Việc thu hồi và tái sử dụng chất thải rắn là hoạt động rất phát triển tại quận, các đơn vị tư nhân tự tổ chức thu gom và tái chế chất thải rắn theo hình thức thủ công nghiệp, hoàn toàn tự phát không có tổ chức. Hiện nay hoạt động thu hồi các phế liệu từ chất thải rắn được tiến hành theo các công đoạn của quy trình quản lý chất thải rắn như sau:
- Vật liệu phế thải được thu hồi tại nguồn phát sinh bởi người phát sinh chất thải hoặc người nhặt rác song song với quá trình thu gom là quá trình thu hồi phế thải từ nguồn chất thải rắn.
- Thu hồi phế thải tại bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn.
- Thu hồi phế thải tại các cơ sở sản xuất công nghiêp trong quá trình thu gom rác công nghiệp.
Thành phần các phế liệu được thu hồi và tái sinh tại chủ yếu là các kim loại, nhựa cứng, cao su, giấy, các tông, da giày, vải vụn và thực phẩm đã dùng thừa, rau quả có thể thu lượm để chăn nuôi gia súc, chất thải từ các cơ sở chế biến hải sản, thực phẩm và đặc biệt là khối lượng dầu thải và nước lẫn dầu được thanh thải từ các tàu trong và ngoài nước tại cảng Đà Nẵng.
Tỷ lệ chất thải được thu hồi và tái sử dụng hiện nay vào khoảng từ 5% lượng rác thải hàng ngày.
Sau khi thu hồi tại nguồn phát sinh hoặc ở các vị trí tập trung rác thải, các phế thải được tái sử dụng như sau:
- Các phế liệu là kim loại như sắt, đồng, nhôm được bán lại cho các cơ sở tái chế kim loại thành các thành phẩm hoặc nguyên liệu bán thành phẩm.
- Các chai thuỷ tinh nguyên vẹn được rửa sạch và bán cho các cơ sở thương nghiệp làm vật liệu chứa các chất lỏng. Thuỷ tinh vỡ bán cho các cơ sở chế biến thuỷ tinh.
- Cao su phế thải được bán cho các lò gạch làm nguyên liệu đốt lò. - Giấy vụn sạch có thể bán cho các quầy hàng làm giấy gói đồ. - Bìa cát ton và giấy vụn được tái chế thành giấy làm vỏ hộp. - Vải vụn giặt sạch có thể bán cho các cơ sở rửa xe.
- Nhựa cứng dùng để tái chế.
Trong điều kiện xử lý chất thải rắn còn nhiều khó khăn như hiện nay của quận Hải Châu - Thành phố Đà Nẵng, hoạt động thu gom phế thải đã góp phần làm giảm khối lượng rác đưa tới bãi chôn lấp, tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập cho những người lao động trong nghề thu gom và tái chế chất thải, tiết kiệm cho xã hội nguồn nguyên liệu có giá trị đáng kể, nhất là các nguyên liệu như nhựa và nhôm, đồng v..v.
4.4 Đánh giá công tác quản lý rác sinh hoạt trên địa bàn quận Hải Châu 4.4.1 Nhưng thành công ban đầu trong công tác quan lý rác sinh hoat tại quận Hải Châu
Kể từ năm 2002, khi Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường được triển khai, Công ty Môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng đã đầu tư lắp đặt các loại thùng rác công cộng, xây dựng trạm trung chuyển, nhà vệ sinh công cộng, các trạm xử lí nước thải, bãi chôn lấp Khánh Sơn, đầu tư trang thiết bị và phương tiện cơ giới… Công ty Môi trường đô thị đã chuyển phương thức thu gom rác bằng xe thô sơ, xe tải thùng và xe cuốn ép nhỏ thay bằng phương thức thu gom khép kín bằng
chuyển, từ đó vận chuyển đến bãi xử lí. Tuy một số hạng mục của dự án chưa hoàn thành nhưng cũng đã đạt được những thành công đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường đô thị của thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Hải Châu nói riêng:
- Thu gom rác thải sinh hoạt qua hệ thống thùng rác công cộng tức là thu gom rác theo phương thức thu gom kín nên đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo mỹ quan đường phố. Người dân có thể đổ rác vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nên tránh được tình trạng đổ rác bừa bãi ra đường phố và nơi công cộng. Tất cả điều này giúp cho công nhân vệ sinh khỏi lãng phí công vì phải đi thu gom rác đổ bừa bãi và có thời gian để chăm sóc con đường mình được phân công nên chất lượng vệ sinh đường phố ngày càng được cải thiện.
