Như ta đã biết những nguyên nhân khách quan thì ngân hàng khơng thể phịng ngừa và tránh được hết. Còn những nguyên nhân do khách hàng hoặc ngân hàng thì có khả năng phịng ngừa. Có thể nói những nguyên nhân từ phía khách hàng là do ngân hàng và chỉ có ngân hàng mới có thể tự khắc phục được mà thơi. Khách hàng thì khơng quan tâm đến rủi ro cho ngân hàng mà chỉ quan tâm làm sao hạn chế rủi ro cho bản thân họ mà thơi. Chính vì thế mà làm sao cho họ thực hiện đúng hợp đồng tín dụng cũng là một cách hạn chế được rủi ro cho ngân hàng. Như vậy để hạn chế được rủi ro thì ngân hàng phải làm tốt từng giai đoạn, từ khâu xét duyệt đến khâu giám sát và cuối cùng là giai đoạn thu nợ.
5.3.1. Giai đoạn xét duyệt:
Đây là giai đoạn mà ngân hàng đưa ra quyết định có nên cho khách hàng vay vốn hay khơng. Để làm tốt giai đoạn này thì cán bộ tín dụng cần phải nắm vững tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn mình phụ trách và cần phải biết được khách hàng có đủ năng lực pháp lý và hành vi dân sự để vay vốn ngân hàng hay khơng? Khách hàng vay vốn để làm gì? Dự án có khả thi hay khơng? Khách hàng có thực sự muốn làm ăn hay không hoặc sẽ bê tha trong công việc? Thông qua phỏng vấn khách hàng ta sẽ biết được những điều này. Điều quan trọng nhất vẫn là cần xem xét khả năng sinh lợi của dự án bởi vì nó liên quan trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng. Muốn vậy ngân hàng cần phải lưu ý:
Không nên xem tài sản đảm bảo là căn cứ có tính quyết định khi cho vay. Hiện nay NHNo & PTNT huyện Bình Minh chỉ cho vay khơng có tài sản đảm bảo đối với những trường hợp sau:
- Đơn vị trực tiếp cho vay được quyền chủ động lựa chọn khách hàng đủ điều kiện để cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản.
- Đơn vị trực tiếp cho vay được áp dụng cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản trong trường hợp Chính phủ có quy định về cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng vay và nhu cầu vay vốn cụ thể.
Mặc dù vay khơng có bảo đảm bằng tài sản nhưng điều kiện để được vay thì khách hàng phải có “khả năng tài chính” để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, đồng thời phải “cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm tài sản theo yêu cầu của đơn vị trực tiếp cho vay nếu như sử dụng vốn vay không đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, đồng thời cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo quy định”. Thế thì những người nơng dân khơng có ruộng, phải thuê ruộng để cày cấy, khơng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thể vay theo hình thức có tài sản đảm bảo, thế nhưng lại lấy đâu ra tài sản để “cam kết” nếu muốn vay vốn theo hình thức khơng có tài sản đảm bảo? Do đó, cán bộ tín dụng khi thẩm định dự án xin vay vốn thì điều quan tâm đầu tiên là tính khả thi, hiệu quả của nó bên cạnh tài sản đảm bảo. Ngân hàng cần xét đến chi phí của dự án kết hợp với vốn tự có của khách hàng, trong đó ngân hàng chỉ cho vay tối đa là 90% tổng chi phí của dự án, đồng thời thời hạn vay phải phù
hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nguồn trả nợ chính của khách hàng phải là thu nhập của dự án. Bất kỳ một ngân hàng nào khi cho vay đều muốn đồng vốn của mình tham gia cùng với vốn tự có của khách hàng vào q trình sản xuất đạt hiệu quả cao. Biểu hiện của sự hiệu quả ấy là lợi nhuận của dự án. Vì vậy mà không nên đặt cao vấn đề tài sản thế chấp, nếu khách hàng có đủ tài sản đảm bảo nhưng phương án sản xuất kinh doanh hoặc phương án trả nợ khơng khả thi thì cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay và ngược lại thì nên cho vay để khuyến khích những phương án có hiệu quả. Tuy nhiên cần xem xét kỹ việc lập dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở khoa học. Các cán bộ tín dụng phải có kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực mình phụ trách, dự kiến được năng lực sản xuất, kinh doanh, mặt hàng, dịch vụ, thị trường tiêu thụ sản phẩm, dự kiến thu nhập, lãi và thời gian hoàn vốn.
