Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 57 - 62)

sức quan trọng để xác định nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.

2.2.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay Đường sắt Việt Nam hiện nay

Việc xác định nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam là cần thiết để tạo nên sự thống nhất về nhận thức, hành động và sự phối hợp giữa các chủ thể cho đồng bộ. Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho thấy, sự phát triển của một sự vật hiện tượng nói chung và vận dụng vào xem xét nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nghành Đường sắt nói riêng là để làm thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất của nguồn nhân lực. Theo hướng tiếp cận như vậy, nội

dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nghành Đường sắt Việt Nam hiện nay sẽ tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:

Sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt là gia tăng hợp lý về số lượng. Đây là yếu tố quan trọng, thước đo thể hiện sự phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt hiện nay so với giai đoạn trước. Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay, gắn với cơ cấu nguồn nhân lực ở mỗi bộ phận trong tổ chức, biên chế của ngành và thu hút từ ngoài xã hội. Trước hết, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ nguồn lao động được biên chế, công tác xây dựng nguồn ở mỗi đơn vị của ngành cho phù hợp về số lượng, cơ cấu cho sát thực tế. Sự gia tăng về số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt phải có kế hoạch, bảo đảm cả số lượng nguồn trực tiếp và nguồn kế tiếp, cũng như tính ưu tiên cho mỗi nhóm nguồn; nhất là nguồn đối với cán bộ lãnh đạo cao cấp, cán bộ khoa học, lực lượng giảng viên trong các trường đào tạo các chuyên ngành của ngành đường sắt. Đây là lực lượng dẫn dắt, định hướng và có ý nghĩa quyết định phát triển số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao theo đúng yêu cầu của ngành đường sắt. Chú trọng gia tăng lực lượng chuyên gia, đội ngũ cán bộ chun mơn kỹ thuật cao ở ngồi xã hội để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành. Sự kết hợp hai con đường bên trong ngành và ngoài xã hội để thu hút được số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành cứ tăng dần, năm trước cao hơn năm sau gọi là phát triển về số lượng; ngược lại, số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao suy giảm dần ở thì khơng thể gọi là nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt có sự phát triển...

Sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành ngành Đường sắt Việt Nam có sự nâng cao về chất lượng. Đây là nội dung thể hiện thước đo cốt

lõi, có ý nghĩa quyết định trong đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam ở mỗi giai đoạn cụ thể. Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự vận động về lượng đến điểm nút

sẽ chuyển hóa về chất. Đây là cơ sở để chúng ta vận dụng vào xem xét vấn đề cụ thể là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt hiện nay. Về mong muốn chủ quan sẽ có số lượng thật nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt để gia tăng lợi thế trong thực hiện nhiệm vụ của ngành. Song, trên thực tế chứng minh rằng, đó phải là sản phẩm của sự phát triển lâu dài, vì thế cùng với sự gia tăng về số lượng thì tất yếu phải gắn với nội dung gia tăng về chất lượng để đánh giá sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Việt Nam trong giai đoạn cụ thể.

Nội dung đánh giá về chất lượng của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Việt Nam hiện nay, không thể trừu tượng chung chung mà có định lượng cụ thể. Theo nghiên cứu và xác định của tác giả luận án là đánh giá sự phát triển cả về phẩm chất, trí lực, thể lực của nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành về mọi mặt gắn với mỗi nhóm. Song suy cho cùng, nói đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành là gắn với sự phát triển của những cá nhân, với sự hội tụ đầy đủ các phẩm chất, trí lực, thể lực... Do vậy, khơng được coi nhẹ hoặc đề cao quá mức một nhân tố nào trong cấu trúc tạo nên chất lượng nguồn nhân lực, là vấn đề then chốt, tạo nên yếu tố nền tảng để tiến hành hiện đại hóa ngành đường sắt hiện nay.

Nội dung thể hiện chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành là thống nhất, nhưng vận dụng vào đánh giá chất lượng của các bộ phận, các thành phần trong mỗi nhóm trong nguồn nhân lực của ngành đường sắt thì cần cụ thể. Bởi lẽ, mỗi đối tượng, mỗi nhóm cấu thành nên nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành có chức năng, nhiệm vụ không giống nhau. Qua trải nghiệm thực tiễn cho thấy, chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành đường sắt mà cao sẽ giữ vai trò dẫn dắt các nhóm đối tượng khác phát triển về chất. Bởi vì, đây là lực lượng đề ra chủ trương, định hướng phát triển và chiến lược của ngành, đáp ứng yêu cầu phát triển của giao thông vận tải trong thời kỳ phát triển mới của đất nước là đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước. Chất lượng đội ngũ này phải được phát triển tồn diện, trong đó đặc biệt chú trọng đến phẩm chất tư duy chiến lược, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và đạo đức, tác phong cơng tác tốt...Tựu chung lại có thể khẳng định, nhân tố thể hiện chất lượng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt phải toàn diện cả về phẩm chất, về trí lực nguồn nhân lực và về thể lực nguồn nhân lực.

Sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay hợp lý về cơ cấu. Ngành Đường sắt Việt Nam là một ngành công

nghiệp gắn với dịch vụ bảo đảm giao thơng huyết mạch, vừa thể hiện trình độ phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước và có nhiều bộ phận khác nhau. Vì thế, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành không được tiến hành đồng bộ ở các bộ phận, các nhóm khác nhau trong nguồn nhân lực thì cũng khơng thể gọi là sự phát triển nếu khơng có cơ cấu hợp lý.

Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý: Đây là bộ phận đầu ngành giữ vai

trò dẫn dắt, quyết định phát triển của ngành và phát triển nguồn nhân lực nói chung. Vì thế, sự phát triển nguồn nhân lực là lãnh đạo, quản lý ở các cấp của ngành phải là đối tượng ưu tiên hàng đầu và phải bám sát vào cấu trúc, nội dung cấu thành của nguồn nhân lực chất lượng cao. Số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý của ngành không nhỏ và theo biên chế chứ không thể gia tăng vượt khung. Cơ cấu của nguồn lực này là theo phân cấp từ lãnh đạo ngành đến đơn vị cơ sở có vị trí, vai trị khơng ngang bằng nhau nên phải có kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp theo hướng phát triển chất lượng nguồn đương nhiệm, kế cận và kế tiếp tránh hiện tượng hẫng hụt.

Về đội ngũ cán bộ khoa học, cơng nghệ: Đây là lực lượng nịng cốt trong

nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành, nên phải được quan tâm phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Vì thế, cần có kế hoạch, cơ chế, chính sách nhằm phát triển đội ngũ này. Nguồn tuyển chọn phải thu hút được những người thực sự đạt chất lượng cao, có khả năng, năng lực nghiên cứu để

đào tạo, bồi dưỡng và phát triển. Về trình độ, phải được chuẩn hố về trình độ học vấn và chuyên ngành đào tạo để tham gia vào nâng cao chất lượng thực hiện các nhiệm vụ của ngành, ở mỗi đơn vị cụ thể. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi nhóm cán bộ khoa học, cơng nghệ mà chuẩn hóa trình độ học vấn, trình độ chun mơn. Thực tế những năm qua ở ngành đường sắt, đội ngũ này đều có trình độ từ thạc sĩ và tương đương trở lên. Cơ cấu đội ngũ nhà khoa học, đội ngũ giảng viên ngành đường sắt phải phù hợp, nếu thiếu hụt về số lượng và chất lượng của nguồn lực sẽ không đáp ứng được u cầu đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của ngành hiện nay.

Về đội ngũ doanh nhân ngành đường sắt: Đây là lực lượng chủ yếu đảm

nhiệm quản lý công việc kinh doanh gắn với các đơn vị cơ sở của ngành. Do vậy, tất yếu phát triển đội ngũ doanh nhân có đủ về số lượng, cả về chất lượng. Họ phải được đào tạo bài bản, có tư duy kinh tế, kiến thức kinh tế thị trường sâu sắc. Đối với lực lượng này, việc tạo nguồn cần bảo đảm tính đa dạng, phong phú, chú trọng nâng cao chất lượng theo yêu cầu, nhiệm vụ. Trong mọi điều kiện, địi hỏi đội ngũ này phải có lịng yêu nghề, trung thực, khơng tham ơ, lãng phí, ý thức tiết kiệm cao.

Về đội ngũ lao động lành nghề: Đây là bộ phận trực tiếp, đông đảo nhất

của nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần to lớn vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng ngành đường sắt ngày càng hiện đại. Vì vậy, phải tập trung phát triển có cơ cấu, số lượng của lực lượng này ngày càng nhiều càng tốt. Họ là những người trực tiếp dẫn dắt và là tấm gương để các nguồn nhân lực lao động noi theo cả về phẩm chất, trí tuệ, thể lực; đặc biệt về kỹ năng sáng tạo, cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Theo quan niệm nhất quán của tác giả về sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Đường sắt Việt Nam, là phát triển toàn diện các yếu tố cấu thành của nó thì mới làm biến đổi về chất nguồn nhân lực của ngành. Đây là những nội dung có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó phát triển về

chất lượng là mục đích và có tính chất chi phối đến các nội dung khác, phát triển về số lượng là cơ sở, là tiền đề và sự chuyển dịch hợp lý về cơ cấu là điều kiện để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay. Đồng thời việc xác định đúng nội dung trên đây, sẽ là khung lý thuyết quan trọng để tác giả thực hiện nhiệm vụ đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận án Phạm Thị Thương (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w