ĐVT: Triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
ĐỐI TƯỢNG
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Cải tạo vườn 1.461 1,45 1.134 1,18 858 0,93 -327 -22,38 -276 -24,34 2. XD - sửa chữa nhà 22.873 22,74 20.048 20,88 21.300 23,19 -2.825 -12,35 1.252 6,25 3. Chăn nuôi 7.621 7,58 9.193 9,57 8.362 9,10 1.572 20,63 -831 -9,04 4. Máy nông nghiệp 62.102 61,75 53.506 55,72 47.984 52,24 -8.596 -13,84 -5.522 -10,32 5. TTCN - dịch vụ 1.954 1,94 7.567 7,88 8.818 9,60 5.613 287,26 1.251 16,53 6. Điện 409 0,41 215 0,22 12 0,01 -194 -47,43 -203 -94,42 7. Khác 4.153 4,13 4.366 4,55 4.515 4,92 213 5,13 149 3,41
Tổng cộng 100.573 100,00 96.029 100,00 91.849 100,00 -4.544 -4,52 -4.180 -4,35
Nguồn: phòng kế toán
Dư nợ trung – dài hạn liên tục giảm qua 3 năm, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ trung – dài hạn là đối tượng máy nông nghiệp. Cụ thể là trong năm 2004, dư nợ máy nông nghiệp là 62.102 triệu đồng, chiếm 61,75% tổng dư nợ trung – dài hạn, sang năm 2005 dư nợ đối tượng này giảm với tỷ lệ 13,84%. Đến năm 2006 dư nợ của nó tiếp tục giảm xuống tương ứng tỷ lệ giảm là 10,32%. Dư nợ giảm là do doanh số cho vay máy nông nghiệp giảm, đồng thời doanh số thu nợ cũng giảm xuống, vì vậy cần quan tâm đến cơng tác thu nợ hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, mở rộng cho vay đồng thời nâng cao doanh số thu nợ.
Dư nợ TTCN - dịch vụ: trong năm 2004 dư nợ này là 1.954 triệu đồng nhưng đến năm 2005 dư nợ đã lên đến 7.565 triệu đồng, tức tăng 287,26%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng rất mạnh trong hai năm này, tuy nhiên doanh số thu nợ cũng không giảm sút mà tăng cao trong cùng kỳ năm 2005. Năm 2006 dư nợ tiếp tục tăng, đạt 8.818 triệu đồng, tăng 1.251 triệu đồng tức tốc độ tăng là 16,53%
Xây dựng - sửa chữa nhà: Trong năm 2004 dư nợ là 22.873 triệu đồng nhưng sang năm 2005 còn 20.048 triệu đồng tức giảm 12,35%. Trong năm ngân hàng đã
đầu tư vào nhiều dự án xây dựng địa phương làm cho doanh số cho vay tăng cao nhưng dư nợ thì lại giảm xuống, điều này nói lên cơng tác thu nợ đối với xây dựng, sửa chữa nhà trong năm là rất tốt. Đến năm 2006 dư nợ lĩnh vực này lại tăng 21.300 triệu đồng, tương ứng tăng 6,25%, dư nợ này có phần tăng là do ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng.
Dư nợ đối tượng vườn, qua các năm dư nợ lĩnh vực này cũng giảm đáng kể. Năm 2005 là 1.134 triệu đồng, giảm 22,38% về tỷ lệ so với năm 2004. Đến năm 2006 dư nợ cho vay đối tượng vườn là 858 triệu đồng, giảm 24,34% so với năm trước đó. Về chăn ni tuy dư nợ có tăng có giảm, mặc dù doanh số cho vay qua các năm có tăng nhưng công tác thu nợ đối tượng này của ngân hàng khá tốt. Trong năm 2006 dư nợ là 8.362 triệu đồng, giảm 9,04% so với năm 2005, trong khi đó doanh số cho vay tăng 8,40% và doanh số thu nợ tăng đến 44,71%. Ngoài ra, đối với điện cũng giảm mạnh. Cụ thể, năm 2005 là 215 triệu đồng, giảm 47,43% và năm 2006 là 12 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 94,42% so với năm 2005. Điều này là do ngân hàng ngày càng thu hẹp đầu tư tín dụng vào đối tượng điện.
Nhìn chung trong những năm qua dư nợ của ngân hàng đã phản ánh đúng tình hình tín dụng cả về mục tiêu tín dụng lẫn chất lượng tín dụng.