5.3.2. Giai đoạn giám sát nợ vay:
Đây cũng là khâu không kém phần quan trọng trong công tác cho vay của ngân hàng. Trong quá trình giám sát cán bộ tín dụng cần xem xét xem khách hàng có sử dụng vốn đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng hay khơng? Hộ sản xuất sử dụng vốn có hiệu quả hay khơng? Đây là khâu rất quan trọng góp phần chặn đứng nợ quá hạn khi nó có điều kiện phát sinh. Khơng phải khi phát vay xong là dừng lại chờ đến ngày thu nợ mà cán bộ tín dụng cần theo dõi xem cơng việc làm ăn của người vay như thế nào, có gặp trở ngại gì khơng để có thể kịp thời ngăn chặn từ xa nguy cơ không thu hồi được nợ. Nhờ khâu giám sát này mà ngân hàng có thể phát hiện được những hộ làm ăn không hiệu quả và kịp thời tư vấn cho họ một phương thức khác để thực hiện mục đích có hiệu quả hơn. Kịp thời chấn chỉnh đồng vốn tín dụng và đồng thời kiên quyết thu hồi vốn khi thấy khách hàng làm trái với cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
5.3.3. Giai đoạn thu nợ:
Đây là khâu cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng. Trong giai đoạn này nếu đạt kết quả tốt tức là khách hàng đã sử dụng vốn có hiệu quả và trả nợ ngân hàng thì cần xem xét tiếp để có thể tiếp tục cho khách hàng quan hệ vay vốn ngân hàng.
Đối với nợ đến hạn: Chủ động gởi giấy báo nợ đến hộ để đôn đốc nhắc nhở việc trả nợ vay, hạn chế tối đa việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ.
Đối với nợ gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ: Chi nhánh có kế hoạch thu ngay tại từng thời điểm cụ thể, không chờ đến khi nợ gia hạn đến hạn vì đây là những món nợ đã có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cần linh động trong công tác thu nợ, khách hàng trục trặc trong quá trình trả nợ nếu vì lý do khách quan chưa thể trả ngay khi đến hạn nhưng tương lai gần thì họ hồn tồn có thể, thì ngân hàng cần phải gia hạn nợ hay điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng chứ không nên xiết nợ gắt gao quá làm cho nơng dân càng rơi vào tình trạng khó khăn hơn trong khi họ có khả năng trả nợ. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần phải kiên quyết đối với những tình trạng dây dưa khơng muốn trả nợ ngân hàng khi họ có khả năng trả nợ. Tuyệt đối chấm dứt quan hệ với những hộ này bởi vì phẩm chất đạo đức của họ khơng đạt u cầu.
Như vậy làm tốt các công việc trên sẽ hạn chế được tối đa những rủi ro do khách hàng và tất nhiên sẽ khơng cịn những rủi ro cho phía ngân hàng.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận:
Với phương thức đi vay để cho vay, trong những năm qua NHNo & PTNT huyện Bình Minh đã thực sự trở thành chỗ dựa, là người bạn thân thiết của nơng dân. Đồng thời đóng góp khơng nhỏ nhằm cải thiện đời sống và đổi mới bộ mặt của nơng thơn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong huyện.
Trong những năm qua ngân hàng đã không ngừng hỗ trợ vốn để đáp ứng thiếu hụt về vốn trong sản xuất, kinh doanh cho người dân trong huyện, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp. Bên cạnh đó ngân hàng cịn đầu tư cho vay với dự án phát triển sản xuất sau thu hoạch, cho nông dân vay để xây mới và sửa chữa nhà cửa, nước sạch sinh hoạt,…nhằm nâng cao điều kiện sống. Nhờ vào vốn của ngân hàng, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như trồng nhiều giống cây mới, các tiến bộ công nghệ trồng trọt, chăn nuôi được sử dụng để đưa sản lượng hàng hóa ngày càng tăng, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi cũng như tăng thu nhập cho nơng dân.
