0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Hoạt động của công t y:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 67 -70 )

Trước những bước phát triển của đất nước, việc xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm của miền Trung và Tây nguyên đòi hỏi thành phố có nhiều dự án toàn diện về các mặt kinh tế, xã hội, quy hoạch cơ sở hạ tầng… Ý thức của người dân nhờ vậy cũng được nâng cao, các nhu cầu về đời sống cũng ngày càng lớn - trong đó nhu cầu về cải thiện môi trường sống cho người dân ngày càng được chú trọng. Nhận thức điều này, lãnh đạo Công ty Môi trường đô thị đã chỉ đạo triển

hành, đầu tư tiếp cận công nghệ tiên tiến về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải và các dịch vụ khác về môi trường

Địa bàn phục vụ vệ sinh không ngừng mở rộng, các khu dân cư mới được thành lập, các tuyến đường phố mới mở và nâng cấp; kể cả các bãi tắm, các khu du lịch Bà Nà- Suối Mơ, đỉnh đèo Hải Vân… đều được Công ty vươn tới phục vụ vệ sinh nhằm bảo đảm môi trường xanh-sạch-đẹp. Các tổ công tác chuyên trách phục vụ thu gom rác thải tại các khu vực trên đã góp phần đem lại bộ mặt mới, khởi sắc hơn cho các điểm du lịch của thành phố.

Trong các dịp lễ tết, các trường hợp khẩn cấp đột xuất như bão lụt… Công ty cũng đã chủ động triển khai tốt các phương án phục vụ nhằm đáp ứng yêu cầu. Những ngày cao điểm của Tết Nguyên đán hằng năm, Công ty đề ra kế hoạch triển khai thu gom, vận chuyển hàng chục tấn rác không để ứ đọng trong thành phố, công nhân của Công ty không quản ngày đêm lao động cật lực để hoàn thành nhiệm vụ của mình…

Công ty không ngừng cải tiến quy trình sản xuất hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác vệ sinh, giữ gìn thành phố sạch đẹp, mỹ quan. Các hạng mục của Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đưa vào sử dụng đã phát huy tác dụng, góp phần giải quyết tích cực vấn đề vệ sinh môi trường đô thị của thành phố. Các thiết bị như xe cuốn, trạm trung chuyển, xe quét đường, thùng rác… đã tạo điều kiện cho Công ty tăng cường công tác thu gom, xử lý rác, nâng cao chất lượng phục vụ vệ sinh môi trường.

4.3 Hiện trạng quản lý rác sinh hoạt tại quận Hải Châu- Tp Đà Nẵng

4.3.1 Mô hình hoạt động của Trung tâm Dịch vụ vệ sinh môi trường quận Hải Châu

Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức Trung tâm dịch vụ vệ sinh môi trường quận Hải Châu

(Nguồn: Công ty Môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng)

b) Tổ chức lực lượng thu gom, vận chuyển

Trung tâm Dịch vụ vệ sinh môi trường quận Hải Châu quản lý, điều hành 4 đội môi trường có nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn quận. Đó là đội môi trường số 3, đội môi trường số 4, đội môi trường số 5 và đội môi trường số 6.

Đội môi trường số 3 phụ trách 3 phường (gồm phường Thanh Bình, Thuận

Phước, Thạch Thang) và chợ Đống Đa. Đội môi trường số 3 quản lý Trạm trung chuyển Đống Đa và có lực lượng lao động gồm 78 người, trong đó: Quản lý gián tiếp người, Nhân viên thu phí người, Công nhân lao động trực tiếp người.

Đội Môi

trường

số 6

Giám đốc Trung tâm

Phó Giám đốc Trung tâm

Tổ Kế hoạch Tổ Kế toán Đội Môi trường số 3 Đội Môi trường số 4 Đội Môi trường số 5 Rác đường phố đường phố g phố Giám đốc

Rác thải của đội sau khi thu gom về được chuyển đến trạm trung chuyển Đống Đa. Đây là trạm trung chuyển rác thải đầu tiên trên địa bàn thành phố. Trạm trung chuyển rác này được xây dựng dựa vào tính kết hợp đa công năng với diện tích sử dụng là 240 m2. Trạm trung chuyển rác Đống Đa có quy trình hoạt động khép kín, rác thải từ khu dân cư được cho vào thùng nhựa và đưa về trạm. Tại đây rác được đưa vào hầm ép và được xử lý bằng công nghệ chế phẩm EM để khử mùi trước khi đóng vào container, sau đó vận chuyển đến bãi rác Khánh Sơn.

Đội môi trường số 4 phụ trách 2 phường (gồm phường Hải Châu 1, Hải

Châu 2) và 2 chợ (chợ Cồn, Chợ Hàn). Đội môi trường số 4 quản lý Trạm trung chuyển Chi Lăng và có lực lượng lao động gồm 70 người, trong đó: Quản lý gián tiếp 4 người, Nhân viên thu phí 6 người, Công nhân lao động trực tiếp 60 người.

Đội môi trường số 5 phụ trách 4 phường (gồm phường Phước Ninh, Nam

Dương, Bình Hiên, Bình Thuận) và 2 chợ (chợ Cây Me, chợ Liên Trì). Đội môi trường số 5 quản lý Trạm trung chuyển Phan Thành Tài và có lực lượng lao động gồm 67 người, trong đó: Quản lý gián tiếp 5 người, Nhân viên thu phí 8 người, Công nhân lao động trực tiếp 54 người.

Đội môi trường số 6 phụ trách 4 phường (gồm phường Hoà Thuận Đông,

Hoà Thuận Tây, Hoà Cường Bắc, Hoà Cường Nam) và 2 chợ (chợ Hoà Thuận, chợ đầu mối Hoà Cường). Đội môi trường số 6 quản lý Trạm trung chuyển Cây đa Đò Xu và có lực lượng lao động gồm 62 người, trong đó: Quản lý gián tiếp 5 người, Nhân viên thu phí 4 người, Công nhân lao động trực tiếp 53 người

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 67 -70 )

×