- Thu gom rác qua thùng đã xoá đi hình ảnh người công nhân môi trường nhọc nhằn kéo xe thô sơ đi thu gom rác và thay vào đó là hình ảnh người công nhân vận hành các xe chuyên dụng, thể hiện được trình độ phát triển của đô thị. Chất lượng phục vụ vệ sinh môi trường được nâng cao và tỷ lệ rác thải được thu gom ngày càng tăng lên, trên 80%, phấn đấu năm sau cao hơn năm trước.
- Việc ra đời các trạm trung chuyển khép kín đã góp phần làm giảm chi phí vận chuyển rác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cục bộ do các xe vận chuyển rác gây ra. Đặc biệt là hoạt động của các trạm trung chuyển rác thải đã được xử lý mùi hôi rất hiệu quả, không bị nhân dân xung quanh phàn nàn gì.
- Để nâng cao hiệu suất thu gom, giảm hao phí lao động, lãnh đạo Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng đã tiến hành việc hợp lý hoá các khâu trong quản lý như cải tiến phương tiện xe thô sơ sử dụng phù hợp trên mọi địa bàn và đồng bộ với xe cơ giới. Sử dụng nhiều hình thức thu rác trực tiếp vào xe tải ép rác từ các hộ ở các đường phố và giảm các khâu trung gian. Trên cơ sở này, giảm được chi phí thu gom đồng thời làm cho đường phố càng sạch hơn.
- Ý thức của một bộ phận dân cư trong việc tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường còn hạn chế. Rác thải ở các khu dân cư, các chợ ven đường đã được thu gom nhưng hiệu quả chưa cao. Vẫn còn tình trạng vất rác ra đường, xả rác bừa bãi ở các chợ tự phát, đổ rác xuống hồ, đầm, hoặc đổ rác ngay bên cạnh các thùng rác của Công ty Môi trường đô thị thay vì đổ rác gọn gàng vào thùng.
- Các loại rác thải đưa về bãi rác Khánh Sơn đều được chôn lấp chung làm cho công việc xử lý nước rỉ rác không đạt hiệu quả cao. Công tác vận hành bãi rác do Công ty Môi trường đô thị phụ trách nhưng do thiếu kinh phí nên việc xử lý rác còn chưa đúng theo quy định đề ra. Việc san lấp đất, rắc vôi bột và phun chế phẩm EM không được tiến hành thường xuyên, bề mặt bãi chôn lấp không được lấp đất nên vẫn có hiện tượng phát tán chất thải (bao nylon, bụi rác), mùi vào môi trường khi có gió. Ngoài ra bề mặt lộ thiên của bãi chôn lấp còn là nơi cư ngụ của loài gặm nhấm, chim… chúng là các tác nhân lây lan truyền nhiễm các loại bệnh đến cộng đồng dân cư. Hệ thống hồ xử lý nước rỉ rác hoạt động chưa hiệu quả, nước rỉ rác khi xả thải vào nguồn tiếp nhận còn có nồng độ các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng cao gây ô nhiễm cho nguồn nước của kênh tiếp nhận nước thải. Mặt khác bãi rác Khánh Sơn hiện đang trong tình trạng hoạt động quá tải, hàng ngày có khoảng 470 người bới rác tại bãi gây cản trở không ít tới hoạt động hàng ngày của bãi.
- Phần lớn lượng rác thải đem đến bãi rác đều không được phân loại và hình thức xử lý duy nhất là chôn lấp chồng lên nhau đó chỉ là cách giải quyết tạm thời.Về lâu dài hình thức này gây lãng phí về tiền của, bởi lẽ khi rác thải không qua phân loại đem xử lý như nhau sẽ tốn nhiều hoá chất hơn do thời gian phân huỷ của mỗi chất là khác nhau.
- Ngoài ra trong lượng rác đem chôn còn có những chất còn có thể tái sử dụng hoặc tái sinh làm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Đây là mặt tồn tại rất
- Tỷ lệ thu gom rác thải hàng năm còn thấp đạt trung bình khoảng 80% tổng lượng rác phát sinh và hầu như mới chỉ tập trung ở khu vực nội thành. Điều này do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng trong thời gian đến thành phố cần có sự hỗ trợ về nhiều mặt đặt biệt về mặt tài chính đồng thời công ty cần có sự cố gắn hơn để nâng cao tỷ lệ và phạm vi thu gom rác thải.
- Hiệu quả lao động của các công nhân vệ sinh còn thấp do khoảng cách đến các điểm tập trung để xe nâng gắp hay đến trạm trung chuyển để đổ rác trong xe ba gác đạp và xe ba gác kéo còn xa.
