0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tính toán tải lượn g:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 90 -101 )

Để dự đoán dân số Hải Châu năm 2015 ta dùng phương trình Euler cải tiến:

Ni*

+ 1= Ni + r * N (I+1/2)* t

Với N (I+1/2)= (N I+1 + Ni)/2 N I+1 = Ni + r Nit Trong đó

Ni*+ 1: là dân số hiện tại của năm tính toán( người)

Ni : dân số hiện tại của quận Hải Châu là 210.824 ( người)

t: độ chênh lệch giữa các năm thường là t= 1 r: tỷ lệ gia tăng dânsố r = 1,15%

Bảng 4.6: Dân số quận hải Châu đến năm 2015

Năm r N I+1 N (I+1/2) Ni*

+ 1 Dân số 2005 0,0115 210.824 2006 0,0115 213.248,476 212.036,238 213.262.588 213.262 2007 0,0115 215.714,517 214.448,258 215.728,615 215.728 2008 0,0115 218.209,494 216.969,054 218.223,759 218.223 2009 0,0115 220.733,332 219.478,545 220.747,762 220.747 2010 0,0115 223.286,361 222.017,062 223.300,958 223.300 2011 0,0115 225.868,919 224.584,939 225.883,685 225.883 2012 0,0115 228.482,347 227.182,516 228.496,284 228.496 2013 0,0115 231.123,991 229.810,137 231.139,109 231.139 2014 0,0115 233.797,206 232.468,157 233.812.484 233.812 2015 0,0115 236.501,328 235.156,906 236.516,789 236.516

Để dự đoán khối lượng rác sinh hoạt phát sinh ta dùng phương trình Euler cải tiến dưa trên tốc độ phát sinh rác hằng năm của công ty Môi trường Đô thị từ 3,5-4% ta lấy 3,7%

Ni*

+ 1= Ni + r * N (I+1/2)* t

Với N (I+1/2)= (N I+1 + Ni)/2 N I+1 = Ni + r Nit Trong đó

Ni*+ 1: là lượng rác tại năm tính toán(tấn/năm)

Ni : lượng rác hiện tại của quận Hải Châu là 76.285 ( tấn/năm)

t: độ chênh lệch giữa các năm thường là t= 1 r: tỷ lệ gia tăng rác hằng năm r =3,7%

Bảng 4.7: Lượng rác phát sinh đến năm 2015

Năm r N I+1 N (I+1/2) Ni*

+ 1 Lượng rác (tấn/năm) Lượng rác (tấn/ngày) 2005 0,037 76.285 209 2006 0,037 79.107,54 77.696,27 79.159,72 79.159 216 2007 0,037 82.088,63 80.624,17 82.142,81 82.142 225 2008 0,037 85.182,09 83.662,45 85.238,36 85.238 233 2009 0,037 88.392,15 86.815,27 88.450,52 88.450 242 2010 0,037 91.723,18 90.086,85 91.783,73 91.783 251 2011 0,037 95.179,73 93.481,73 95.242,55 95.242 260 2012 0,037 98.766,53 97.004,55 98.831,72 98.831 270 2013 0,037 102.488,49 100.600,11 102.566,14 102.566 281 2014 0,037 106.360,71 104.458,43 106.422,11 106.422 291 2015 0,037 110.359,72 108.390,86 110.432,46 110.432 302

CHƯƠNG 5 : ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT

THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN HẢI CHÂU

Các giải pháp được đề xuất để quản lý chất thải rắn sinh hoạt tai quận Hải Châu như sau :

5.1 Giải pháp kỹ thuật

- Phân loại rác thải tại nguồn. - Xử lý :

+ Xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh. + Xây dựng nhà máy phân bón compost. - Tái chế

5.1.1 Phân loại chất thải rắn tại nguồn

a. Phân loại rác thải tại nguồn là gì ?

Đó là sự phân chia các vật chất không còn sử dụng (rác thải) trong gia đình, trước khi chúng được đưa vào thu gom và vận chuyển. Phân loại rác tại nguồn là giải pháp hữu hiệu trong việc thu hồi tài nguyên từ chất thải rắn.

