 -3,17
Tổng cộng 293.559 100,00 397.413 100,00 399.035 100,00 103.854 35,38 1.622 0,41
Nguồn: phịng kế tốn
Trong những năm qua thì doanh số cho vay của NHNo & PTNT Bình Minh đều tăng qua từng năm. Trong đó cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên 80%, còn cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm phần còn lại dưới 20% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân chính là do phần lớn người dân trong huyện sống bằng nghề nông nên Chi nhánh chủ yếu tập trung vào cho vay nơng nghiệp trong đó phần lớn là cho vay trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi heo, gà, vịt…cho nên chu kỳ sản xuất ngắn dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn doanh số cho vay trung và dài hạn. Tốc độ tăng của doanh số cho vay cho thấy trong những năm qua ngân hàng đã làm tốt vai trị của mình đồng thời góp phần đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn lưu động cho bà con nông dân. Mặc dù vậy để nâng cao hơn nữa hoạt động tín dụng của ngân hàng thì việc đưa tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn là điều cần thiết trong tương lai, nhưng trước hết cần xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng, sau đó là tìm kiếm các dự án khả thi nhằm phát triển kinh tế địa phương.
Thực tế cho thấy, tín dụng ngắn hạn thật sự đã đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn bị thiếu hụt của bà con nơng dân huyện Bình Minh. Ngân hàng cho vay tối đa đến 90% tổng chi phí thực hiện phương án sản xuất kinh doanh. Hoạt động cho vay hộ sản xuất là công việc diễn ra hằng ngày tại NHNo & PTNT huyện Bình Minh, kết quả cho vay hộ sản xuất đạt được những tiến bộ đáng kể.
Bảng 7. DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN
ĐVT: Triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
NGÀNH KINH TẾ
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1.Trồng trọt 2.816 1,19 3.181 0,98 1.410 0,43 365 12,96 -1.771 -55,67
2. Chăn nuôi 7.539 3,19 7.492 2,31 7.867 2,40 -47 -0,62 375 5,01
3. Kinh tế tổng hợp 144.745 61,17 183.757 56,77 188.652 57,57 39.012 26,95 4.895 2,66
4. Sửa chữa máy NN 2.500 1,06 2.404 0,74 2.378 0,73 -96 -3,84 -26 -1,08
5.TTCN - dịch vụ 78.882 33,34 126.878 39,19 127.366 38,87 47.996 60,85 488 0,38
6. Khác 140 0,06 - 0,00 - 0,00 -140 -100,00 - -
Tổng cộng 236.622 100,00 323.712 100,00 327.673 100,00 87.090 36,81 3.961 1,22
Nguồn: phòng kế tốn
TTCN – dịch vụ: tiểu thủ cơng nghiệp – dịch vụ
Ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn trong 3 năm ln biến đổi và có chiều hướng gia tăng. Năm 2005, doanh số cho vay ngắn hạn là 323.712 triệu đồng, so với năm 2004 thì tăng thêm 36,81%. Đến năm 2006, con số này chỉ tăng thêm một phần nhỏ ứng với tốc độ tăng là 1,22% so với năm trước đó. Sở dĩ doanh số cho vay ngắn hạn tăng là do thực tế tại huyện Bình Minh nhu cầu vay vốn của người dân hầu hết là để bổ sung nguồn vốn tạm thời thiếu hụt, mục đích xin vay là để mua con giống, phân bón, thuốc trừ sâu…Trong đó cho vay làm KTTH, TTCN – dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong trong cho vay ngắn hạn. Còn cho vay các đối tượng khác như trồng trọt, chăn nuôi, sửa chữa máy nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng không kém phần quan trọng. Vậy để thấy rõ hơn nữa tình hình biến động của doanh số cho vay ngắn hạn, ta hãy đi vào phân tích từng khoản mục cụ thể như sau:
Cho vay phục vụ trồng trọt:
Đối với ngành trồng trọt chủ yếu là đầu tư trồng lúa, các loại hoa màu và chăm sóc vườn ngắn hạn. Số lượng vốn vay để trồng trọt chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, mặc dù đây là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt như đất đai màu mỡ do Bình Minh nằm dọc ven bờ sơng Hậu,
