Giải pháp quản lý:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng (Trang 101 - 110)

- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền. - Xã hội hoá quản lý chất thải rắn.

- Công cụ kinh tế. - Thưởng phạt.

- Tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất.

5.2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư, nhất là nâng cao nhận thức và xây dựng thói quen tốt trong việc thu gom rác thải sinh hoạt, cụ thể như sau:

Giấy phế thải

Phân

loại Ngâm trắng Tẩy

Nghiền thành bột Cuộn thành trục Xấy khô Tráng mỏng Thành phẩm Lọc ly tâm Kim loại

phế thải Phân loại

Thành phẩm Đúc khuôn Nấu chảy

Làm sạch Giảm khối lượng

Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

- Sở Giáo dục-Đào tạo và cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường tổ chức thí điểm và từng bước nhân rộng nội dung giáo dục môi trường cho các cấp học từ mẫu giáo đến hết tiểu học với hình thức sinh động, hấp dẫn (kể cả tổ chức các cuộc thi đố vui, tìm hiểu về thế giới chung quanh, về bảo vệ môi trường trong từng trường và giữa các trường trên địa bàn quận, địa bàn thành phố).

- Duy trì thường xuyên phong trào "Ngày chủ nhật sạch", "Đoạn đường văn minh, sạch đẹp", phong trào Thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường; lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào trong hoạt động phong trào của các tổ chức chính trị-xã hội (Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp Thanh niên, Hội liên hiệp Phụ nữ, v.v…).

- Dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, sự chỉ đạo của UBND thành phố Đà Nẵng, các Sở, ngành liên quan, các doàn thể quần chúng và các UBND quận tập trung thực hiện và phối hợp thực hiện có hiệu quả Đề án "Xây dựng nếp sống văn hoá-văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010", trong đó cần coi trọng nội dung bảo vệ môi trường.

5.2.2 Xã hội hóa quản lý chất thải rắn

Chương trình xã hội hóa quản lý chất thải rắn sẽ góp phần nâng cao việc giữ gìn chất lượng môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng .Một số hình thức sau sẽ góp phần giải quyết công việc này:

- Xây dựng nội dung, tài liệu về chương trình quản lý chất thải rắn, phân loại chất thải rắn tại nguồn một cách đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu và phổ biến cho mọi tầng lớp nhân dân.

- Tuyên truyền, vận động thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí, băng rôn , áp phích.

cần thiết. Các nhóm chuyên gia này sẽ huấn luyện các cơ sở( tổ chức đoàn thể, tổ dân phố, hộ gia đình, …)

- Các chiến dịch theo chủ đề: hưởng ứng ngày “ Môi trường thế giới”, “làm sạch thế giới”, …

- Tổ chức câu lạc bộ “ xanh “ ở trường học, thành lập các đội, nhóm bảo vệ môi trường ở các trường học , địa phương.

- Góp phần với các địa phương lân cận đề xuất chương trình giáo dục môi trường ở các trường học, địa phương.

- Huấn luyện đội ngũ lãnh đạo, quản lý môi trường bằng cách hướng dẫn, phối hợp xây dựng kế hoạch, chiến lược quản lý chất thải rắn phù hợp với địa phương.

- Huấn luyện công nhân thu gom rác: giúp họ khả năng phân biệt những thành phần chất thải có khả năng làm phân rác, chất thải độc hại, biện pháp xử lý đối với những trường hợp vi phạm quy định đổ rác.

- Đào tạo các chuyên gia trong các khóa ngắn hạn và dài hạn trong và ngoài nước theo các chuyên ngành, để nâng cao trình độ trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý chất thải rắn, các giải pháp bảo vệ môi trường, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn.

- Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp tư nhân và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với các thuế ưu đãi( miễn giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi, …) để khuyến khích việc thu gom triệt để chất thải rắn cũng như hổ trợ các doanh nghiệp trong việc lắp đặt các công nghệ mới trong sản xuất để giảm thiểu chất thải, hỗ trợ các đơn vị tham gia chương trình sản xuất sạch hơn.

- Triển khai, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan xử lý rác với chính quyền địa phương nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nói chung và trong

công tác quản lý chất thải rắn nói riêng. Thậm chí ủy quyền cho các đơn vị quản lý chất thải rắn thực hiện các biện pháp xử lý vi phạm hành chính.

- Tăng cường hợp tác trong nước, quốc tế, các doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu dưới các hình thức như hội thảo, tập huấn chuyên đề, … nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong việc quản lý chất thải rắn, chuyển giao công nghệ, trợ giúp tài chính đồng thời nắm bắt những kiến thức và kỹ thuật tiên tiến cũng như nâng cao năng lực quản lý và trang thiết bị.

