phải đồng thời và kết hợp với phát triển nguồn nhân lực phổ thông của ngành
Đây là quan điểm quan trọng có giá trị định hướng trong tạo nguồn cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành mang tính liên tục, kế tiếp từ cơ cấu nguồn lực hiện có. Cơ sở của quan điểm là khai thác tốt nguồn nhân lực hiện có, chiếm số đơng để lựa chọn và bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ đem lại hiệu quả tối ưu. Nguồn nhân lực lao động phổ thơng của ngành là nguồn đã có thời gian lao động, cống hiến nhất định cho ngành và am hiểu mơi trường, tính chất cơng việc được đảm nhiệm. Vì thế, có kế hoạch, giải pháp để nâng cao chất lượng một bộ phận lao động phổ
thơng trở thành nhóm lao động có chất lượng cao là có tính khả thi và sẽ đạt được mục tiêu đề ra như mong muốn.
Nội dung của quan điểm cũng chỉ ra phương hướng, cách thức bồi dưỡng, sử dụng nguồn lao động hiện có của ngành đường sắt, bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cao thì khơng thể coi nhẹ hoặc khơng quan tâm đến công tác phát triển của lực lượng lao động phổ thơng. Sự phân tầng nguồn nhân lực thành các nhóm từ thấp đến cao, là điều kiện bố trí cơng việc cho đúng người và thực hiện chính sách cho đúng khả năng đóng góp lao động của họ và có như vậy mới đảm bảo phát triển bền vững trong toàn ngành đường sắt hiện nay. Thực tế cho thấy, ngoài lực lượng lao động chất lượng cao thì đại đa số lao động trong Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam là lao động phổ thơng, nếu khơng chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ thì sẽ khơng phù hợp thực tế của ngành.
Giá trị của quan điểm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt phải đồng thời kết hợp với nguồn nhân lực phổ thông của ngành. Đây là cơ sở để hồn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để tạo động lực cho phát triển nguồn lao động nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập còn tồn tại. Xây dựng cơ chế thu hút nguồn nhân lực ở các trình độ khác nhau đều rất quan trọng, nếu thiếu hụt bộ phận nào trong nguồn nhân lực đều cản trở đến việc hoàn thành nhiệm vụ của tồn ngành. Vì vậy, các chủ thể giữ vai trị quản lý, sử dụng trực tiếp nguồn nhân lực cần quan tâm bổ sung, hồn thiện quy trình, quy định về đào tạo, đánh giá, sử dụng nguồn lao động, nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, công nhân viên chức. Xây dựng cơ chế, chính sách huy động tốt các nguồn lực tại chỗ của ngành, từ nguồn nhân lực bổ sung của xã hội cho phát triển cơ cấu nguồn nhân lực của ngành thì mới vững chắc.
Thu hút, sử dụng nguồn nhân lực thực chất gắn với cá thể mỗi con người cụ thể, từ đặc thù môi trường làm việc của ngành. Cho nên, vấn đề đặt ra hiện nay là phải áp dụng chính sách, chế độ đãi ngộ với người lao động làm
việc cho phù hợp và ln ln có sự đổi mới khi điều kiện cho phép. Thực hiện đồng bộ các giải pháp quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, tuyển chọn, sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm bền vững cho ngành đường sắt hoàn thành nhiệm vụ trước mắt, cũng như thực hiện mục tiêu hiện đại hóa và mở rộng hội nhập quốc tế những năm tới.
Ở mỗi năm, mỗi nhiệm kỳ cần có kế hoạch đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, đề ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong trong những năm tiếp theo và nhiệm kỳ tiếp theo. Thường xuyên đổi mới chương trình đào tạo, đa dạng hóa các hình thức đào tạo và khích lệ động cơ phấn đấu vươn lên của chính mỗi người lao động thì sẽ đảm bảo tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý, cả về số lượng và chất lượng.