địa hình tương đối bằng phẳng và có hệ thống kinh rạch chằng chịt tạo nên hệ thống tưới tiêu rất thuận lợi. Năm 2004, doanh số cho vay trồng trọt chỉ đạt 2.816 triệu đồng, chiếm tỷ trọng nhỏ 1,19% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Đến năm 2005, doanh số cho vay trong lĩnh vực này cũng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, tuy nhiên có tăng thêm 12,96% so với năm 2004. Nguyên nhân tăng là do người dân ngày càng ý thức được việc chăm lo cải thiện đời sống, không lười biếng ỷ lại, thêm vào đó là nhờ chính sách của các cấp chính quyền lãnh đạo đã tạo điều kiện khuyến khích người dân trồng rau sạch như xà lách xoong ở Thuận An, cà chua ở Đơng Bình,…trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao như bởi năm roi ở Mỹ Hòa, sầu riêng hạt lép, xồi cát Hịa Lộc…Ngồi ra, với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ nông nghiệp huyện giúp người dân áp dụng tiến bộ và khoa học – kỹ thuật vào trồng trọt nên doanh thu hàng năm đã tăng lên, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tuy vậy đến năm 2006, cho vay trồng trọt lại giảm xuống còn 1.410 triệu đồng, thấp hơn năm 2004 và giảm 1.771 triệu đồng, tương ứng giảm 55,67% so với năm 2005. Nguyên nhân là do chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang mơ hình kinh tế tổng hợp, với mơ hình này khách hàng có thể vay với số tiền lớn hơn và thời hạn dài hơn. Chẳng hạn nếu khách hàng chỉ vay để trồng trọt, đối với ngắn hạn thì chủ yếu là trồng màu, ví dụ như trồng khoai lang thì thời hạn tối đa là khoảng 6 tháng nhưng nếu kết hợp với chăn ni thì ngân hàng có thể cho vay với thời hạn tối đa là 1 năm.
Cho vay phục vụ chăn nuôi:
Ở nông thôn khi nói đến nơng nghiệp thì khơng thể nào khơng nói đến chăn nuôi. Đây cũng là đối tượng cho vay được ngân hàng quan tâm đầu tư theo chỉ đạo về phát triển đàn vật nuôi trong tỉnh. Chăn nuôi trong huyện chủ yếu là chăn nuôi heo, gà, vịt…Năm 2004 doanh số cho vay chăn nuôi đạt 7.539 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,19% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2005, doanh số cho vay trong lĩnh vực này có giảm đơi chút 0,62% so với năm 2004. Doanh số cho vay chăn nuôi giảm xuống là do ngành chăn nuôi trong năm gặp rủi ro, đáng chú trọng là đợt dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại gây thiệt hại đáng kể cho người dân. Bên cạnh đó, giá cả các loại thực phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm lại không ổn định. Giá cả đầu ra các sản phẩm chăn ni thì thấp trong khi giá cả
đầu vào như thức ăn gia súc cho heo, gà, vịt thì lại cao, một mặt làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và đời sống của người dân đồng thời làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Sang năm 2006 thì có phần khả quan hơn, doanh số cho vay chăn nuôi đạt cao nhất trong 3 năm, tăng hơn năm 2005 với tốc độ 5,01%, điều này là do huyện đã khắc phục một phần dịch cúm bằng cách tiêm chích ngăn ngừa và chống lây lan dịch cúm nên cũng đã có nhiều hộ chăn ni gia cầm trở lại. Ngồi ra, huyện cịn thực hiện chủ trương phát triển đàn vật ni như trâu, bị, dê…làm cho doanh số cho vay tăng lên. Tuy vậy ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng phương án sản xuất xem có hiệu quả hay khơng để tránh tình trạng không thu hồi được nợ.
Cho vay kinh tế tổng hợp:
Mơ hình kinh tế tổng hợp là mơ hình sản xuất khép kín theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, hỗ trợ vốn lẫn nhau tạo hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng đồng vốn vay.
