* Phương pháp thu nhận thông tin
- Thu thập tài liệu liên quan: tham khảo tài liệu của nhiều tác giả, các nghiên cứu, báo cáo khoa học trước đây và thu thập tài liệu tại Công ty Môi trường Đô thị Thành phố Đà Nẵng.
- Điều tra nhanh qua bảng câu hỏi cụ thể.
- Điều tra thực tế từ các hộ dân, các cơ quan quản lý Môi trường.
* Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo theo số dân và tỷ lệ tăng dân số :
Phương pháp này căn cứ trên số dân của quận Hải Châu hiện tại kết hợp với mô hình toán học để dự báo dân số trong những năm tiếp theo, từ đó có thể tính được tổng lượng rác thải phát sinh hiện tại cũng như trong tương lai của quận. Phương pháp toán học được dùng để dự báo dân số là phương pháp Euler cải tiến. Công thức của phương pháp Euler cải tiến được biểu diễn như sau :
* 1 1 2 i i i N N rN t
Trong đó :
Ni+1* : Là số dân hiện tại của năm tính toán (người) Ni : Dân số hiện tại của quận(người)
Ni+1 : Số dân sau một năm (người) Ni +1/2 : Số dân sau nửa năm (người)
t : Độ chênh lệch thời gian giữa các năm r : Tỷ lệ gia tăng dân số
* Phương pháp xác định mẫu:
Xác định thành phần lý học :
- Đối với mẫu rác lấy ở hô dân:
Mẫu được lấy trực tiếp từ hai xe thu gom trong hai phường là phường Thuận Phước và Nam Dương với khối lượng ban đầu là 50kg. Sau đó, đem khối lượng mẫu này đi phân loại theo trình tự sau :
+ Đổ chất thải xuống sàn;
+ Dùng cây trộn các chất thải thu được; + Và dồn lại thành đống có hình chóp nón;
+ Dùng dụng cụ chia chất thải rắn ra thành 4 phần bằng nhau và lấy hai phần chéo nhau trộn lại với nhau;
+ Chia mỗi phần đã chéo thành hai phần bằng nhau;
+ Phối các phần chéo thành hai đống, sau đó lấy ra ở mỗi đống ½ phần, với tổng khối lượng là 20kg để tiến hành phân loại thành phần lý học.
- Đối với mãu rác lấy tại điểm trung chuyển Phan Thanh Tài
Mẫu được lấy trực tiếp từ điểm trung chuyển với khối lượng ban đầu là 50kg. Sau đó, đem đi phân loại cũng giống như trình tự phân loại mẫu rác ở hộ dân.
Mẫu được lấy tại trực tiếp từ điểm trung chuyển với khối lượng ban đầu là 50kg. Sau đó đem phân loại theo trình tự giống ở trên.
Xác định độ ẩm :
Cần phải chú ý khi tiến hành xác định độ ẩm cho cả 3 mẫu đó là những thành phần chất thải rắn như : kim loại, thuỷ tinh, nhựa, vỏ sò ốc, pin, cao su, sành sứ,… được loại bỏ ra khi tiến hành xác định độ ẩm, và khối lượng mẫu ban đầu không đồng nhất cho các loại thành phần khác nhau của chất thải rắn. Khối lượng ban đầu được lấy từ kết quả ở trong phần xác định thành phần lý học.
Độ ẩm của rác thải được tính theo công thức sau : Độ ẩm = a b*100%
a
Trong đó : a : Trọng lượng ban đầu của mẫu (kg)
b : Trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở to = 105oC
Tiến trình xác định độ ẩm : Quá trình xác định độ ẩm của mẫu đều được tiến hành tại hiện trường. Khối lượng mẫu ban đầu sau khi phân loại, đều được đem phơi khô dưới nắng trong vòng 8 giờ (từ 9h – 16h). Sau đó, tiến hành xác định độ ẩm theo công thức trên.
Xác định tỷ trọng :
Mẫu cho việc xác định tỷ trọng được lấy tại trạng trung chuyển và không có sự phân biệt giữa các mẫu.