Vì vây, cần có những giải pháp quản lý thích hợp để khắc phục những khó khăn trong công tác quản lý trên địa bàn quận Hải Châu.
4.5 Kết quả khảo sát tình hình thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn quận Hải Châu
Trong quá trình thực hiện đồ án , em đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng việc tiến hành khảo sát qua phiếu điều tra nhằm nắm những một số thông tin từ người dân trên địa bàn quận Hải Châu về tình hình thu gom rác thải sinh hoạt. Cụ thể là đã triển khai phát phiếu và hướng dẫn điền phiếu điều tra cho 100 hộ được chọn ngẫu nhiên tại các phường: Thuận Phước (20 hộ), Hòa Cường Bắc (10 hộ), Hải Châu 1 (25hộ), Hải Châu 2 (10hộ), Nam Dương (10 hộ), Bình Thuận (10 hộ), Hoà Thuận Đông (15 hộ).
Từ kết quả các thông tin thu thập từ phiếu điều tra, có thể thống kê một số nội dung đáng quan tâm như sau:
- Số hộ ở gần nơi đặt thùng rác công cộng: 59 hộ (chiếm 59% số hộ được hỏi)
- Nếu không có thùng rác công cộng, số hộ chờ Công ty Môi trường đô thị đến thu gom: 92 hộ (chiếm 92%).
- Các hộ chứa rác bằng thùng rác có nắp đậy: 60 hộ (60%), thùng rác không có nắp đậy: 27 hộ (27%), bao ny lông: 13 hộ (13%).
- Có 64 hộ đổ rác ở thùng rác công cộng (64%), 36 hộ đổ rác ở xe chở rác. - Chỉ có 11 hộ chôn lấp hoặc bỏ rác thải tại nơi không đúng quy định (11%).
- Có 85 hộ không đồng ý với ý kiến: "Rác thải là những thứ cần bỏ đi, không thể tái sử dụng" (chiếm 85%).
- Có 97 hộ cho rằng thức ăn thừa, bánh kẹo, hoa quả là rác thải hữu cơ (97%).
- Có 99 hộ cho rằng chai lọ, thuỷ tinh, nhôm nhựa là loại rác thải có thể tái sử dụng (chiếm 99%).
- Đối với câu hỏi "Ông/bà có bao giờ nhặt riêng chai lọ, nhôm nhựa… ra khỏi rác thải của nhà mình không ?", kết quả là: Chưa bao giờ: 12 hộ (12%), Thường xuyên: 19 hộ (19%), Thỉnh thoảng: 69 hộ (69%).
- Việc xử lý rác nhặt riêng ra đó chỉ có 2 hộ sử dụng lại, 41 hộ đem bán (41%), 57 hộ đem cho (57%).
- Đối với câu hỏi "Nếu Công ty Môi trường đô thị vận động ông/bà và gia đình phân loại rác theo từng loại và bỏ vào các bao theo quy định, ông/bà có làm được không ?", thì có đến 97 hộ đồng ý (chiếm 97%).
- Về những yêu cầu đối với Công ty Môi trường đô thị để giúp đỡ các hộ trong việc phân loại rác thải, có 44 hộ đề nghị cấp bao ny lông (44%), 43 hộ đề nghị cấp thùng đựng rác (43%), 13 hộ không có yêu cầu.
- Có 98 hộ sẵn lòng bỏ đúng từng loại rác vào thùng nếu ở những nơi công cộng có đặt thùng rác cho mỗi loại (chiếm 98%).