Giải pháp này có thể tạo ra thói quen, áp dụng tại từng gia đình và chung cho cộng đồng thực hiện một cách tự phát, dần dần đi đến tự giác và tự nguyện.

b. Sự cần thiết của phân loại rác tại nguồn

Theo nhịp độ phát triển của nền kinh tế đất nước, đời sống dân cư được nâng cao kèm theo đó là lượng rác thải ngày càng tăng. Xử lý rác như thế nào để bảo đảm vệ sinh môi trường đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế nhất đã trở thành vấn đề bức xúc của các thành phố lớn, trong đó có thành phố Đà Nẵng. Theo quan điểm kinh tế-môi trường hiện nay, rác thải không phải là những gì vứt bỏ đi hoàn toàn mà chúng ta có thể tận dụng chúng dưới nhiều hình thức nhằm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên (gọi là “tài nguyên hoá rác thải”). Các quốc gia trên

được, xử lý bằng phương pháp kỹ thuật tái sinh chúng trở thành nguồn nguyên liệu tái chế. Muốn làm được điều này, việc đầu tiên là phải phân loại rác tại nguồn, hình thành ngay trong ý thức của người dân việc đổ rác đúng loại vào từng thùng và đúng nơi quy định. Việc phân loại rác thải tại nguồn sẽ kích thích sự phát triển ngành nghề tái chế phế liệu (nhựa, chất dẻo, cao su, giấy…), qua đó góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập cho người lao động. Với thành phần chất hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt , nếu đem chôn lấp theo phương pháp hiện nay sẽ tốn nhiều chi phí xử lý môi trường và diện tích bãi chôn lấp. Vì vậy, tái sử dụng các thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt để sản xuất phân compost thông qua việc phân loại rác tại nguồn được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng cũng như tính ổn định của sản phẩm phân compost. Qua đó sẽ góp phần mở rộng thị trường phân compost vốn chưa được ưa chuộng lắm hiện nay.

Hiện nay, có một số lượng đáng kể những người kiếm sống bằng nghề nhặt rác. Chúng ta có thể coi đó là đội quân tự phát, không đăng ký nhưng vẫn được xã hội thừa nhận. Do tính chất tự phát, thiếu tổ chức nên đã nảy sinh những vấn đề xã hội cần quan tâm giải quyết (như tình trạng sức khoẻ, học hành…) nhưng công việc của họ rất có ý nghĩa đối với công tác thu gom chất thải. Tuy vậy, một khi phân loại rác thải tại nguồn được xem là một công đoạn cần thiết trong quy trình quản lý rác thải sinh hoạt thì việc sắp xếp, tổ chức lại lực lượng lao động này phải được đặt ra.

Hình 5.1: Sơ đồ phân loại rác thải sinh hoạt

d) Các biện pháp tổ chức thực hiện

- Cung cấp thùng rác hợp vệ sinh hoặc túi nhựa tự huỷ cho hộ gia đình để chứa rác đã được phân loại

Kết quả khảo sát cho thấy, đại đa số các hộ gia đình đều rất cần những thùng đựng rác và/hoặc các túi đựng rác đặc biệt dùng cho việc phân loại. Các túi này phải làm từ chất liệu vừa bền lúc đầu khi đựng rác nhưng lại dễ phân huỷ khi

Rác dể phân hủy sinh hoc

Nguồn rác thải sinh hoạt

Phân loại và tồn trữ ngay tại nguồn Rác tái chế Rác không tái chế Thu gom Thu gom Chế biến phân compost Thu gom Bãi rác Khánh Sơn Tái chế Rác khó phân

hủy sinh hoc Rác độc hại

sinh. Thùng đựng rác đặt tại gia đình sẽ tạo ra sự thuận lợi cũng như thói quen phân loại rác tại nguồn. Khi nhìn vào thùng và với chất thải phát sinh, tự nhiên con người có phản xạ tích cực là phải phân loại rác. Những thùng rác cần có màu sắc phù hợp với từng loại chất thải, không chiếm nhiều diện tích và đảm bảo giảm thiểu mùi hôi thải ra không khí.

Theo kết quả khảo sát, trong điều kiện hiện nay hộ gia đình chưa muốn bỏ ra một khoản tiền để mua, mà muốn được Công ty Môi trường đô thị hỗ trợ trang bị thùng và bao ny lông đựng rác. Do vậy, Công ty nên hỗ trợ, cung ứng cho đồng bộ về mẫu mã, màu sắc, kích thước và phân bổ chi phí đó vào trong lệ phí của họ phải trả hằng tháng và kèm theo hướng dẫn cách phân loại một cách đơn giản, dễ hiểu nhất.

