Hầu hết rác thải thu gom đều được đưa về bãi rác tập trung của thành phố - bãi rác Khánh Sơn; chỉ trừ một lượng nhỏ rác thải y tế và rác thải nguy hại khác. Phương pháp xử lý chủ yếu là chôn chồng lên nhau và xử lý mùi hôi bằng chế phẩm EM, nước rỉ từ bãi rác được chảy qua các hồ xử lý sinh học.
+ Các loại rác thải sau khi được thu gom, Công ty Môi trường đô thị đều tiến hành vận chuyển đến bãi rác Khánh Sơn để chôn lấp. Bãi rác này nằm ở phía Tây Bắc và cách trung tâm thành phố 15 km được xây dựng từ năm 1992 và
đang quá tải, sắp tới sẽ đóng cửa bãi rác này và chuyển sang sử dụng bãi rác mới gần đó với diện tích 50 ha.
+ Hiện nay quận Hải Châu áp dụng phương pháp chôn lấp để xử lý các loại rác thải phát sinh trên địa bàn quận (trừ một lượng nhỏ rác thải y tế và rác thải nguy hại khác).
+ Rác thải sau khi được thu gom tại nguồn phát sinh được vận chuyển tới chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn theo một quy trình nhất định: rác được đổ xuống các hộc rác sau đó sẽ rắc vôi bột và phun dung dịch EM lên toàn bộ bề mặt, khi chiều dày lớp rác đạt khoảng 1 m-1,2 m, công nhân sẽ sử dụng xe ủi san gạt và đầm nén để giảm thể tích của rác. Sau khi công tác san gạt, đầm nén rác được thực hiện xong, một lớp đất dày khoảng 0,5 m sẽ được phủ lên trên. Lớp rác mới lại được đổ và tiếp tục xử lý như trên.
+ Hiện nay các ô chôn lấp rác đã đầy nhưng bãi rác Khánh Sơn vẫn tiếp tục hoạt động bằng cách nâng dần độ cao. Công suất bãi tính đến thời điểm hiện nay ước tính khoảng 1.400.000 tấn rác và độ cao của tầng rác được chôn lấp tại bãi khoảng 20 m-25 m. Trong năm, Công ty đã tiến hành phủ đất bãi rác Khánh Sơn và xử lý mùi hôi bãi rác, hồ nước rỉ bằng chế phẩm sinh học đã giảm thiểu đáng kể ô nhiễm tại khu vực bãi rác Khánh Sơn. Quá trình xử lý ô nhiễm tại bãi rác Khánh Sơn cũng đã góp phần hạn chế sự phát sinh ruồi, muỗi. Do bãi rác nằm trong tình trạng quá tải đồng thời công tác xử lý rác thải chưa thực sự hiệu quả đã làm cho môi trường tại bãi rác và xung quanh bị ô nhiễm. Kết quả đo đạc nồng độ các khí và bụi tại khu vực bãi chôn lấp cho thấy rằng hầu hết các khí có nồng độ nằm trong giới hạn cho phép khi so với tiêu chuẩn vệ sinh 3733-2002 của Bộ Y tế. Tuy nhiên giá trị về nồng độ bụi, NH3 còn cao hơn tiêu chuẩn cho phép do bãi chôn lấp không được tiến hành phủ đất và đầm chặt nên vẫn còn một lượng bụi phát tán vào môi trường không khí khi có gió lớn.
Bảng 4.5 : Kết quả đo đạt các thông số hơi khí độc tại bãi chôn lấp Các
thông số
Đơn vị Nồng độ khí tại các vị trí đo Tiêu chuẩn vệ sinh 3733-2002 Đầu bãi Giữa bãi Cuối bãi
CO mg/m3 0,1 0 0,2 20 CO2 mg/m3 0,35 0,44 0,41 20 CH4 mg/m3 13,2 14,2 13,5 20 H2S mg/m3 3,2 3,5 2,95 10 NO2 mg/m3 0,15 0,22 0,32 5 VOC mg/m3 1,1 0,8 2,2 5 Bụi mg/m3 2,3 7,6 5,7 6 SO2 mg/m3 0,5 0,75 0,45 5 NH3 mg/m3 14,8 18,9 15,6 17
Nguồn Công ty môi trường đô thị 2006
Việc giám sát nồng độ khí CH4 trong không khí tại bãi chôn lấp là rất quan trọng. Bởi vì khí CH4 tồn tại trong không khí ở nồng độ từ 5 – 15% sẽ phát nổ mà hiện nay tại bãi rác Khánh Sơn không có bố trí hệ thống ống thu gom khí.
+ Công nghệ xử lý nước rỉ rác: Hiện tại hệ thống xử lý nước rỉ rác gồm 3 hồ sinh học có diện tích như sau:
- Hồ số 1 có diện tích 2,5 ha. - Hồ số 2 có diện tích 0,48 ha.
- Hồ số 3 có diện tích 0,3 ha. Và có độ sâu mỗi hồ là 2,5 m. Nước rác tại 3 hồ được xử lý bằng sinh học có kết hợp bổ sung thêm chế phẩm EM. Nước rỉ rác được thu gom vào hệ thống mương dẫn chảy vào hồ số 1, sau một thời gian lưu tại hồ số 1 nước rác tiếp tục tự chảy sang hồ số 2 và từ hồ này
xử lý ở hồ số 3 sẽ theo mương dẫn nhỏ chảy qua đồng ruộng trong khu vực và nhập vào khe Thanh Khê chảy vào sông Phú Lộc phía trên cầu Đa Cô.
Bảng dưới đây là kết quả kiểm tra phân tích của Viện KHCN Xây dựng về nước rỉ rác tại bãi rác vào tháng 6/2004 và đến nay tuy chưa có kết quả kiểm tra mới nhưng dự tính mức độ ô nhiễm còn nặng hơn.
Bảng 4.6 : Thành phần nước rỉ rác tại bãi rác Khánh Sơn
Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN
5945:1995 Hồ số 3 Mương tiếp nhận Nhiệt độ oC 29,5 28,64 40 pH - 8,52 8,0 5,5 – 9 Độ dẫn ms/cm 7469 4440 - TDS mg/l >10.000 2480 - SS mg/l 657 356 100 DO mg/l 0,43 1,92 - NO3 mg/l 16,25 0,57 - Fe mg/l 18,9 7,82 5 Clorid mg/l 4080 75,73 - COD mg/l 765 345 100 BOD5 mg/l 560 215 50 Coliorm MPN/100 ml 6,7.105 1,4.104 10.000
Nguồn : Công ty môi trường đô thị tháng 6/2004
Qua bảng trên cho thấy nước rỉ rác tại hồ số 3 có nồng độ BOD5 và COD cao hơn tiêu chuẩn nước thải TCVN 5945:1995 từ 7 đến 10 lần. Chất lượng nước tại kênh tiếp nhận sau hệ thống hồ xử lý sinh học cũng bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ với nồng độ BOD5 cao hơn tiêu chuẩn cho pháp 4 lần và COD cao hơn tiêu chuẩn cho phép 3 lần. Hồ số 3 được thiết kế là hồ sinh học hiếu khí nhưng trên thực tế với nồng độ ôxy hoà tan trong nước hồ chỉ có 0,43 mg/l làm cho quá trình phân
rắn lơ lửng trong nước rỉ rác cũng rất cao và gấp hơn 6 lần tiêu chuẩn cho phép đối với nước trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Tất cả những thông số trên chứng tỏ hệ thống nước xử lý nước rỉ rác tại bãi rác Khánh Sơn chưa hoạt động hiệu quả và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước ở đây rất cao.