Hạn chế về phát triển đội ngũ công nhân lành nghề ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 103 - 107)

Đường sắt Việt Nam hiện nay

Thực tế những năm gần đây cho thấy, đội ngũ công nhân lành nghề của ngành Đường sắt Việt Nam đã có sự phát triển khá tốt, tuy nhiên để đáp ứng

yêu cầu ngày càng cao của ngành trong điều kiện mới thì vẫn đang đặt ra những hạn chế, bất cập về cơ cấu, chất lượng ở đội ngũ này.

Về đào tạo đội ngũ cơng nhân lành nghề, chưa có trung tâm thực hành trong lĩnh vực kỹ thuật đường sắt để người lao động được đào tạo một cách bài bản trước khi vào làm việc tại các đơn vị thuộc Tổng Cơng ty. Sự thích ứng với các sản phẩm khoa học, công nghệ mới và thao thác kỹ năng nghề nghiệp để có năng suất cao thì chưa đồng đều giữa cơng nhân các chun ngành, giữa các đơn vị. Trình độ ngoại ngữ, tin học và kỹ năng giao tiếp của một bộ phận chưa thật tốt và đồng đều. Kỷ luật lao động, trách nhiệm trong công việc của một bộ phận chưa thật cao. Cơ cấu lứa tuổi của đội ngũ cơng nhân lành nghề thường có tuổi bình qn cao, khơng có cơng nhân nhiều đời. Một bộ phận hiểu biết về chính trị, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ngành đường sắt chưa thật sâu sắc.

Thực tế hiện nay, trong ngành đường sắt, lực lượng lao động trẻ luôn luôn được bổ sung hàng năm, tuổi nghề thấp nên thiếu kinh nghiệm trong cơng việc, do đó chưa chủ động giải quyết những sự cố bất ngờ xảy ra trong q trình vận hành Tổng Cơng ty. Trong đội ngũ công nhân lành nghề ngành đường sắt là nguồn nhân lực có đầy đủ trình độ chun mơn, nghiệp vụ, có sức khỏe tốt cịn thiếu, mà thường là phải có thời gian để trải nghiệm, có độ nhạy bén trong cơng việc, khả năng thích ứng với cơng việc. Chính vì thế, mà một nguồn nhân lực chất lượng cao không thể là nguồn nhân lực quá già hay quá non trẻ. Bên cạnh tuổi tác, thì giới tính của lực lượng lao động cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy, để phục vụ tốt nhiệm vụ, đạt hiệu quả cao và đáp ứng với yêu cầu mới của Tổng Cơng ty Đường sắt Việt Nam thì cần phải có sự cân đối trong giới tính của nhân lực. Lực lượng lao động ở ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay, có 80,7% lực lượng lao động là nam; 19,3% là nữ, đây là một sự mất cân đối lớn về giới tính tại Tổng Cơng ty.

Ngun nhân khách quan của hoạt động phát triển đội ngũ công nhân lành nghề ở ngành đường sắt trong những năm qua, do điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước cịn có những khó khăn và nhận thức, sự quan tâm bồi dưỡng của các chủ thể đối với đội ngũ này vẫn chưa thật tương xứng, đồng bộ. Các lĩnh vực tham gia lao động sản xuất trực tiếp của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thường là các công việc nặng nhọc, độc hại, chế độ làm việc kỷ luật cao, trong khi thu nhập chưa cao, nên khó thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Nguyên nhân chủ quan của những hạn chế trong phát triển đội ngũ lao động lành nghề ngành đường sắt những năm qua là do, chưa có một hệ thống quy trình chuẩn để tuyển dụng và đào tạo, đánh giá người lao động. Sự bố trí lao động cịn chưa thực sự phù hợp với khả năng và chuyên mơn được đào tạo. Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, tay nghề giỏi chưa thực sự phù hợp với ngành đường sắt, việc phân bổ nguồn lực ở một số đơn vị chưa tính đến hợp lý hóa gia đình, vùng miền và đặc thù khác nhau, nên vẫn cịn có sự chênh lệch khá rõ về cơ cấu và sự ổn định tương đối của nguồn nhân lực. Số cán bộ, người lao động có trình độ chun mơn cao chủ yếu làm việc ở các thành phố trung tâm, ở Tổng Công ty. Đội ngũ nguồn nhân lực ở các công ty thành viên hoặc các bộ phận trực thuộc chủ yếu được đào tạo ở trình độ thấp. Ngành chưa có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với những lao động lâu năm, có kinh nghiệm, có tay nghề cao, chính vì lẽ đó, một số lao động sau khi tích lũy đủ tay nghề và trình độ chun mơn thì chuyển sang nơi khác có mức lương cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn.

Trong công tác tuyển dụng đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần chú ý, đặc biệt là tuyển dụng lực lượng lao động lành nghề, lao động có chun mơn kỹ thuật ngành đường sắt cịn bất cập. Đó là chưa xác định được vị trí việc làm sau khi tuyển dụng, từ đó xây dựng nội dung thi tuyển chưa phù hợp. Hiện nay một số nội dung thi tuyển chưa

sát với vị trí sau khi được tuyển dụng. Nội dung chun mơn, nghiệp vụ cịn mang tính chung chung, chưa rõ tính định hướng cụ thể và chưa đánh giá hết khả năng của người tham gia dự thi tuyển. Đến nay, hệ thống ngân hàng câu hỏi và hệ thống ngân hàng đề thi mơn nghiệp vụ vẫn chưa được xây dựng hồn thiện dẫn đến cơng tác tổ chức thi tuyển cịn thiếu chủ động. Điều này đã dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực giữa các bộ phận, giữa các công ty thành viên trong tổng công ty không đồng đều. Đặc biệt, đối với các công ty thành viên, chất lượng đội ngũ lao động chưa đáp ứng yêu cầu, việc tuyển dụng hiện nay vẫn quá chú trọng đến bằng cấp và kiến thức mang nặng tính lý thuyết. Một số trường, cơng tác đào tạo và quản lý học viên còn lỏng lẻo, chất lượng đào tạo chưa cao, chưa trang bị cho người học những kiến thức mới, kiến thức thực tiễn, còn nặng về lý thuyết, nên dẫn đến kỹ năng chuyên môn của một số người lao động sau khi được tuyển dụng còn hạn chế.

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chưa tạo ra mơi trường thuận lợi, cơ chế, chính sách đột phá để thu hút, sử dụng, trọng dụng nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt nói chung và đội ngũ cơng nhân lành nghề nói riêng. Muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt trong đó có lực lượng cơng nhân lành nghề, cần phải có những cơ chế, chính sách mang tính chất đặc thù. Mặc dù ngành đường sắt đã tiến hành những chính sách ưu đãi nhất định để thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, song chủ yếu là các giải pháp tình thế. Các cơ quan chức năng như, Cục Đường sắt, Ban Tổ chức Cán bộ - Lao động chưa đề xuất được nhiều cơ chế, chính sách chiến lược tạo ra sự thay đổi căn bản. Phần lớn là các chính sách cụ thể nên chưa tạo ra sự đột phá mạnh mẽ, chưa thực sự quan tâm đến vấn đề tạo môi trường làm việc tối ưu nhất và sự đãi ngộ, trọng dụng tốt nhất để nguồn nhân lực chất lượng cao phát huy hết năng lực, cống hiến hết tài năng cho ngành đường sắt.

Thực hiện tốt chính sách nhằm thu hút những lao động giỏi vào ngành đường sắt là công việc rất quan trọng, nếu khơng được chú trọng, thiếu tính đồng bộ và nhất qn thì khó thu hút được và sau một thời gian không giữ

chân được họ. Một số chính sách thực hiện cịn cứng nhắc, chưa thể hiện sự ưu đãi cao đối với nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt. Hiện tượng này khơng chỉ gây lãng phí về kinh phí, thất thốt về nhân lực mà cịn ảnh hưởng đến việc tiếp tục thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào ngành đường sắt. Một vấn đề đặt ra cần nghiên cứu, do chưa hồn thiện những cơ chế, chính sách nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả những người có tài năng là một trong những nguyên nhân hạn chế chủ yếu trong quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành cần tập trung tháo gỡ.

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w