- Thu gom chất thải một cách thường xuyên và công tác tổ chức tốt hơn

Việc phân loại chất thải tại nguồn yêu cầu có sự thay đổi đồng bộ về thiết bị, con người và công tác tổ chức quản lý trong hệ thống thu gom, vận chuyển. Chẳng hạn, chất thải hữu cơ nên được thu gom 2 ngày một lần, chất thải vô cơ có thể được thu gom mỗi tuần một lần và chất thải độc hại có thể thu gom mỗi tháng một lần. Thế nên, công tác thu gom đối với từng loại rác thải nên được tổ chức một cách khoa học và kinh tế. Tránh tình trạng bắt người dân phải chờ đợi, phàn nàn thì họ sẽ bất hợp tác nếu tình trạng chậm trễ xảy ra thường xuyên và kéo dài... Bên cạnh đó, người công nhân cũng phải được đào tạo để nâng cao nhận thức về phân loại rác thải và phương pháp cung cấp dịch vụ của họ để tránh tình trạng trong một số trường hợp, sau khi rác đã được phân loại tại nguồn, khi ra xe dịch vụ lại bị đổ dồn, lẫn lộn lại với nhau. Vì vậy trách nhiệm của đơn vị tổ chức cung cấp dịch vụ là phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị, con người và phương pháp quản lý để rác sau khi được phân loại thực sự phải được sử dụng theo đúng mục đích của phân loại.

- Khuyến khích sự tham gia của các thành phần không chính thức

Trên thực tế hiện nay, việc phân loại và thu hồi tài nguyên từ rác thải sinh hoạt ở nước ta chủ yếu do những người nhặt rác thực hiện. Đó là công việc nhọc nhằn và không ổn định, chắc chắn có ảnh hưởng đến sức khoẻ và thu nhập thấp. Do trình độ học vấn không cao, lại không biết nghề nào khác nên đa số những người này bằng lòng với công việc hiện có. Thậm chí, có thông tin cho thấy nếu được hỗ trợ chuyển sang một nghề khác ổn định thì gần một nửa trong số họ vẫn tiếp tục đi nhặt rác. Vì vậy, cùng với việc triển khai các biện pháp cụ thể cho việc phân loại rác thải tại nguồn, chúng ta cần quan tâm thực hiện các phương án tổ chức lao động nhặt rác. Nghĩa là thực hiện việc chuyển hoạt động phân loại rác tự do, tự phát của những người nhặt rác ("thành phần không chính thức") thành hoạt động theo dây chuyền, có tổ chức, an toàn đối với sức khoẻ, có thu nhập ổn định.

- Sự tham gia của người nông dân và khuếch trương thị trường phân hữu cơ

Nông dân và các trang trại trồng trọt quy mô lớn rất cần những nguồn phân bón, nhất là phân hữu cơ để làm tăng độ phì cho đất và giúp cây trồng tăng trưởng nhanh. Cơ quan khuyến nông, hợp tác xã, Hội Nông dân…có thể giúp người nông dân hiểu rõ hơn về phân hữu cơ được sản xuất từ rác thải sinh hoạt nhằm vận động họ sử dụng loại phân này trong canh tác. Tuy nhiên, vấn đề giá cả của phân vi sinh từ rác thải cũng cần được cân nhắc sao cho phù hợp với túi tiền của người nông dân khi buộc họ phải lựa chọn giữa các loại phân bón khác nhau trên thị trường.

- Khuyến khích phân loại rác thải tại nguồn bằng giáo dục tuyên truyền

Lợi ích và sự cần thiết phải tiến hành phân loại rác thải tại nguồn là điều dễ thấy. Tuy nhiên, trên thực tế trong điều kiện nhà ở thành phố thường chật hẹp,

thích đáng cho công tác giáo dục, tuyên truyền dưới nhiều hình thức về việc phân loại rác thải tại nguồn như một sự cần thiết tạo nên một thói quen tốt, một nếp sống tốt của cư dân đô thị.

e) Hoạt động của hệ thống phân loại rác thải tại nguồn * Trang bị hệ thống

Dựa trên cơ sở hệ thống thu gom rác thải hiện tại và có đầu tư thêm trang thiết bị cho phù hợp, cụ thể là :

- Trang bị cho mỗi hộ gia đình 2 thùng đựng rác và 1 túi ny lông loại tốt. Hai thùng rác sẽ được sơn 2 màu khác nhau, trên mỗi thùng có ghi rõ hướng dẫn nên bỏ những loại rác gì vào thùng. Thùng rác sẽ được đặt trong nhà, ở vị trí nào do chủ hộ quyết định song thật thuận lợi cho việc thu gom rác.

- Đối với những ngôi nhà có diện tích lớn, có thể trang bị nhiều cặp thùng theo đề nghị của chủ hộ (chủ hộ chịu chi phí phát sinh này).

