Hạn chế về phát triển đội ngũ doanh nhân ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 101 - 103)

Việt Nam hiện nay

Thực tế cho thấy, đa số doanh nhân ngành Đường sắt Việt Nam xuất phát và trưởng thành từ yêu cầu thực tế trong hoạt động của ngành. Họ vừa làm, vừa học và trưởng thành từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nên có nhiều thuận lợi, nhưng hiện tại chất lượng của đội ngũ vẫn cịn có những bất cập. Trước hết, là về trình độ chun mơn, nghiệp vụ của doanh nhân ngành đường sắt nhìn chung cịn thấp. Những năm gần đây, số lượng doanh nhân có trình độ đại học, sau đại học và được đào tạo về chun mơn, nghiệp vụ đang có xu hướng tăng lên, nhưng số lượng chưa nhiều. Cơ cấu độ tuổi trung bình của doanh nhân từ 40 - 50 tuổi, số doanh nhân trẻ tuổi (dưới 30 tuổi) được bồi dưỡng và phát triển chưa nhiều và còn thiếu tác phong kinh doanh chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm thương trường quốc tế và sự liên kết chặt chẽ.

Số lượng doanh nhân có chứng chỉ, bằng cấp về lý luận chính trị, về kiến thức quốc phịng, thì chưa nhiều. Đội ngũ doanh nhân ngành đường sắt, tham gia liên doanh giao thương với nước ngồi cịn hạn chế, đặc biệt là về am hiểu luật pháp quốc tế, ngoại ngữ, tin học…

Về cơ cấu của đội ngũ doanh nhân ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay, cịn có sự mất cân đối về độ tuổi và giới tính là chủ yếu nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng đáp ứng nhu

cầu công việc tại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Một bộ phận ít doanh nhân tham gia sản xuất, kinh doanh chưa tuân thủ nghiêm luật pháp, những quy định và cịn có cạnh tranh khơng lành mạnh như chốn thuế, nhập hàng lậu…

Nguyên nhân khách quan của những hạn chế nêu trên, trước hết là do nước ta mới tham gia hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang trong giai đoạn hoàn thiện. Hệ thống pháp luật, cơ chế bảo đảm cho vận hành nền sản xuất hàng hóa, cạnh tranh trong kinh doanh và sự bảo vệ của các cơ quan có thẩm quyền chưa thật đồng bộ. Công tác xây dựng, sửa đổi và tiến hành thực hiện Luật Lao động chưa tạo ra sự thống nhất cao, nhiều nội dung phải vận dụng nên có tác động lớn đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt, nhất là đối với việc thu hút, sử dụng những tài năng.

Nguyên nhân chủ quan của những hạn chế về phát triển đội ngũ doanh nhân ngành đường sắt những năm qua là có thời điểm tuyển dụng đội ngũ cán bộ làm công tác kinh doanh có hiện tượng tiêu cực. Cơ chế quản lý của ngành đối với mọi hoạt động của đội ngũ doanh nhân, của các cơ quan chức năng của Nhà nước có thời điểm chưa thật chặt chẽ. Tổng Cơng ty đường sắt chưa có một kế hoạch hợp lý, rõ ràng và minh bạch về việc tuyển dụng nhân lực trong hiện tại và thời gian tới, để phục vụ cho dự án mở rộng tổng công ty khai thác kinh doanh vận tải, sản xuất. Bản thân một số doanh nhân đề quá cao lợi ích cá nhân, thiếu tinh thần yêu nước, tự lực, tự cường, chưa có trách nhiệm cao với ngành đường sắt, với cộng đồng, xã hội.

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chậm triển khai xây dựng chiến lược tổng thể về nguồn nhân lực ngành đường sắt, trong đó có nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt. Thời gian qua, tuy đã có những chủ trương, nghị quyết rất quan trọng về giáo dục và đào tạo, chủ trương xây dựng Học viện Đường sắt, dự án xây dựng Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ Đường sắt Việt Nam…song, chậm triển khai chiến lược tổng thể để phát triển nguồn nhân lực ngành đường sắt đáp ứng yêu cầu phát

triển đất nước trong giai đoạn mới. Đây là trách nhiệm của ngành đường sắt nói chung, song chủ yếu là trách nhiệm của người đứng đầu và các cơ quan chức năng. Sự phát triển nguồn nhân lực ngành đường sắt chưa thực sự tạo ra được sự liên thông, liên kết chặt chẽ với phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Vì vậy, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp và chưa dự báo chính xác về nhu cầu, yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu của từng loại nhân lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, tái cơ cấu và cơ cấu lại ngành đường sắt. Việc xây dựng những tiêu chí chung và tiêu chí cụ thể của từng loại nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt còn chung chung, chưa phù hợp với thực tiễn, với nhiệm vụ phát triển kinh tế, mở rộng kinh doanh của các công ty trong tồn ngành.

Tổng Cơng ty Đường sắt Việt Nam chưa xác định một số nội dung, chỉ tiêu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam. Công tác tổ chức, triển khai còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Chủ trương nâng cao trình độ đội ngũ trong một thời gian ngắn là chưa thật sự phù hợp với thực tiễn, thể hiện sự chủ quan, nóng vội. Sự tham mưu, đề xuất nhằm điều chỉnh cho phù hợp của các cơ quan chức năng chưa kịp thời, cịn biểu hiện lúng túng. Vì vậy, sau nhiều năm triển khai vẫn không đạt yêu cầu đề ra, có thời điểm triển khai theo phong trào, chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng. Công tác quy hoạch, đổi mới, sắp xếp hệ thống các trường đại học, cao đẳng trong ngành giao thông vận tải chưa được quán triệt sâu sắc dẫn đến hiệu quả thực hiện cịn hạn chế. Vì vậy, đến nay quy mơ, chất lượng đào tạo của các trường đại học, trường cao đẳng đường sắt, một mặt chưa tạo ra lực hút hấp dẫn những học sinh, sinh viên giỏi; mặt khác, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt.

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w