Dụng cụ cần để xác định tỷ trọng là một thùng có dung tích 18 lít, với khối lượng ban đầu là 0,5kg.
Xác định tỷ trọng được xác định theo nguyên tắc sau :
- Cho mẫu chất thải rắn cho vào thùng một cách nhẹ nhàng, cho tới khi được làm đầy.
- Nhấc thùng lên cách mặt đất khoảng 30 cm và thả xuống, lặp lại 4 lần. - Tiếp tục làm đầy thùng.
Tỷ trọng (BD) được xác định theo công thức sau : BD = m1 m2
v
(kg/l)
Trong đó : m1 : Trọng lượng thùng chứa + chất thải (kg) m2 : Trọng lượng thùng chứa (kg)
v : Dung tích thùng chứa (l)
Làm điều này hai lần và lấy kết quả trung bình.
Một điều cần chú ý khi thực hiện xác định tỷ trọng là loại bỏ những thành phần như : kim loại, thuỷ tinh, sành sứ, gỗ, …
* Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý với phần mềm microsoft excell, phần soạn thảo văn bản được sử dụng với phần mềm microsoft word
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội quận Hải Châu- Tp Đà Nẵng 4.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Thành phố Đà Nẵng ở vị trí trung độ của cả nước, nằm trên trục giao thông Bắc-Nam, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển Đông của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến với vùng Đông Bắc Á. Đà Nẵng có 6 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ) và 2 huyện (Hoà Vang và huyện đảo Hoàng Sa). Trong đó quận Hải Châu là quận trung tâm, được thành lập từ ngày 23/01/1997 theo Nghị Định số 07/CP của Chính phủ. Phía bắc giáp vịnh Đà Nẵng, phía tây giáp quận Thanh Khê, phía đông giáp quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn, phía nam giáp quận Cẩm Lệ. Với một vị trí rất thuận lợi, quận Hải Châu trở thành đơn vị hành chính có vai trò là trung tâm chính trị-hành chính-kinh tế-văn hoá và là địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng của thành phố Đà Nẵng.
Quận Hải Châu là quận trung tâm nên phần lớn địa hình của quận là bằng phẳng, tập trung dân cư đông đúc và tốc độ đô thị hoá nhanh nên rất thuận lợi cho phát triển các ngành thương mại dịch vụ, công nghiệp. Quận Hải Châu có 13 phường: Thanh Bình, Thuận Phước, Thạch Thang, Hải Châu 1, Hải Châu 2, Phước Ninh, Nam Dương, Bình Hiên, Bình Thuận, Hoà Thuận Đông, Hoà Thuận Tây, Hoà Cường Bắc, Hoà Cường Nam.
Tổng diện tích của toàn quận Hải Châu tính đến năm 2005 là 2.420,82 ha (chiếm 1,92% tổng diện tích toàn thành phố), tổng dân số là 210.824 người (chiếm 27,68%), với mật độ là 8.709 người/ km2. Trong tổng diện tích tự nhiên của quận, phần lớn là diện tích đất ở và đất chuyên dùng. Theo thống kê, năm 2005 diện tích đất ở là 563,84 ha (chiếm 23,29% diện tích toàn quận) và diện tích đất chuyên dùng là 1.795,85 ha (chiếm 74,18%). Còn đất nông nghiệp-thuỷ sản ngày càng có
Quận Hải Châu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Đồng thời là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, mà điển hình là khí hậu ở phía Nam ảnh hưởng rất lớn tạo ra hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7. Hằng năm còn chịu ảnh hưởng của các cơn bão và cứ hai năm lại có một cơn bão lớn.
4.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội
Từ khi thành lập đến nay, quận Hải Châu đã từng bước vượt qua những khó khăn thử thách để xây dựng kinh tế-xã hội ngày một phát triển và ổn định, góp phần đáng kể vào sự phát triển thành phố nói chung. Điều này được thể hiện qua các lĩnh vực sau:
Về kinh tế
Từ năm 1997 đến nay, kinh tế quận Hải Châu liên tục phát triển và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong quá trình phát triển kinh tế của thành phố. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quận bình quân đạt 13,09% năm, riêng thời kì 2001-2005 đạt 13,68% năm. Trong tổng sản phẩm quốc nội của quận thì ngành thương mại-dịch vụ chiếm 63,12%, ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 36,21%, còn lại là thuỷ sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Với lợi thế là quận trung tâm nên hoạt động thương mại-dịch vụ trên địa bàn đã phát triển nhanh, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế làm cho thị trường thêm đa dạng, phong phú. Ngày càng xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh hiện đại và một số loại hình dịch vụ mới như dịch vụ kỹ thuật tài chính-tín dụng, khoa học-công nghệ, dịch vụ công cộng… từng bước thể hiện trung tâm cung ứng các dịch vụ tài chính cho thành phố. Sản xuất công nghiệp đã giữ được sự ổn định và có mức tăng trưởng khá, song do vị trí là quận trung tâm của thành phố nên tình hình sản xuất công nghiệp có những hạn chế nhất định: những cơ sở sản xuất gây ô
quận, định hướng phát triển sản xuất còn lúng túng chưa xác định được sản phẩm mũi nhọn, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao.
Đối với sản xuất nông nghiệp, do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng nên diện tích đất nông nghiệp của quận giảm liên tục, phần lớn là chuyển sang đất ở và đất chuyên dùng. Hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận chủ yếu là trồng hoa, cây cảnh, nuôi cá nước ngọt, khai thác hải sản… Trong khai thác hải sản, đã dịch chuyển theo hướng đẩy mạnh khai thác vươn khơi. Tuy vậy, cơ cấu giá trị tăng thêm của sản xuất nông nghiệp trong tổng GDP trên địa bàn quận chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn quận tăng nhanh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị phát triển: nhiều công trình giao thông được nâng cấp và xây dựng mới làm cho bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, các công trình dân sinh như hệ thống điện, hệ thống cấp và thoát nước… đã và đang được đầu tư đúng mức để cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhằm đảm bảo cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường và nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân. .
Về văn hoá-xã hội
Lĩnh vực văn hoá xã hội đã có những chuyển biến tích cực với nhiều hình thức đa dạng, phong phú - nhất là chương trình “5 không” đã đạt nhiều kết quả khả quan. GDP bình quân đầu người tăng bình quân hằng năm thời kỳ 1997-2005 là 9,61% /năm, thời kỳ 2001-2005 là 11,22% /năm. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt khoảng 1.360 USD /người /năm. Quận Hải Châu đã hoàn thành mục tiêu xoá hết hộ đói từ cuối năm 1999 và xoá hết hộ nghèo theo chuẩn quốc gia vào cuối tháng 9/2004.
Sự nghiệp giáo dục của quận cũng có những bước tiến bộ đáng kể: đã được Bộ Giáo dục-Đào tạo và UBND thành phố kiểm tra, công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi, có 8 trường đạt chuẩn quốc gia; đội ngũ giáo viên đã được chuẩn hoá, cơ sở vật chất của ngành giáo dục thường
trên địa bàn quận Hải Châu có 1 trường đại học (dân lập Duy Tân), 2 trường cao đẳng và 6 trường trung học chuyên nghiệp, đang đào tạo trên 28.600 sinh viên học sinh. Cơ sở vật chất ngành y tế trên địa bàn quận đã được nâng cấp, tương đối hoàn chỉnh và hiện đại, số giường bệnh và số bác sĩ bình quân trên vạn dân đạt cao. Các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu, y tế dự phòng và giáo dục sức khoẻ đem lại hiệu quả tốt và hàng năm đều đạt các chỉ tiêu của chương trình y tế quốc gia…
4.2 Giới thiệu chung về công ty Môi trường Đô thị Tp - Đà Nẵng
Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp-thương mại-du lịch và dịch vụ của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, với diện tích 1.248,4 km và dân số khoảng 755.000 người. Sự phát triển kinh tế-xã hội cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tốc độ cao đã đặt ra cho thành phố một áp lực lớn về mặt môi trường. Hằng năm, môi trường thành phố Đà Nẵng phải tiếp nhận một lượng khá lớn nước thải và chất thải rắn, với qui mô năm sau cao hơn năm trước .
Trong những năm gần đây, công tác quản lý và bảo vệ môi trường được thành phố đặc biệt quan tâm. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đang dần dần được cải thiện. Đó là kết quả của sự nỗ lực của cả cộng đồng và đặc biệt là của các cơ quan liên quan, trong đó có Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng.
Công ty Môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích được thành lập theo Quyết định số 37/1999/QĐ-UB ngày 16 tháng 3 năm 1999 của UBND thành phố Đà Nẵng.
4.2.1 Nhiệm vụ của Công ty
- Cung cấp các dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải các loại, nước thải, vệ sinh công cộng, vệ sinh vỉa hè, đường phố, cống rãnh, thông thoát nước mưa và các dịch vụ công cộng khác.
- Thu gom, xử lý rác thải bệnh viện, rác thải thuỷ sản và rác công nghiệp (gồm rác hầm tàu, rỉ tàu, các vật liệu thải sau khi bảo dưỡng tàu).
- Thu gom xử lý các loại dầu trên tàu, các dịch vụ khác có liên quan đến bảo vệ môi trường.
- Quản lý và khai thác các hệ thống nước thải, bãi chôn lắp rác và các công trình hạ tầng, phương tiện chuyên dùng cho các hoạt động vệ sinh đô thị.
- Quản lý thu gom và xử lý chất thải nguy hại, độc hại.
- Xây dựng mương cống, duy trì, sửa chữa, nạo vét cống rãnh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Kinh doanh vật tư, thiết bị liên quan đến các ngành nghề trong lĩnh vực môi trưòng.
4.2.2 Lực lượng công nhân viên
Tổng số cán bộ công nhân viên: 936 người, nữ 407 người, 53 đảng viên. - Đại học: 97 người
- Cao đẳng: 12 người - Trung cấp: 63 người
- Công nhân kỹ thuật: 115 người trong đó: Công nhân kỹ thuật bậc 1: 17 người, bậc 2: 25 người, bậc 3: 32 người.
- Còn lại là công nhân làm vệ sinh đường phố: 649 người.
Công ty Môi trường đô thị có đội ngũ nữ công nhân viên chiếm khoảng 50%, chủ yếu hoạt động trong công tác thu gom quét dọn đường phố, thu phí rác hộ dân. Lực lượng lao động phổ thông chiếm 78% tổng số lao động, thực hiện những công việc nặng nhọc độc hại như thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, nạo vét cống rãnh thành phố. Cán bộ trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm 8% tổng số cán bộ công nhân viên công ty. Đây là lực lượng nòng cốt, lao động gián tiếp có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra và tham mưu cho các hoạt động của ban lãnh đạo
về các mặt: công nghệ, đề xuất các giải pháp xử lý kỹ thuật để nâng cao hiệu quả kinh doanh, chất lượng, nhân sự và chiến lược phát triển của công ty.
4.2.3 Các trang thiết bị máy móc công nghệ chính
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố, đường sá và các khu dân cư được mở rộng, Công ty đã không ngừng cải tiến kỹ thuật cũng như đầu tư trang thiết bị để phục vụ quét gom rác thải trên đường phố, vận chuyển và xử lý rác thải của thành phố dứt điểm trong ngày đạt hiệu quả cao. Hiện nay Công ty đã đặt được hơn 4.000 thùng rác công cộng để người dân dễ dàng đổ chất thải vào thùng.
Bảng 4.1 Số lượng phương tiện thu gom chất thải rắn tại Đà Nẵng
Phương tiện ĐVT Năm
2004 2005 Số xe chở rác xe 32 30 Số xe kéo tay xe 167 180 Xe hút bể phốt xe 4 5 Xe phun nước xe 8 8 Xe quét rác xe 3 3 Các loại khác xe 15 16
(Nguồn: Công ty Môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng)
4.2.4 Hoạt động của Công ty
Trước những bước phát triển của đất nước, việc xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm của miền Trung và Tây nguyên đòi hỏi thành phố có nhiều dự án toàn diện về các mặt kinh tế, xã hội, quy hoạch cơ sở hạ tầng… Ý thức