4.2.2. Phân tích tình hình cho vay theo địa bàn:
Bảng 14. DOANH SỐ CHO VAY, DOANH SỐ THU NỢ, DƯ NỢ THEO ĐỊA BÀN
ĐVT: Triệu đồng
DOANH SỐ CHO VAY DOANH SỐ THU NỢ DƯ NỢ
ĐỊA BÀN 2004 2005 2006 2004 2005 2006 2004 2005 2006 Hội sở huyện 76.558 99.079 99.143 86.473 94.515 96.162 53.506 58.070 61.051 Thuận An 12.432 11.542 9.925 11.425 7.532 8.805 14.440 18.450 19.570 Thành Lợi 17.450 23.669 24.113 15.783 21.992 21.190 10.873 12.550 15.473 Đông Thạnh 10.765 17.975 19.867 12.342 21.364 24.605 9.769 6.380 1.642 Mỹ Hoà 13.004 18.753 18.227 16.521 16.762 16.778 5.251 7.242 8.691 Đơng Bình 7.273 12.787 10.298 13.957 14.573 9.899 6.439 4.653 5.052 KD Thị Trấn 15.634 14.353 16.713 16.445 12.292 14.885 6.734 8.795 10.623 CN Tân Lược 48.060 72.735 76.202 58.581 68.796 70.044 43.031 46.970 53.128 Tân Hưng 16.749 20.345 21.828 14.256 20.896 24.929 9.540 8.989 5.888 Tân An Thạnh 12.331 17.974 16.992 18.242 17.938 15.196 10.716 10.752 12.548 Tân Bình 5.434 15.177 15.337 10.591 12.736 13.353 7.438 9.879 11.863 Tân Lược 13.546 19.239 22.045 15.492 17.226 16.566 15.337 17.350 22.829 CN Tân Quới 59.280 76.652 77.220 73.759 74.741 74.497 47.043 48.954 51.677 Thành Đông 11.560 17.690 18.850 12.558 18.595 18.219 12.342 11.437 12.068 Thành Trung 18.962 24.652 25.124 24.012 21.706 27.538 11.577 14.523 12.109 Tân Thành 12.220 18.321 16.861 15.487 17.044 15.476 12.597 13.874 15.259 Tân Quới 16.538 15.989 16.385 21.702 17.396 13.264 10.527 9.120 12.241 CN Mỹ Thuận 38.477 51.756 50.657 49.230 50.481 49.178 32.196 33.471 34.950 Mỹ Thuận 22.887 27.995 25.896 25.682 27.291 26.434 15.546 16.250 15.712 Nguyễn Văn Thảnh 15.590 23.761 24.761 23.548 23.190 22.744 16.650 17.221 19.238 CN Đơng Bình 53.692 71.209 69.688 63.820 70.311 67.378 47.839 48.737 51.047 Mỹ Hoà 10.980 9.579 10.904 8.743 8.436 9.018 11.776 12.919 14.805 Đông Thạnh 12.357 17.534 15.679 18.932 18.624 16.435 10.357 9.267 8.511 Đơng Bình 14.469 19.774 20.123 15.477 18.884 18.721 12.450 13.340 14.742 Đông Thành 15.886 24.322 22.982 20.668 24.367 23.204 13.256 13.211 12.989 P.GDịch 17.492 25.982 26.125 30.243 25.553 22.979 15.421 15.850 18.996 Tổng 293.559 397.413 399.035 303.525 384.397 380.238 239.036 252.052 270.849 Nguồn: Phòng kế toán
Trong những năm tuỳ theo sự phát triển kinh tế của mỗi địa phương mà nhu cầu vay vốn khác nhau. Trong 3 năm qua doanh số cho vay doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng như dư nợ cuối kỳ của mỗ địa phương khác nhau và liên tục thay đổi. Để hiểu rõ hơn vấn đề này ta đi vào phân tích từng chỉ tiêu cụ thể theo từng thời gian để xem trong những năm qua địa phương nào có nhu cầu vay vốn cao. Căn cứ theo đó mà ngân hàng điều chỉnh nguồn vốn cho vay hợp lý.
4.2.2.1 Doanh số cho vay:
Thông qua bảng số liệu trên ta thấy ở mỗi năm mỗi địa phương có nhu cầu vay vốn khác nhau. Trong năm 2004 Mỹ Thuận là xã có doanh số cho vay cao nhất đạt gần 23 tỷ đồng. Nguyên nhân do nhân dân Mỹ Thuận thiếu vốn để phát triển
kinh tế đặc biệt là vốn để phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp vì xã này hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Theo sự chỉ đạo của huyện yêu cầu ngân hàng hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất như giống, thuốc, phân bón… Kế đến Thành Trung và Thành Lợi cũng là hai xã có nhu cầu vay vốn cao tương ứng là gần 19 tỷ đồng và hơn 17 tỷ đồng. Vì Thành Trung đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ hai vụ lúa sang hai vụ lúa và một vụ màu (cây mè, khoai lang) nên nhu cầu vay vốn tăng lên. Còn Thành Lợi đang trồng màu (hẹ, hành lá) và nuôi cá. Nhìn chung doanh số cho vay những địa phương này cao là bởi vì người dân cần vốn để phát triển sản xuất thêm vào đó là sự chỉ đạo phát triển kinh tế mỗi địa phương của nhà nước.