5.2.3 Các công cụ kinh tế

Dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền dưới một số hình thức sau: - Hệ thống ký quỹ hoàn chi: Ký quỹ hoàn chi có nghỉa lá người sử dụng sau khi mua sản phẩm phải chi thêm một khoản tiền thế chân cho bao bì sản phẩm , nếu sau khi sử dụng sản phẩm mà người tiêu dùng đem trả lại bao bì cho người bán hoặc một tổ chức nào đó chịu trách nhiệm thu hồi các sản phẩm sau khi sử dụng thì số tiền thế chân đó sẽ được trả lại. Số tiền có được từ việc người tiêu dùng không hoàn lại sản phẩm sẽ được chi dùng cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.Hiện tại có thể áp dụng hệ thống ký quỹ hoàn chi này cho các sản phẩm đóng chai, lon đồ hộp, đồ uống, bình ăcquy xe gắn máy.

- Phí sản phẩm: Loại phí này được coi là loại thuế đầu ra đánh vào thành phẩm cuối cùng của công đoạn sản xuất. Thuế này có liên quan tới sự xả thải và tá hại gây ô nhiễm của chất thải. Các sản phẩm được tạo ra từ nguyên liệu đã qua tái chế hoàn toàn hay một phần thì sẽ được giảm thuế.

- Thuế nguyên liệu: Loại thuế này đánh vào nguyên liệu sử dụng cho sản xuất, đặc biệt là sản xuất bao bì, vỏ hộp. Mức thuế căn cứ vào tác động đối với môi trường của sản xuất và tiêu thụ các loại bao bì, có tính đến tỷ lệ tái chế và tái sử dụng.

- Dân số ngày càng tăng làm cho lượng rác phát sinh ngày càng nhiều do đó cần đầu tư thêm phương tiện thiết bị để phục vụ tốt công tác thu gom và vận chuyển.

- Tăng cường trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp làm việc tại các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác.

- Trang bị máy móc, dụng cụ cho việc lấy rác sao cho nhanh chóng, tiết kiệm nhiên liệu.

- Bố trí thùng rác trải dài trên các tuyến đường tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thải bỏ rác và thuận lợi cho công tác thu gom, vân chuyển.

- Tại các trạm trung chuyển, bãi xử lý rác Khánh Sơn thường xuyên tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.

5.2.5 Hình thức thưởng phạt

- Khen thưởng những người tố cáo cá nhân, tổ chức vi phạm về chất thải rắn. Hình thức khen thưỏng có thể là tuyên dương, đồng thời nên có khen thưởng về mặt tài chính. Như vậy mới khuyến khích người dân tích cực thực hiện tốt những quy định cũng như tố cáo các hành vi sai phạm.

- Xử phạt thích đáng những cá nhân, tổ chức vi phạm về chất thải rắn. Hình thức xử phạt: xử phạt hành chính vã sẽ truy tố trước pháp luật nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng.

- Mức xử phạt đề xuất:

+ Vứt rác nơi công cộng: phạt 20.000 đồng/ lần, phải nhặt rác bỏ vào thùng và tham gia một ngày lao đông công ích.

+ Vứt rác xuống dòng nước: phạt 30.000 đồng/ lần và phải nhặt lại rác đã bỏ

Nếu cá nhân, tổ chức nào đã bị phạt nhiều lần nhưng không thực hiện tốt sẽ bị mức phạt nặng hơn.

CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VAØ KIẾN NGHỊ

6.1 Kết luận

Hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Hải Châu bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý do công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng đảm trách. Mô hình hoạt động của công ty là doanh nghiệp hoạt động công ích. Kinh phí hoạt động của công ty vẫn còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách nhà nước cấp.

Việc thu gom rác của công ty do các đội thực hiện bằng phương tiện thủ công và các xe cơ giới chuyên dùng thu gom trực tiếp. Rác thải sinh hoạt hầu như vẫn được thu gom chung chưa có sự phân loại tại nguồn.

* Hình thức thu gom bao gồm:

- Thu gom bằng xe ba gác đạp, xe ba gác kéo và xe uốn ép rác theo các giờ trong ngày.

- Thu gom bằng các thùng rác công cộng dược bố trí trên các đường phố và khu dân cư.

- Rác sau khi được thu gom được tập trung tại các trạm trung chuyển và sau đó chở tới bãi rác Khánh Sơn.

Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại trong khâu thu gom cần khắc phục như : + Tỉ lệ thu gom rác sinh hoạt mới chỉ đạt 80% tổng lượng rác phát sinh. Rác tại các vùng ven đô chưa được thu gom nên vẫn còn tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra đường, xuống hệ thống cống rãnh thoát nước.

+ Chưa có sự phân loại ngay tại nguồn phát sinh rác thải. * Hình thức xử lý

Hiện nay hình thức xử lý rác thải sinh hoạt phổ biến nhất vẫn là chôn lắp thủ công tại bãi rác Khánh Sơn. Việc vận hành bãi do một đội chuyên trách của công ty môi trường đô thi đảm nhiệm. Xung quanh bãi chôn lắp cũng đã thiết lập được hàng rào cây xanh. Công tác vận hành bãi chôn lắp cũng đã bước đầu thực

tư một số máy móc thiết bị san ủi để san gạt rác, phủ đất và vun chế phẩm EM khử mùi đồng thời đẩy nhanh quá trinh phân hủy rác thải hữu cơ. Nước rác cung đã được thu gom và xử lý tại 3 hồ sinh học. Đội quản lý chuyên trách bãi rác cũng đã bố trí quản lý số ngườ bới rác tự do tại bãi chôn lắp.

