Qua tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án trên, đã cho thấy, đề tài phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là đề tài nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và thể hiện khá hệ thống, toàn diện về nguồn nhân lực chất lượng cao - lực lượng quyết định nhất đến sự
hình thành nền kinh tế tri thức tồn cầu nói chung, ở nước ta nói riêng. Tác giả lựa chọn đề tài luận án nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam, với những vấn đề cơ bản đặt ra trong luận án sẽ giải quyết là:
Một là, tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến nguồn lực
con người, nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự cần thiết phải nghiên cứu, hệ thống hóa các cơng trình có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và ở ngành Đường sắt nói riêng, vì từ đó kế thừa kết quả, cách tiếp cận về cách thức giải quyết vấn đề và tránh những trùng lắp đề tài luận án với các cơng trình đã được cơng bố. Đến nay, các cơng trình khoa học nghiên cứu về nguồn lực chất lượng cao của ngành đường sắt, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt cịn khá khiêm tốn. Trong khi đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt đáp ứng với yêu cầu xây dựng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay là rất cơ bản và cấp bách. Đây là một trong những căn cứ quan trọng giúp cho tác giả kế thừa kết quả của các cơng trình nghiên cứu có liên quan đã cơng bố, tìm ra khoảng trống và hướng giải quyết vấn đề nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
Hai là, nghiên cứu về quan niệm và bản chất, nội dung của phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung, tính đặc thù ở ngành Đường sắt Việt Nam. Đây là nội dung cần thiết phải đặt ra giải quyết trong luận án, mặc dù đã có nhiều nhà khoa học, ở nhiều cơng trình nghiên cứu và ở những chun ngành khác nhau cũng đề cấp đến nguồn nhân lực chất lượng cao; song đây là lý thuyết rất cơ bản cần nắm chắc thì mới vận dụng vào để giải quyết vấn đề cụ thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu, đưa ra những luận chứng đầy đủ về quan niệm, nội dung, tiêu chí, đặc điểm phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao của nghành Đường sắt Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng của luận án. Cho nên, trong luận án đã thiết kế một chương độc lập bàn về một số khái niệm cơ bản, cấu trúc, nội dung... phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
Ba là, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và xác định vấn đề đặt ra trong
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Đây là vấn đề quan trọng cần giải quyết trong luận án, bởi lẽ, chỉ đánh giá đúng thực trạng và tìm ra nguyên nhân thì mới xác định đúng giải pháp cho sát thực, mang tính khả thi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Mỗi cơng trình khoa học nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã công bố rất chú trọng đánh giá thực trạng của nguồn lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao, về cả thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của thực trạng của vấn đề ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Đường sắt chưa được nghiên cứu, đánh giá toàn diện, khách quan trên cơ sở lý thuyết khoa học. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho luận án tập trung giải quyết là đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành là rất cần thiết; trên cơ sở đó, luận chứng những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
Bốn là, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay và trong những năm tới. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt hiện nay, phải dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn; từ đó luận chứng các giải pháp cơ bản, hệ thống mới, có tính khả thi. Mặc dù, đã có những cơng trình nghiên cứu khác nhau đề cập đến hệ thống giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, song việc nghiên cứu, đề xuất hệ thống các quan điểm, giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phù hợp với điều kiện của ngành đường sắt hiện nay thì chưa được quan tâm thích đáng. Đây là một
trong những nhiệm vụ đặt ra nghiên cứu khơng đơn giản, khơng được mang tính tư biện chủ quan mà là kết quả rút ra từ các nội dung nghiên cứu đã thể hiện trong luận án. Bởi lẽ, đề xuất hệ thống các giải pháp đúng sẽ có giá trị thiết thực cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay và những năm tới.
Tác giả xác định một số nội dung đặt ra cần giải quyết trong luận án nêu trên là những vấn đề cấp thiết cả về lý luận, thực tiễn và khơng bị trùng lặp với các cơng trình khoa học nghiên cứu đã được công bố.
Tiểu kết chương 1
Nghiên cứu đề tài về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam, những vấn đề cơ bản đặt ra trong luận án là cấp thiết. Đường sắt Việt Nam là một ngành kinh tế mũi nhọn, với bề dày lịch sử gần 140 năm hình thành và phát triển, Ngành đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà. Ở thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, sứ mệnh của Ngành đang đặt ra yêu cầu mới, cần nâng cao hiệu quả kinh doanh để góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân. Thực tế trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành Đường sắt Việt Nam cịn có bất cập về sức cạnh tranh về kinh tế, về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chưa được đầu tư vốn, khoa học, công nghệ hiện đại so với một số ngành khác.
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, giúp tác giả tham chiếu, kế thừa cách tiếp cận và kết quả của các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu. Đó cũng là cơ sở để tác giả vận dụng, xác định hướng giải quyết vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
Qua khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình có liên quan đến luận án, gợi ý cho tác giả đánh giá sát thực trạng, xác định đúng hệ giải pháp để phát huy thế mạnh, tiềm năng của Đường sắt Việt Nam - một ngành kinh tế
mũi nhọn, nhưng còn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, chưa cạnh tranh được với loại hình phương tiện vận tải khác và yêu cầu của sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Giá trị của tổng quan các công trình tiêu biểu có liên quan đến luận án, là tìm ra những khoảng trống, xác định các vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết theo góc độ chính trị - xã hội và phù hợp với tính chất của đề tài luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Chương 2