0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Hiện trạng công tác thu gom vận chuyể n:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 74 -80 )

Quản lý rác thải sinh hoạt từ các khâu thu gom, vận chuyển, lưu giữ và tiêu huỷ chất thải là một hoạt động dịch vụ đồng bộ, phục vụ lợi ích toàn xã hội nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu của chất thải đến môi trường và qua đó bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng. Việc thu gom, vận chuyển rác thải ở quận Hải Châu được tiến hành theo nhiều phương tiện khác nhau, trong đó thu gom bằng xe cơ giới ngày càng được áp dụng nhiều hơn nhằm giảm bớt những khâu trung gian và nhờ vậy hiệu suất thu gom ngày càng cao.

- Để thuận lợi cho quá trình thu gom, Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng đã lắp đặt hơn 1.300 thùng rác công cộng có dung tích từ 240-660 lít /thùng trên các đường phố, khu dân cư thuộc địa bàn quận Hải Châu, giúp cho nhân dân có thể dễ dàng đổ rác vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng đổ rác ra đường phố và nơi công cộng làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị. Mặt khác, việc gom rác qua thùng đã xoá đi hình ảnh những

người công nhân môi trường nhọc nhằn kéo xe thô sơ đi thu gom rác và thay vào đó là hình ảnh người công nhân vận hành các xe chuyên dụng.

- Khi rác đã được lưu giữ tại thùng chứa, hằng ngày xe tải thu gom sẽ tới đổ rác từ thùng chứa vào xe bằng thiết bị nâng thùng hoặc sử dụng các xe ba gác đạp chở thùng chứa rác về trạm trung chuyển. Những nơi không đặt được thùng rác thì tổ chức thu gom rác bằng thùng rác có nắp đậy đặt trên các xe ba gác. Sau đó sẽ đưa đến các trạm trung chuyển, tại đây rác được xử lý sơ bộ bằng phương pháp sinh học và được nâng ép vào các container kín, sau đó vận chuyển đến bãi rác Khánh Sơn. Lượng rác thu gom bằng các thùng rác cố định chiếm khoảng 45% tổng lượng rác được thu gom.

- Rác đường phố được thu gom bằng xe tua đường và tập trung đến thùng rác gần nhất. Ngoài ra, rác đường phố cũng được thu gom bằng xe quét đường sau đó vận chuyển trực tiếp lên bãi chôn lấp. Lượng rác đường phố thu gom chiếm khoảng 35% tổng lượng rác được thu gom.

- Rác chợ được thu gom bằng các thùng nhựa có dung tích 240 lít và 660 lít được đặt trong các chợ và trung tâm thương mại. Ngoài ra, công nhân quét thu gom rác chợ bằng thùng rác, khi thùng rác đầy được chuyển ra đường để xe cuốn ép nâng gắp trực tiếp hoặc chuyển lên xe ba gác đạp đưa về trạm trung chuyển gần nhất.

- Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ vệ sinh môi trường quận Hải Châu đang quản lí 4 trạm trung chuyển bao gồm: Trạm trung chuyển Đống Đa, trạm trung chuyển Chi Lăng, trạm trung chuyển Phan Thành Tài và trạm trung chuyển Đò Xu. Trạm trung chuyển là nơi tiếp nhận lượng rác do công nhân đạp xe ba gác đạp chuyển về. Phương thức thu gom thông qua Trạm trung chuyển.

Hình 4.3: Công nghệ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn Quận Hải Châu

(Nguồn: Công ty Môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng

Xe cuốn ép trực tiếp Thùng rác tiêu chuẩn

240L +660L (1300 thùng)

Rác thải sinh hoạt (209 tấn /ngày)

Tram trung chuyển (4 trạm)

Xe ba gác

Xe container Khánh Sơn Bãi rác Xe nâng thùng Xe thô sơ Xe nâng Rác ở công viên Rác thải ở chợ Rác sinh hoạt ở đường phố, kiệt lớn Thu gom bằng

xe cuốn ép Khánh Sơn Bãi rác Xe nâng Thu gom thùng rác Rác sinh hoạt ở kiệt nhỏ Xe ba gác đạp Trạm trung chuyển Rác đường phố