Riêng địa phương có doanh số cho vay ít nhất là Tân Bình chỉ có hơn 5 tỷ đồng. Nguyên nhân do người dân ở đây khơng có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, đa số họ tự bỏ vốn ra để kinh doanh. Một phần nhỏ có nhu cầu vay vốn để chăn ni heo chủ yếu là chăn ni theo mơ hình hộ gia đình nên lượng vốn vay cũng khơng nhiều.
Đến năm 2005 doanh số cho vay có sự thay đổi theo số lượng và theo từng địa bàn. Mỹ Thuận vẫn vay nhiều hơn các địa phương khác đạt gần 28 tỷ đồng. Thành Trung cũng chiếm tỷ lệ khá cao với số tiền vay gần 25 tỷ đồng. Tuy nhiên ở năm này đứng thứ ba khơng cịn là Thành Lợi mà là Đông Thành với doanh số cho vay hơn 24 tỷ đồng. Nguyên nhân Đơng Thành có doanh số vay tăng là vì ngành trồng trọt đặc biệt là trồng lúa nước gặp một số khó khăn như bệnh rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá, do đó bà con có nhu cầu vay nhiều hơn làm doanh số cho vay xã này tăng lên. Mỹ Hịa là xã có doanh số cho vay thấp nhất, trong năm 2005 chỉ đạt 9,5 tỷ đồng và thấp hơn năm 2004, điều này là do nông dân sản xuất có hiệu quả, nhất là đối với cây bưởi đã góp phần khơng nhỏ tạo nên thu nhập chủ yếu của người dân. Vì vậy một số người dùng nguồn thu nhập này để tái đầu tư sản xuất nên chỉ vay một phần nhỏ hoặc không cần vay vốn ngân hàng. Bước sang năm 2006 cơ cấu doanh số cho vay có thay đổi, chiếm doanh số cho vay nhỏ nhất là Tân Bình và có giảm sút so với năm 2005. Điều này là do người dân đã khống chế được bệnh rầy nâu, vàng lá và bước đầu thu được kết quả từ việc ni cá trong ruộng lúa. Và vì vậy nhu cầu vay vốn giảm xuống. Xã có doanh số cho vay lớn nhất vẫn là Mỹ Thuận và có phần tăng hơn so với năm
trước đó, đây là xã được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển sản xuất, thêm vào đó người dân nơi đây ln có ý thức cải thiện đời sống, kế đến là góp phần thay đổi bộ mặt nơng thơn.
Tóm lại, qua 3 năm ta thấy Mỹ Thuận ln là xã có doanh số cho vay cao nhất trong tổng doanh số cho vay các địa bàn của huyện. Như vậy nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu tập trung vào Mỹ Thuận, qua đây cũng cho ta thấy được ngân hàng cần có sự theo dõi chặt chẽ để có thể tránh được việc tập trung cho vay vào một đối tượng có cùng một tính chất, vì hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu là trồng lúa nước.
4.2.2.2. Doanh số thu nợ:
Thông qua doanh số thu nợ cho thấy địa phương nào hoàn thành việc trả nợ tốt hơn và đó cũng là căn cứ để ngân hàng cho vay ở những năm tiếp theo. Qua 3 năm doanh số thu nợ của ngân hàng có sự biến động. Trong năm 2004, nhờ việc sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả, chẳng hạn năng suất lúa ngày càng tăng do khắc phục dịch bệnh kịp thời. Vì vậy mà Mỹ Thuận ln hồn thành cơng tác trả nợ ngân hàng khá tốt. Mặt khác do doanh số cho vay của xã này chiếm tỷ trọng lớn do đó kéo theo doanh số thu nợ cũng cao. Ngược lại Mỹ Hịa có doanh số thu nợ thấp nhất chỉ đạt gần 9 tỷ đồng. Xét về mặt giá trị tuy xã này có doanh số thu nợ thấp nhưng nếu xét theo tỷ trọng trong doanh số cho vay thì con số này là khá cao.