Mơ hình kinh tế tổng hợp đã giúp cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên đáng kể và nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh số cho vay ngắn hạn. Ta đã được biết bắt đầu từ năm 1997, ngân hàng đã đầu tư vào một đối tượng sản xuất mới, có thời hạn dài hơn nhưng tối đa là 12 tháng, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, mua bán nhỏ kết hợp lại với nhau tạo thành chu trình khép kín, có thể tận dụng được những khoản chi phí với những nguồn lực sẵn có để hỗ trợ nhau mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chẳng hạn như mơ hình VAC, VACR, VR. Chi nhánh NHNo & PTNT Bình Minh khuyến khích đầu tư và đã thu hút được đa số bà con nông dân. Những năm gần đây doanh số cho vay lĩnh vực này chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Cụ thể năm 2004, doanh số cho vay là 144.745 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 61,17% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Sang những năm tiếp theo doanh số cho vay lĩnh vực này tiếp tục tăng lên, năm 2005 tăng với tốc độ khá cao 26,95% và vẫn giữ chiều hướng tăng lên qua năm 2006 nhưng với tốc độ thấp hơn đạt 2,66% so với năm 2005. Việc cho vay theo mơ hình KTTH đã mang lại nhiều thuận lợi cho khách hàng cũng như ngân hàng, hộ sản xuất chủ động hơn, linh hoạt hơn trong việc sử dụng đồng vốn vay làm sao cho đạt lợi nhuận cao nhất, đây cũng là nguyên nhân làm cho doanh số cho vay đối tượng này tăng lên. Còn đối với ngân hàng thì sẽ tiết kiệm được thời gian
và chi phí vì giảm được thủ tục vay nhiều lần trong cùng một hộ. Điều đó chứng tỏ cả ngân hàng và nông dân đều giảm được rủi ro khi đầu tư KTTH vì rủi ro được phân tán khơng tập trung vào đối tượng nhất định nào. Chính vì những lợi ích của mơ hình này mà ngân hàng cần tiếp tục chú trọng và đầu tư phát triển hơn nữa đối với việc cho vay theo mơ hình KTTH. Tuy nhiên bất kỳ vần đề nào cũng có hai mặt của nó, ở đây chính sự đa dạng và linh hoạt trong mơ hình kinh tế tổng hợp mà ngân hàng rất khó kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay khơng, để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Cho vay sửa chữa máy nông nghiệp:
Để tạo điều kiện cho bà con có khoản vốn đầu tư cho sản xuất, ngân hàng đã hỗ trợ vốn cho họ tu bổ, sửa chữa các loại máy móc chủ yếu là máy nơng nghiệp, các loại máy có giá trị nhỏ như bình phun thuốc trừ sâu, máy bơm nước cơng suất nhỏ…để phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngắn hạn. Tuy nhiên, do chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, đầu tư nông nghiệp giảm dần để tập trung mở rộng đầu tư cho các ngành tiểu thủ cơng nghiệp, thương mại- dịch vụ. Vì vậy mà doanh số cho vay trong lĩnh vực sửa chữa máy nông nghiệp qua 3 năm luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn xấp xỉ 1% và có phần giảm đi qua các năm. Cụ thể, năm 2005 doanh số cho vay là 2.404 triệu đồng, tỷ lệ giảm 3,84% so với năm 2004 và năm 2006 giảm 1,08% so với năm trước.