- Đối với cơ quan, văn phòng, xí nghiệp và các khu công cộng thì trang bị các thùng rác tương ứng sao cho dung tích thùng tỷ lệ thuận với lượng rác thải ra tại đó.

- Túi ny lông sẽ dùng cho việc bỏ các loại rác thải khó phân huỷ, rác thải nguy hại bắt buộc phải chôn lấp đặc biệt. Túi ny lông đựng các loại rác thải đó sẽ được hộ gia đình mang ra bỏ vào thùng rác lớn hoặc có xe thu gom riêng.

- Đơn vị thu gom rác thải trên địa bàn sẽ bố trí công nhân thu gom và hệ thống thùng rác trên vỉa hè đường phố, khu công cộng, các đường kiệt, hẻm lớn. Trong đó, hệ thống thu gom tập trung sẽ bao gồm ba loại thùng rác đặt cạnh nhau do đơn vị thu gom trang bị: Thùng chứa rác thải hữu cơ dễ phân huỷ; Thùng chứa rác thải có khả năng tái sinh, tái chế; Thùng chứa rác thải khó phân huỷ, rác thải nguy hại.

hướng dẫn trên thùng và các hướng dẫn khác của đơn vị thu gom trên địa bàn đó.

Chẳng hạn:

Các bảng hướng dẫn bỏ rác đã phân loại

Thùng màu vàng Thùng màu xanh Bao ny lông

Hệ thống thùng rác đặt trên vỉa hè đường phố và các kiệt lớn sẽ chứa rác tập trung từ các hộ dân. Hệ thống 3 thùng này sẽ có 3 loại xe chuyên chở riêng đến thu gom mỗi loại tương ứng. Tại các trạm trung chuyển cũng có 3 loại container có màu sơn tương ứng như vậy. Như vậy, các loại thùng rác nhỏ, thùng chứa lớn, container và xe vận chuyển phải trùng màu với nhau.

5.1.2 Xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh và xây dựng nhà máy phân bón compost

Trong các phương pháp xử lý chất thải rắn thì chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất. Thực chất đây là phương pháp lưu giữ chất thải trong một bãi và có phủ đất lên trên. Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân huỷ các chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Hiện nay, bãi chôn lấp rác Khánh Sơn đã quá tải cần được làm các thủ tục đóng bãi, quan trắc môi trường và cải tạo bằng biện pháp trồng cây đồng thời sớm xúc tiến xây dựng bãi chôn lấp mới, hợp vệ sinh với diện tích dự kiến 50 ha ở vị trí kế cận.

Hướng dẫn bỏ rác (Thùng này chứa

rác thải hữu cơ dễ phân huỷ) Trái cây, rau quả, thức ăn thừa. Giấy, vải vụn Cành, lá cây Da thuộc Các tông… Hướng dẫn bỏ rác (Thùng này chứa rác thải có thể tái sinh, tái chế) Chai, lọ nhựa hoặc polime. Bao ny lông Vật dụng bằng kim loại Vỏ lon, vỏ đồ hộp Hướng dẫn bỏ rác (Thùng này chứa rác thải khó phân huỷ, rác thải nguy hại) Cao su Giả da Thuỷ tinh vụn Sành sứ Bóng đèn…

Một khi việc phân loại rác tại nguồn được thực hiện hoàn chỉnh thì việc tái sử dụng các thành phần hữu cơ trong rác thải để sản xuất phân compost là việc làm cần thiết. Sản xuất phân compost không những tạo ra một lượng phân "thân thiện với môi trường" mà còn góp phần "tài nguyên hoá rác thải", tiết kiệm diện tích bãi chôn lấp và kéo dài thời gian sử dụng bãi chôn lấp một cách hợp lý, kinh tế hơn.

5.1.3 Tái chế

Trên cơ sở khối lượng, thành phần, tính chất của chất thải rắn và những nghiên cứu kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới, thích hợp điều kiện kinh tế xã hội của quận Hải Châu, giải pháp tái chế được lưa chọn như sau :

* Tái chế thủy tinh

* Tái chế cao su

Thủy tinh phế thải

Rửa sạch

Thành phẩm Thổi khuôn Nấu chảy

Phân loại

Cao su phế

thải Nghiền thành bột

Thành phẩm Đúc khuôn Gia nhiệt

Tách vải, bố

Trộn với chất phụ

* Tái chế kim loại

* Tái chế giấy

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 90 -101 )

×