Năm 2005 Mỹ Thuận lại là xã có doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ của các địa bàn, đạt trên 27 tỷ đồng. Một mặt năm này Mỹ Thuận thu được kết quả khá cao từ việc áp dụng cơ cấu sản xuất mới hai vụ lúa một vụ màu, đồng thời người vay có thiện chí cao trong việc thanh toán nợ vay ngân hàng. Mặt khác ngân hàng theo dõi, giám sát rất chặt chẽ quá trình hoạt động kinh doanh nên đã đẩy mạnh cơng tác thu nợ đúng lúc. Cũng trong năm này, việc trả nợ vay của Thuận An chưa cao. Nguyên nhân không phải là công tác thu nợ của ngân hàng không tốt mà là do doanh số cho vay của xã này thấp, người dân chủ yếu làm ăn nhỏ mang tính chất riêng lẻ và sản xuất một cách tự phát như chủ yếu là chăn ni theo mơ hình hộ gia đình nên lượng vốn vay cũng
khơng nhiều. Thêm vào đó Thuận An là xã trồng nhiều xà lách xoong, nhưng đạt hiệu quả không cao do sâu bệnh phá hoại.
Tiếp sang năm 2006 tổng doanh số thu nợ có phần giảm hơn so với năm 2005, đạt hơn 380 tỷ đồng. Trong đó doanh số thu nợ cao nhất là Thành Trung đạt trên 27,5 tỷ đồng và cao hơn năm 2005. Nguyên nhân việc trồng hoa màu như đậu phộng, khoai lang, mè,... đạt hiệu quả về năng suất và giá cả tương đối ổn định của việc trồng một số loại hoa màu. Vì thế làm cho khả năng thanh tốn nợ vay của người vay trong xã cao, góp phần làm tăng khoản thu nợ cho ngân hàng. Tương tự như năm 2005, ngân hàng cũng thu nợ vay của xã Thuận An chỉ đạt gần 9 tỷ đồng. Tuy doanh số thu nợ của Thuận An cao hơn so với năm 2005 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn các địa bàn khác của huyện. Do chỉ khắc phục được một phần hạn chế của năm trước đó nên công tác trả nợ chưa tốt, mặt khác người vay muốn giữ nguồn vốn lại để tái đầu tư sản xuất.
4.2.2.3. Dư nợ:
Nhìn chung tổng dư nợ của ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Trong đó năm 2006 chiếm cao nhất đạt gần 271 tỷ đồng. Cụ thể năm 2004 dư nợ của Mỹ Thuận hơn 15,5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ cao. Sở dĩ dư nợ cuối kỳ của Mỹ Thuận cao là do công tác mở rộng tín dụng của ngân hàng trong năm đang chú trọng đầu tư vào xã này. Đối với Mỹ Hịa thì dư nợ chỉ chiếm hơn 5 tỷ đồng, nguyên nhân do cơng tác thu nợ của ngân hàng có hiệu quả, đó là nhờ sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng ln theo dõi, kiểm tra các khoản vay chặt chẽ.
Trong năm 2005 tổng dư nợ tăng hơn năm 2004 đạt trên 252 tỷ đồng. Mặc dù doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ đối với Thuận An giảm hơn so với năm 2004 nhưng dư nợ của nó lại tăng cao hơn và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng dư nợ các địa bàn. Điều này cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng đối với xã này đạt hiệu quả chưa cao, do điều kiện đi lại không thuận lợi như đường xá đi lại khó khăn làm cản trở cơng tác thu hồi nợ vay.
Đến năm 2006 tổng dư nợ tiếp tục tăng lên và đạt cao nhất trong 3 năm. Xét về các xã thì Tân Lược có dư nợ lớn nhất đạt gần 23 tỷ đồng. Dư nợ tăng lên do doanh số cho vay và doanh số thu nợ của xã này tăng qua 3 năm, chứng tỏ ngân hàng thực hiện tốt công tác mở rộng tín dụng đối với xã Tân Lược. Ta thấy
doanh số cho vay, doanh số thu nợ của Đông Thạnh trong năm 2006 chiếm tỷ trọng khá cao và có phần tăng lên so với những năm trước đó. Điều này cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng là khả quan do đó dư nợ của ngân hàng thấp đạt 1.642 triệu đồng.
4.3. Tình hình nợ quá hạn và rủi ro trong cho vay hộ sản xuất: 4.3.1.Nợ quá hạn của từng đối tượng theo thời gian: 4.3.1.Nợ quá hạn của từng đối tượng theo thời gian:
Nợ quá hạn là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, có tác động sâu sắc đến quan hệ kinh tế trong xã hội. Nợ quá hạn có nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan nhưng dù bất kỳ nguyên nhân nào đi nữa thì nó cũng gây ra những rủi ro. Nợ quá hạn luôn là mối quan tâm thường xuyên của các ngân hàng thương mại. Trong quan hệ tín dụng việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu nợ quá hạn phát sinh vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh tốn của ngân hàng. Vì thế mà nợ quá hạn là một vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến sự tồn tại của ngân hàng. Trước tiên ta sẽ phân tích nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất.
4.3.1.1. Nợ quá hạn ngắn hạn: