Việt Nam chịu sự chi phối của môi trường, điều kiện bảo đảm của xã hội và của ngành
Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của hoàn cảnh. Hoạt động của con người bao giờ cũng gắn liền với mơi trường, điều kiện hồn cảnh và chịu sự tác động, chi phối bởi mơi trường, điều kiện, hồn cảnh đó. C.Mác đã khẳng định: "Con người tạo ra hồn cảnh đến mức nào thì hồn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy" [52, tr.55]. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt luôn chịu sự tác động, chi phối của môi trường xã hội, trực tiếp là môi trường hoạt động của họ. Đây là nhân tố phản ánh mối quan hệ giữa điều kiện khách quan với nhân tố chủ quan; giữa con người và hoàn cảnh sống; giữa yêu cầu phát triển và điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của nguồn lực này.
Môi trường xã hội tồn tại như một hệ thống phức hợp, được cấu thành bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa... tác động, chi phối đến sự phát triển cũng như hoạt động của nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt. Tuy nhiên, vai trò tác động của các yếu tố đến phát triển nguồn lực này không ngang bằng nhau, trong đó yếu tố kinh tế, xã hội giữ vai trị quyết định. Trình độ phát triển kinh tế của đất nước quy định sự phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao của ngành. Kinh tế đất nước phát triển sẽ tạo tiền đề vật chất quan trọng cho sự phát triển của ngành đường sắt; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho hoạt động nghiên cứu, lao động sản xuất; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tạo động lực phấn đấu cho nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng với kinh tế, yếu tố chính trị có vai trị định hướng đối với quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt. Chính đường lối lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xây dựng ngành đường sắt của Đảng, trong từng giai đoạn, quyết định chiến lược cán bộ của Đảng, chiến lược cán bộ, công nhân viên ngành đường sắt. Trong môi trường xã hội, yếu tố văn hóa, trực tiếp là giáo dục và đào tạo của quốc gia có tác động to lớn đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành. Bởi, suy cho cùng, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo là để tạo ra những con người, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu địi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt chịu sự tác động trực tiếp nhất của mơi trường hoạt động của họ. Đó là mơi trường ở cơ quan, các cơ sở đào tạo và các đơn vị sản xuất, nơi họ trực tiếp gắn bó, nghiên cứu, giảng dạy, sáng tạo khoa học và lao động hàng ngày. Đội ngũ nhân lực chất lượng cao là lực lượng tiêu biểu, đi đầu trong lao động sáng tạo khoa học, sản xuất ở các đơn vị của ngành. Trong nguồn lực này, đại đa số là những người có thiên hướng nghề nghiệp rõ ràng, có trình độ, năng lực thực sự. Họ ln mong muốn có một mơi trường hội tụ đủ những điều kiện cần thiết để thực hiện ước vọng nghề nghiệp của mình, được thỏa sức sáng tạo, phát huy mọi tiềm năng, cống hiến hết mình cho nhiệm vụ của ngành. Với họ, được sống và công tác ở ngành đường sắt - môi trường luôn đề cao tri thức, trọng dụng thực tài, thi đua lành mạnh về trí tuệ là một vinh dự, một nhu cầu thực sự. Tiềm năng sáng tạo của nhân lực chất lượng cao là rất lớn, song nó chỉ có thể được ni dưỡng, phát huy khi đặt trong một môi trường thuận lợi. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, có 72% ý kiến được hỏi đã cho rằng, muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt thì cần có
chính sách sử dụng, đãi ngộ, mơi trường làm việc tốt [Phụ lục 10.3].
Môi trường hoạt động thuận lợi là ở đó bầu khơng khí dân chủ, cởi mở, tơn trọng, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, quan hệ cấp trên, cấp dưới, đồng chí, đồng nghiệp, thầy, trị trong sáng; mọi cán bộ, cơng nhân, viên chức ln n tâm gắn bó, u nghề, tích cực, tự giác, say mê nghiên cứu, sáng tạo khoa học và lao động sản xuất; trân trọng, nâng niu những sản phẩm sáng tạo, những đứa con tinh thần; điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ sinh hoạt, học tập, nghiên cứu, giảng dạy và lao động sản xuất đầy đủ.... Môi trường
hoạt động như vậy, không chỉ là "mảnh đất tốt" nuôi dưỡng, phát triển những phẩm chất, nhân cách của nguồn nhân lực chất lượng cao, mà còn tạo động lực mạnh mẽ để nguồn lực này phấn đấu, cống hiến nhiều nhất cho sự phát triển của ngành. Ngược lại, mơi trường hoạt động mà ở đó thiếu dân chủ, thiếu tơn trọng, cục bộ, đố kỵ lẫn nhau; quan hệ cấp trên, cấp dưới, đồng chí, đồng nghiệp, thiếu lành mạnh; các thành viên thiếu tích cực phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện; điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc sinh hoạt, học tập, nghiên cứu, lao động sản xuất thiếu thốn, không chỉ làm thui chột tiềm năng sáng tạo, mà còn triệt tiêu động lực phấn đấu của nguồn lực này.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt còn phụ thuộc vào những điều kiện đảm bảo, đặc biệt là hệ thống chính sách trọng dụng, đãi ngộ đối với nguồn lực này. Bởi vì, chính sách xã hội có vai trị là địn bẩy trực tiếp, động lực mạnh mẽ thúc đẩy con người hành động, đồng thời phát huy mọi tiềm năng sáng tạo, sức mạnh của họ trong thực tiễn. Mục đích hoạt động của con người, xét đến cùng, là vì những lợi ích gắn liền với chủ thể. Nhân tố tiềm tàng bên trong, có khả năng tạo động lực thúc đẩy tồn bộ hoạt động của con người chính là nhu cầu; song nhu cầu chỉ trở thành động lực thúc đẩy con người phấn đấu, vươn lên một khi nó được hiện thực hóa (được thỏa mãn), nghĩa là khi nó trở thành lợi ích của chủ thể. Lợi ích thúc đẩy con người hành động, nhưng bản thân lợi ích lại rất phong phú, đa dạng (lợi ích vật chất, lợi ích
tinh thần; lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị; lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể; lợi ích chung, lợi ích riêng; lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài,..), nên vai trị động lực của các lợi ích đối với sự phấn đấu của chủ thể vì thế cũng rất khác nhau.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, trong hệ thống các lợi ích nói trên, thì lợi ích cá nhân chính đáng thường có vai trị quan trọng, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy con người hành động. Tất nhiên, bên cạnh lợi ích cá nhân cịn có các lợi ích mang tính cộng đồng (gia đình dịng họ, tập thể, giai cấp, dân tộc…). Lợi ích cá nhân khơng bao giờ tách rời lợi ích của các cộng đồng đó. Song, các lợi ích này chỉ phát huy vai trị, động lực, thơng qua lợi ích cá nhân, nghĩa là trong chừng mực mỗi cá nhân ý thức được lợi ích đó bao hàm lợi ích của chính mình. Trên thực tế, kích thích lợi ích cá nhân chính đáng sẽ làm nảy sinh lịng nhiệt tình cách mạng, tài năng và sức sáng tạo của các chủ thể. Ngược lại, khi lợi ích khơng chính đáng được bao che, nhất là trong điều kiện mất dân chủ hoặc ở những tập thể thiếu sức chiến đấu sẽ làm nảy sinh những tiêu cực, làm giảm động lực phấn đấu của chủ thể.
Chính sách trọng dụng, đãi ngộ thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của ngành đường sắt đối với nguồn nhân lực chất lượng cao; ghi nhận những đóng góp, cống hiến to lớn của nguồn lực này đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của quốc gia. Chính sách trọng dụng, đãi ngộ có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt về mọi mặt; nếu chính sách trọng dụng, đãi ngộ thỏa đáng sẽ tác động đến nhận thức tư tưởng, tình cảm, trách nhiệm của lực lượng này, làm cho họ luôn phấn khởi, an tâm cơng tác, gắn bó với nghề, tồn tâm, tồn ý phục vụ trong ngành; tích cực phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, khơng ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ kiến thức, năng lực chun mơn, lao động sáng tạo, cống hiến hết mình cho nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Chính sách đãi ngộ phù hợp còn tạo sự hấp dẫn, thu hút "nhân tài" vào ngành đường sắt, vào đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đồng thời trực tiếp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân và gia đình mỗi cán bộ,
cơng nhân, viên chức, góp phần xây dựng hậu phương vững chắc, là chỗ dựa tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên không thể thiếu để họ tiếp tục phấn đấu, vươn lên hồn thành chức trách, nhiệm vụ của mình. Ngược lại, chính sách trọng dụng, đãi ngộ nhiều bất cập, khơng thỏa đáng với tài năng và những đóng góp của nguồn lực này, thì chẳng những khơng thu hút được "hiền tài", mà còn triệt tiêu động lực, làm cho họ khơng n tâm cơng tác, gắn bó với nghề; thiếu ý chí phấn đấu vươn lên, thậm chí cịn dẫn đến tình trạng "chảy máu chất xám", lãng phí tài năng.