Cho vay TTVN – dịch vụ:
Đây cũng là loại hình cho vay chiếm doanh số cho vay lớn trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. TTCN – dịch vụ là ngành thu hút được nhiều đối tượng kinh doanh vì đây là nền tảng cơ sở cho q trình đơ thị hố của huyện. Ngồi cho vay phát triển các làng nghề thủ công truyền thống như: đan chiếu, tráng bánh, làm nhang…thì cho vay thương mại, dịch vụ cũng đang được chú trọng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, Bình Minh đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng kinh tế để từng bước phát triển trong tương lai trở thành đô thị. Qua 3 năm doanh số cho vay TTCN – dịch vụ đều tăng, đặc biệt trong năm 2005 doanh số cho vay lĩnh vực này đạt 126.878 triệu đồng, tăng 60,85% so với năm 2004. Nguyên nhân
là do từ khi Nhà nước có quyết định đầu tư để Bình Minh trở thành đơ thị nhỏ thì các hộ nơng dân trong vùng, đa số là các hộ sống ở khu vực Thị trấn, Tân Lược, Thuận An,… đã đầu tư xây dựng các xí nghiệp nhà máy, cơ sở hoạt động, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, do đó nhu cầu vốn của họ rất cao. Doanh số cho vay lĩnh vực này tăng đã nói lên được huyện có tiềm năng phát triển thành phần kinh tế phi nơng nghiệp. Vì vậy mà ngân hàng cần chú trọng khai thác và đầu tư hơn nữa.
Cho vay ngắn hạn khác:
Ngoài việc cho vay cơng trình nước sạch nơng thơn, chủ yếu cho vay xuất khẩu lao động đi Nhật, Malaysia,…Trong 3 năm chỉ có năm 2004 là cho vay đối tượng này, doanh số cho vay là 140 triệu đồng, chiếm một tỷ trọng vô cùng nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Loại hình này cũng mới được áp dụng nhưng do hiệu quả khơng cao nên sau đó ngân hàng khơng cho vay xuất khẩu lao động nữa
c) Doanh số cho vay trung – dài hạn:
Ở lĩnh vực sản xuất ngoài nhu cầu vốn ngắn hạn, người dân còn cần những khoản đầu tư trung và dài hạn như vay để cải tạo vườn tược, làm nhà, kéo điện…Cho vay trung hạn có thời hạn tương đối dài, chu kỳ sản xuất kinh doanh thường nhiều hơn một năm, vì vậy mà thời gian vay vốn phải tương ứng, tạo điều kiện cho người vay yên tâm sản xuất và chủ động được nguồn vốn vay.
Bảng 8. DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN
ĐVT: Triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
NGÀNH KINH TẾ
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Cải tạo vườn 729 1,28 692 0,94 673 0,94 -37 -5,08 -19 -2,75 2. XD - sửa chữa nhà 6.345 11,14 12.679 17,20 13.011 18,23 6.334 99,83 332 2,62 3. Chăn nuôi 5.966 10,48 8.552 11,60 9.270 12,99 2.586 43,35 718 8,40 4. Máy nông nghiệp 40.337 70,84 39.758 53,94 35.742 50,09 -579 -1,44 -4.016 -10,10 5. TTCN - dịch vụ 1.954 3,43 9.355 12,69 9.873 13,84 7.401 378,76 518 5,54 6. Điện 50 0,09 7 0,01 0 0,00 -43 -86,00 -7 -100,00 7. Khác 1.556 2,73 2.658 3,61 2.793 3,91 1.102 70,82 135 5,08
Tổng cộng 56.937 100,00 73.701 100,00 71.362 100,00 16.764 29,44 -2.339 -3,17
Nguồn: phịng kế tốn
Cải tạo vườn tạp là một việc làm cần thiết, nó giúp cho nơng dân có thể tăng thêm thu nhập của mình, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng. Nhận thức được điều này, từ năm 2001 công tác cải tạo vườn, ruộng được Nhà nước chú trọng đầu tư vào công tác thủy lợi nội đồng, đê bao chống lũ bảo vệ vườn cây ăn trái, giúp bà con yên tâm hơn trong việc đầu tư cải tạo vườn, xố bỏ những giống cây có giá trị kinh tế thấp mà thay vào đó là các loại cây có giá trị kinh tế cao, mang tính chién lược của huyện, tạo năng suất và sản lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Đến năm 2005 thì cơng tác cải tạo vườn đã khá hoàn chỉnh, người dân đã đi vào trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy mà doanh số cho vay để cải tạo vườn giảm xuống dần qua 3 năm. Cụ thể là trong năm 2004, doanh