Có được thành quả như trên một phần là nhờ vào sự nỗ lực của các nhân viên trong ngân hàng, nội bộ đồn kết nhất trí tạo sức mạnh để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Vì vậy đã đem lại cho ngân hàng một kết quả kinh doanh đáng khích lệ như đã phân tích ở những phần trước.
Tuy nhiên trong thời gian qua NHNo & PTNT huyện Bình Minh cịn có một số khó khăn và tồn tại cần khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình, góp phần vào sự phát triển kinh tế của huyện. Hiện nay, trong cơ cấu cho vay thì tín dụng trung và dài hạn còn chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ. Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa trong những dự án phát triển nông thôn để nâng cao tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn đồng thời góp phần thay đổi bộ mặt nơng thơn một cách nhanh chóng. Ngồi ra ngân hàng cịn gặp một số khó khăn như: Nơng nghiệp nơng thơn là khu vực sản xuất có nhiều ngành nghề, nhiều tiềm năng kinh tế và thị trường rộng lớn nhưng thị trường tài chính nơng thơn lại kém phát triển, thu nhập của người dân còn thấp và hạn chế trong khi nhu cầu về
vốn cho sản xuất lại rất lớn. Khó khăn nữa là món vay của hộ nơng dân thường nhỏ làm cho đồng vốn bị manh mún và trải dài trên địa bàn rộng, việc đi lại khó khăn dẫn đến chi phí của việc giải ngân và thu hồi nợ cao. Đồng thời khu vực kinh tế nông nghiệp chứa đựng rủi ro cao do đặc điểm sản xuất của khu vực này phụ thuộc phần lớn vào yếu tố khách quan như thời tiết, giá cả thị trường…từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Trong thời gian tới, ngân hàng cần đề ra được hướng đi đúng đắn để phát huy hết thế mạnh của mình góp phần đưa hoạt động của ngân hàng ngày càng vững mạnh, đời sống nông dân ngày càng ổn định, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc hơn.
6.2. Kiến nghị:
6.2.1. Đối với chi nhánh NHNo & PTNT huyện Bình Minh:
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu em nhận thấy hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng hộ sản xuất của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Bình Minh thật sự có hiệu quả, biểu hiện qua lợi nhuận ngày một tăng. Tuy nhiên em cũng xin đưa ra một vài kiến nghị:
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn là vấn đề cần thiết, có thể kêu gọi vốn đầu tư từ các tổ chức trên thế giới để có nguồn vốn ổn định, lâu dài giúp Chi nhánh đầu tư vào các món vay trung, dài hạn.
- Phân loại khách hàng trên cơ sở uy tín, số dư tiền gửi hay giao dịch lay năm để áp dụng mức lãi suất thích hợp và cần có hành động thiết thực như tặng quà, xổ số trúng thưởng,…nhằm duy trì khách hàng cũ, khuyến khích khách hàng mới.
- Việc cho vay không nên chỉ chú trọng vào tài sản đảm bảo mà nên xem xét phương án sản xuất kinh doanh và trả nợ có khả thi hay khơng.
- Nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, vì thế cần có chính sách mở rộng thêm các dịch vụ góp phần gia tăng lợi nhuận.
- Thường xuyên thực hiện phân loại nợ vay căn cứ vào tình hình tài chính, khả năng thanh tốn nợ vay ngân hàng của khách hàng.
- Phát động phong trào thi đua hàng quí và đột xuất đối với những cán bộ thu hồi nợ tốt.
- Cần kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền để tranh thủ sự hỗ trợ nhằm giúp cho hoạt động của ngân hàng cang hiệu quả, nhất là đối với công tác thu hồi nợ.
6.2.2. Đối với chính quyền địa phương:
- Cần có quy hoạch tổng thể trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi hợp lý, phù hợp với thực tế của địa phương và nhu cầu của xã hội.
- Sớm quy hoạch khu dân cư và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như xác lập quyền sở hữu tài sản đối với các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để người dân có điều kiện tiếp cận đồng vốn ngân hàng, đặc biệt là vốn trung và dài hạn.
- Cần có nhiều chương trình khuyến nơng hỗ trợ các biện pháp cải tạo giống, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua phịng nơng nghiệp huyện, xã. - Cần có những trung tâm giống đảm bảo chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu cho hộ nơng dân.
- Nâng cao trình độ dân trí, xóa mù chữ ở nơng thơn, tun truyền tập huấn nhằm tạo cho người dân có ý thức vay và sẵn sàng trả nợ vay khi đến hạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Th.sĩ Thái Văn Đại (năm 2005). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương
mại,Trường Đại học Cần Thơ.
2. Nguyễn Thị Chiết Giang (2006). Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình cho
vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Bình Minh, Trường Đại học Cần Thơ.
3. Phó Giáo Sư – Phó Tiến Sĩ Lê Văn Tê, Phó Tiến Sĩ Ngơ Hướng, Phó Tiến Sĩ Đỗ Linh Hiệp, Phó Tiến Sĩ Hồ Diệu, Phó Tiến Sĩ Lê Thẩm Dương. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 62 Nguyễn Thị
Minh Khai - Quận 1.
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................1
GIỚI THIỆU .....................................................................................................................4
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu: ..........................................................................................4
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu:..................................................................................4
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn:.........................................................................5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................5
1.2.1. Mục tiêu chung: ..............................................................................................5
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:...............................................................................................5
1.3. Phạm vi nghiên cứu:...............................................................................................6
1.3.1. Phạm vi không gian: .......................................................................................6
1.3.2. Phạm vi thời gian: ...........................................................................................6
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................6
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: .........................................6
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................7
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................7
2.1. Phương pháp luận: .................................................................................................7
2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng:..............................................................................7
2.1.2. Một số vấn đề về hộ sản xuất và tín dụng hộ sản xuất..................................10
2.1.3. Một số vấn đề về việc cho vay hộ sản xuất:..................................................11
2.1.5. Giới thiệu các chỉ tiêu phân tích: ..................................................................15
2.2. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................17
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:.......................................................................17
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu: .....................................................................17
CHƯƠNG 3 ....................................................................................................................19
GIỚI THIỆU HUYỆN BÌNH MINH VÀ NHNO & PTNT ............................................19
3.1. Giới thiệu huyện Bình Minh: ...............................................................................19
3.2. Khái quát về NHNo & PTNT huyện Bình Minh:.................................................20
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển:...................................................................20
3.2.2. Cơ cấu tổ chức: .............................................................................................21
3.2.3. Vai trò của NHNo & PTNT huyện Bình Minh trong việc phát triển kinh tế hộ sản xuất: .............................................................................................................24
3.2.3. Khái quát về kết quả kinh doanh qua 3 năm: ................................................25
CHƯƠNG 4 ....................................................................................................................30
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO & PTNT HUYỆN BÌNH MINH ....................................................................................................30
4.1. Phân tích tình hình huy động vốn: .......................................................................30
4.2. Phân tích hoạt động cho vay hộ sản xuất:............................................................34
4.2.1. Phân tích tình hình cho vay theo thời gian và theo mục đích sử dụng vốn: .37 4.2.2. Phân tích tình hình cho vay theo địa bàn: .....................................................54
4.3. Tình hình nợ quá hạn và rủi ro trong cho vay hộ sản xuất:..................................58
4.3.1.Nợ quá hạn của từng đối tượng theo thời gian:..............................................58
4.3.2. Nợ quá hạn theo địa bàn: ..............................................................................66
4.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất: .............................................70
4.4.1. Chỉ số về vốn huy động trên tổng nguồn vốn: ..............................................70