(Nguồn: Công ty Môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng)

Rác đường phố

Trang thiết bị hỗ trợ thu gom, vận chuyển bao gồm:

- Trạm trung chuyển : 4 trạm - Xe ba gác đạp và kéo : 67 chiếc - Thùng đựng rác 140 lít : 40 cái - Thùng đựng rác 240 lít và 660 lít : 1.300 cái - Xe tua đường : 65 chiếc

Trong đó, trạm trung chuyển chất thải rắn được xây dựng dựa trên tính kết hợp đa công năng theo chu kỳ khép kín với diện tích sử dụnkhoảng 240 đến 400m2, tuỳ theo diện tích đất được cấp. Trạm trung chuyển gồm nhà xử lý chất thải rắn, nhà vệ sinh công cộng, nhà nghỉ của công nhân và nơi làm việc của bộ phận quản lý.

Do sự phân hoá dân cư và mức sống từng khu vực dân cư khác nhau nên việc thu gom, thành phần, tính chất và khối lượng chất thải rắn thu gom từ các trạm trung chuyển khác nhau và năng suất của từng trạm cũng khác nhau.

Bảng 4.4 : Công suất hoạt động của các trạm trung chuyển quận Hải Châu

Tên trạm Số container /ngày Khối lượng 1 container (tấn) Khối lượng / ngày (tấn) Đống Đa 7-8 8 56-64 Chi Lăng 5-6 8 40-48 Phan Thành Tài 6-7 5 30-35 Cây đa Đò Xu 2 8 16

Trạm trung chuyển rác khép kín là một trạm nạp rác được xây dựng theo các chỉ tiêu sau:

+ Phải được đặt ở vị trí trung tâm khu dân cư nhằm đảm bảo cự ly đưa rác đến trạm là ngắn nhất.

+ Phải được xử lý mùi hôi, bụi, nước rỉ rác để không làm ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực trạm; nạp rác bằng các loại thùng ép kín, có khối lượng lớn để giảm chi phí vận chuyển rác đến bãi đổ rác của thành phố.

Phương thức thu gom thông qua Trạm trung chuyển

Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ vệ sinh môi trường quận Hải Châu đang quản lí 4 trạm trung chuyển bao gồm: Trạm trung chuyển Đống Đa, trạm trung chuyển Chi Lăng, trạm trung chuyển Phan Thành Tài và trạm trung chuyển Cây đa Đò Xu.

Trạm trung chuyển là nơi tiếp nhận lượng rác do công nhân dùng xe ba gác đạp chuyển về. Theo thiết kế, trạm phải nằm ở trung tâm khu dân cư để cự ly vận chuyển thùng rác về trạm của công nhân đạp xe ba gác là gần nhất và công suất của mỗi trạm là 70 tấn rác /ngày. Tuy nhiên, do không tìm được vị trí thích hợp nên các trạm đều đặt xa khu dân cư. Vì vậy, các trạm đều không hoạt động hết công suất, hầu hết các trạm đều hoạt động dưới 30 tấn rác/ngày ngoại trừ trạm trung chuyển ở chợ Đống Đa tiếp nhận 50 tấn rác /ngày. Hoạt động của các trạm trung chuyển được thực hiện theo quy trình khép kín, vệ sinh sạch sẽ và trạm được lắp đặt hệ thống lọc bụi, khử mùi nên ít ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư xung quanh. Rác sau khi đưa về trạm trung chuyển sẽ được ép vào container và vận chuyển bằng xe Hooclift lên bãi chôn lấp.

Đối với một số tuyến đường không thu gom được bằng xe nâng thùng hoặc trong các kiệt hẻm, xe trọng tải lớn không vào được thì công nhân tiến hành thu gom rác trực tiếp bằng xe ba gác đạp. Sau khi được chuyển về trạm trung chuyển,

rác thải được bộ phận nâng thùng chuyên dùng đưa vào đầu ép rác để chuyển vào container và được xe Hooclift chở lên bãi chôn lấp.

Ở đây xin được trình bày một trạm trung chuyển tiêu biểu là trạm trung chuyển Chi Lăng. Trạm trung chuyển này được xây dựng từ Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường của thành phố Đà Nẵng bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới.

Hiện nay trạm Chi Lăng đặt trên đường Ngô Gia Tự, có diện tích là 200 m2. Thời gian hoạt động của trạm từ 7 giờ-10 giờ 30 và từ 13 giờ-17 giờ 30 hằng ngày. Năng lực hoạt động thu gom rác của trạm bình quân là 24,5 tấn rác /ngày. Trong đó, lượng rác thu gom tại các hẻm, kiệt trên địa bàn phường Hải Châu 1 và Hải Châu 2 khoảng 15 tấn/ ngày, lượng rác từ chợ Cồn và chợ Hàn khoảng 6 tấn/ ngày và các hẻm, kiệt trên địa bàn phường Thạch Thang là 1,5 tấn/ ngày. Ngoài ra, để khắc phục tình trạng thùng rác đặt cố định trên đường phố đã đầy nhưng đến đêm mới có xe nâng gắp thùng, Công ty phải sử dụng xe ba gác để chuyển một số thùng rác đặt trên các tuyến đường Phan Châu Trinh, Lê Lợi, Phan Đình Phùng, Pasteur, Trần Phú, Hùng Vương về trạm Chi Lăng khoảng 2 tấn / ngày.

Xử lý chất thải rắn tại trạm trung chuyển Chi Lăng

Rác từ thùng được công nhân đẩy vào bệ và đổ vào đầu ép (2 thùng một lần với thùng 240 lít và 1 thùng một lần nếu là thùng 660 lít) đồng thời với việc phun chế phẩm EM. Rác đổ vào đầu ép và được đẩy vào container ép chặt cho đến khi đầy container đạt khoảng 8 tấn thì ngừng, đổi container khác và chở container đó đi đổ bằng xe Hooclift lên bãi chôn lấp Khánh Sơn.

Bên dưới container có hệ thống máng thu nước rác. Do khi ép rác thì nước rác sẽ chảy ra, nếu không thu gom thì nước rác sẽ chảy tràn ra trạm trung chuyển gây mùi hôi. Vì Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường chưa xây dựng xong hệ thống thoát nước thải nên nước rác vẫn được cho chảy xuống hố ga và chảy vào

hệ thống thoát nước chung của thành phố. Khi xây xong công trình thoát nước này thì nước rác sẽ được dẫn riêng đến bể xử lý nước thải để xử lý dễ dàng hơn.

Ở trên đầu ép có hệ thống hút khí khử mùi qua than hoạt tính được công nhân vận hành khi thực hiện việc ép rác. Vì vậy, môi trường khu vực xung quanh trạm trung chuyển luôn sạch sẽ, không bị ảnh hưởng.

Để hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực của trạm trung chuyển, Công ty đã thực hiện một số biện pháp như:

+ Trong suốt quá trình nạp rác từ thùng rác 240 lít, 660 lít vào container, công nhân thường xuyên sử dụng chế phẩm EM thứ cấp dạng lỏng để khử mùi hôi và kích thích sự phân huỷ của rác (hương khử mùi tại trạm và xung quanh trạm thường dùng cho rác chợ, thùng rác 240 lít đặt trên đường, đặc biệt là rác thuỷ sản). Hằng ngày đều có công nhân làm vệ sinh và tổng dọn vào chiều thứ bảy hằng tuần cho toàn trạm.

+ Ngoài ra, Công ty còn lắp đặt tại trạm trung chuyển một thiết bị dập bụi và hút mùi hôi. Bụi rác và mùi hôi phát tán trước khi đổ rác vào thùng container sẽ được thiết bị này hút và xử lý bằng than hoạt tính và bình khử mùi trước khi chuyển ra hệ thống đường ống thoát có chiều cao 12,5m.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 74 -80 )

×