Việc xử lý chất thải bẳng chôn lắp cũng còn một số tồn tại như:

- Bãi chôn lắp chưa được thiết kế và vận hành theo đúng quy trình áp dụng cho bãi chôn lắp hợp vệ sinh.

- Việc chôn lắp được tiến hành theo các ô chôn lắp. tuy nhiên vẫn chưa có các ô chôn lắp riêng dành cho chất thải thông thường và chất thải nguy hại. Tất cả các loại rác được thu gom đều được chôn lắp tập trung tại bãi chôn lắp.

Việc san gạt rác và phủ đất, phun chế phẩm EM vẫn chưa được thực hiện thường xuyên do thiếu kinh phí thực hiện.

- Bãi chôn lắp có hệ thống xử lý nước rỉ rác bằng công nghệ sinh học tại các hồ sinh học hệ thống này vẫn chưa đủ dung tích lớn để xử lý nước rỉ rác do lượng nước hình thành lớn nhất là vào mùa mưa. Hệ thống xử lý nước rác tại bãi chôn lắp chưa đạt hiệu quả. Nước rỉ rác sau khi xử lý còn bị nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ và chất độc hại vô cơ khác. Nước rỉ rác có màu đen và đôi lúc vẫn xuất hiện mùi hôi khó chịu gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

- Việc tận thu tái chế rác thải vẫn mang tính thủ công, quy mô nhỏ lẻ do tư nhân thực hiện. Các loại rác thải được tận thu tái sử dụng vẫn chủ yếu là các loại túi, chai nhựa, vỏ lon kim loại, giấy. Rác hữu cơ vẫn chưa được sử dụng để chế biến phân compost.

Trên cơ sở những kiến thức đã học và kết quả khảo sát thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Hải Châu, em đã đề xuất các giải pháp như:

- Phân loại rác thải tại nguồn. - Xử lý :

+ Xây dựng nhà máy phân bón compost. - Thu hồi và tái sử dụng chất thải. - Xã hội hoá quản lý chất thải rắn.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục. - Tăng cường trang bị cơ sở vật chất.

- Hình thức thưởng phạt.

Em hy vọng rằng đố án tốt nghiệp này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé về các giải pháp nhưng rất cơ bản, hữu hiệu và khả thi nhằm hoàn thiện quy trình quản lý rác thải sinh hoạt không chỉ trên địa bàn Hải Châu mà cả trên phạm vi toàn thành phố.

6.2 Kiến nghị

Em xin mạnh dạn kiến nghị một số vấn đề sau:

* Đề nghị Công ty Môi trường đô thị: Nên xây dựng 1 Dự án về triển khai phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn với thời hạn 5 năm, dự kiến:

+ Năm thứ I: Triển khai làm thí điểm việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại 1 phường trung tâm của quận Hải Châu (và có thể thêm 1 phường của quận Thanh Khê hoặc Sơn Trà). Thời gian thực hiện: 12 tháng.

Cùng thời gian này là xúc tiến xây dựng bãi chôn lấp mới, hợp vệ sinh; xây dựng nhà máy phân bón compost và các hoạt động xã hội hoá công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt.

+ Năm thứ II : Tổng kết, rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn quận Hải Châu và Thanh Khê (hoặc Sơn Trà). Thời gian thực hiện: 12 tháng.

+ Năm thứ III: Tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm việc triển khai trên địa bàn quận Hải Châu và Thanh Khê (hoặc Sơn Trà). Đồng thời triển khai trên diện rộng đối với tất cả các quận nội thành của thành phố Đà Nẵng. Thời gian thực

Từ sau năm thứ III, kết thúc dự án, tiến hành tổng kết để đánh giá hiệu quả mọi mặt của dự án và quyết định khả năng duy trì hiệu quả của dự án cũng như cơ chế phát huy những hiệu quả đó.

*Đề nghị UBND thành phố Đà Nẵng, các UBND quận, phường, các tổ chức chính trị-xã hội và các ngành chức năng liên quan: Tạo điều kiện cho Công ty Môi trường đô thị xây dựng dự án, trình duyệt và triển khai thực hiện dự án; bao gồm:

- Vay vốn để thực hiện dự án và cơ chế thu hồi vốn;

- Tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn;

- Tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh và nhà máy sản xuất phân compost;

- Có cơ chế để tiến hành xã hội hoá công tác thu gom và xử lý chất thải; - Có chủ trương để duy trì, nhân rộng hiệu quả thực thi dự án.

Một khi giải pháp đề xuất và kiến nghị kèm theo được xem xét áp dụng, em hy vọng sẽ đem lại cho các quận nội thành Đà Nẵng một diện mạo mới, cũng như đem lại cho mọi người dân một thói quen mới, tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng (Trang 101 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)