- Có 95 hộ cho rằng việc Công ty Môi trường đô thị tiến hành phân loại rác thải tại từng hộ gia đình là hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố
- Có 88 hộ sẵn sàng chấp nhận nộp phạt nếu họ bỏ rác sai quy định (88%). - Về nguyên nhân của việc cư dân đô thị đổ rác bừa bãi như hiện nay, có 85 hộ cho là do thói quen xấu (85%), 8 hộ cho rằng do không có thùng gom rác, 7 hộ cho rằng do tâm lý ngại đi xa hoặc do thùng rác đặt xa nơi ở…
Tóm lại: Đại đa số người dân được hỏi có nhận thức đúng đắn về khả năng tái sử dụng rác thải sinh hoạt (85%); phân biệt được rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ có thể tái sử dụng (97-99%); đồng ý thực hiện phân loại rác theo từng loại và bỏ vào các bao theo quy định (97%); sẵn lòng bỏ đúng từng loại rác vào thùng nếu ở những nơi công cộng có đặt thùng rác cho mỗi loại (98%); cho rằng việc Công ty Môi trường đô thị tiến hành phân loại rác thải tại từng hộ gia đình là hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố (95%); số người đề nghị hỗ trợ bao ny lông hoặc thùng đựng rác để phân loại rác thải là ngang nhau (43- 44%).v.v…
Kết quả trên đây cho thấy ý thức của người dân về bảo vệ môi trường đã được nâng lên rõ rệt, đồng thời thể hiện tính tích cực đồng thuận của người dân trong việc sẵn lòng cùng với Công ty Môi trường đô thị thực hiện việc phân loại rác thải tại nguồn. Đây là một thuận lợi quan trọng cho quá trình hoàn thiện quy trình quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Hải Châu
4.6 Dự đoán tốc độ phát sinh khối lượng rác sinh hoạt tại Quận Hải Châu đến năm 2015
4.6.1 Căn cứ dự báo
- Dân số
- Trinh độ văn minh, phong tục tập quán, cũng như thói quen sinh hoạt và mức tiêu dùng của người dân
- Tốc độ phát triển kinh tế và GDP bình quân/người
Để dự đoán dân số Hải Châu năm 2015 ta dùng phương trình Euler cải tiến:
Ni*
+ 1= Ni + r * N (I+1/2)* t
Với N (I+1/2)= (N I+1 + Ni)/2 N I+1 = Ni + r Nit Trong đó
Ni*+ 1: là dân số hiện tại của năm tính toán( người)
Ni : dân số hiện tại của quận Hải Châu là 210.824 ( người)
t: độ chênh lệch giữa các năm thường là t= 1 r: tỷ lệ gia tăng dânsố r = 1,15%
Bảng 4.6: Dân số quận hải Châu đến năm 2015
Năm r N I+1 N (I+1/2) Ni*
+ 1 Dân số 2005 0,0115 210.824 2006 0,0115 213.248,476 212.036,238 213.262.588 213.262 2007 0,0115 215.714,517 214.448,258 215.728,615 215.728 2008 0,0115 218.209,494 216.969,054 218.223,759 218.223 2009 0,0115 220.733,332 219.478,545 220.747,762 220.747 2010 0,0115 223.286,361 222.017,062 223.300,958 223.300 2011 0,0115 225.868,919 224.584,939 225.883,685 225.883 2012 0,0115 228.482,347 227.182,516 228.496,284 228.496 2013 0,0115 231.123,991 229.810,137 231.139,109 231.139 2014 0,0115 233.797,206 232.468,157 233.812.484 233.812 2015 0,0115 236.501,328 235.156,906 236.516,789 236.516
Để dự đoán khối lượng rác sinh hoạt phát sinh ta dùng phương trình Euler cải tiến dưa trên tốc độ phát sinh rác hằng năm của công ty Môi trường Đô thị từ 3,5-4% ta lấy 3,7%
Ni*
+ 1= Ni + r * N (I+1/2)* t
Với N (I+1/2)= (N I+1 + Ni)/2 N I+1 = Ni + r Nit Trong đó
Ni*+ 1: là lượng rác tại năm tính toán(tấn/năm)
Ni : lượng rác hiện tại của quận Hải Châu là 76.285 ( tấn/năm)
t: độ chênh lệch giữa các năm thường là t= 1 r: tỷ lệ gia tăng rác hằng năm r =3,7%
Bảng 4.7: Lượng rác phát sinh đến năm 2015
Năm r N I+1 N (I+1/2) Ni*
+ 1 Lượng rác (tấn/năm) Lượng rác (tấn/ngày) 2005 0,037 76.285 209 2006 0,037 79.107,54 77.696,27 79.159,72 79.159 216 2007 0,037 82.088,63 80.624,17 82.142,81 82.142 225 2008 0,037 85.182,09 83.662,45 85.238,36 85.238 233 2009 0,037 88.392,15 86.815,27 88.450,52 88.450 242 2010 0,037 91.723,18 90.086,85 91.783,73 91.783 251 2011 0,037 95.179,73 93.481,73 95.242,55 95.242 260 2012 0,037 98.766,53 97.004,55 98.831,72 98.831 270 2013 0,037 102.488,49 100.600,11 102.566,14 102.566 281 2014 0,037 106.360,71 104.458,43 106.422,11 106.422 291 2015 0,037 110.359,72 108.390,86 110.432,46 110.432 302
CHƯƠNG 5 : ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN HẢI CHÂU
Các giải pháp được đề xuất để quản lý chất thải rắn sinh hoạt tai quận Hải Châu như sau :
5.1 Giải pháp kỹ thuật
- Phân loại rác thải tại nguồn. - Xử lý :
+ Xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh.