a) Nguồn phát sinh
Trong các quá trình sinh học cũng như sản xuất thì chỉ một phần nguyên nhiên liệu chuyển thành năng lượng, còn lại sẽ trở thành các phụ phẩm hoặc là
trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Như vậy rác thải xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chung quy vẫn do hoạt động của con người mà còn tùy theo mức độ tác động, mục đích sử dụng mà con người tạo nhà nhiều loại rác thải có tính chất độc hại khác nhau, đồng thời cũng chính con người phải tìm ra biện pháp khống chế mức độ nguy hại tối thiểu do ảnh hưởng tới môi trường mà con người sống.
Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại quận Hải Châu:
- Cơ quan. Trường học
- Nhà ở, nhà hàng, khách sạn
- Chợ, siêu thị, khu thương mại- dịch vụ - Cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp - Bệnh viện, trung tâm y tế
- Công trình xây dựng
b) Khối lượng rác thải quận Hải Châu
Quận Hải Châu là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng nên mật độ dân số và các hoạt động kinh tế tập trung cao. Quận Hải Châu có số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ, bệnh viện, ga xe lửa… đều nằm xen kẽ trong khu dân cư. Theo số liệu báo cáo tổng kết tình hình hoạt động bảo vệ môi trường quận Hải Châu, trong số 1.300 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, đã có đến 400 cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, rác thải và nước thải sinh hoạt hiện nay cũng đang là vấn đề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ngày càng diễn biến phức tạp.
Khối lượng rác thải sinh hoạt thu gom được
- Khối lượng rác thải sinh hoạt thu gom được trên địa bàn quận Hải Châu là 209 tấn /ngày đêm, chiếm 40% tổng lượng rác thải thu gom toàn thành phố của Công ty.
- Có khoảng 80% khối lượng rác thải sinh hoạt thu gom qua hệ thống thùng chứa rác công cộng đặt cố định trên các tuyến đường phố và tại khu dân cư (loại thùng có dung tích 240 lít và 660 lít đặt trên xe ba gác đạp).
- 20% thu gom bằng xe cuốn ép chuyên dùng.
Khối lượng rác thải sinh hoạt chưa thu gom được
- Số lượng rác thải chưa thu gom được chủ yếu tập trung ở các khu vực hồ, khu dân cư sống thưa thớt nơi chưa có phương tiện vào được để thu gom. Và chính điều này đã tạo nên tập quán xấu là đổ rác rơi vãi tại cộng đồng, tại vùng đất trống, đổ xuống hồ như tại hồ Đầm Rong (phường Thanh Bình, Thuận Phước…). Hơn nữa, ở một số chung cư do thiết kế xây dựng còn những điểm bất cập và sự nhận thức về môi trường của người dân còn hạn chế nên đã có tác động tiêu cực đến việc thu gom.
- Bên cạnh đó, do tốc độ phát triển về du lịch, khách vãng lai đến làm ăn, bán hàng rong lưu động và sinh sống ngày càng tăng lại hạn chế trong nhận thức về môi trường nên thường thải rác bừa bãi trên đường, làm cho lượng rác thải sinh hoạt luôn tồn đọng sau giờ công tác của công nhân làm vệ sinh.
c) Thành phần rác thải sinh hoạt
Quận Hải Châu là quận trung tâm của thành phố nên thành phần rác thải sinh hoạt rất đa dạng. Thành phần lý học và độ ẩm được thể hiện ở Bảng 4.2 và 4.3
Bảng 4.2 : Thành phần lý học của rác thải sinh hoạt SST Thành phần Mẫu rác lấy
ở hộ dân (% khối lượng)
Mẫu rác lấy tại điểm trung
chuyễn Phan Thanh Tài (%
khối lượng)
Mẫu rác lấy tại điểm trung
chuyễn Đống Đa (% khối lượng 1 Thực phẩm 52,5 55 57,5 2 Nylon 3 3 2,5 3 Cao su 0,25 1.5 0
6 Thuỷ tinh 3 2,5 2,5 7 Kim loại 1,5 4,5 0,35 8 Carton 3 1,8 0 9 Vải 2,5 2,5 1,2 10 Sành sứ 4,5 1,5 12,15 11 Giấy 10 10 2 12 Tre, rơm rạ, rác vườn 10 10 8 13 Lon đồ hộp 1 0,7 8 14 Vỏ sò, ốc, xương động vật 0,5 1,5 5 15 Pin 0,25 1,5 1
Bảng 4.3 : Thành phần độ ẩm của rác thải sinh hoạt SST Thành phần Mẫu rác lấy
ở hộ dân (% )
Mẫu rác lấy tại điểm trung
chuyễn Phan Thanh Tài (% )
Mẫu rác lấy tại điểm trung
chuyễn Đống Đa (% ) 1 Thực phẩm 52,5 49,2 64,3 2 Nylon 3 25 24 3 Vải 0,25 30 20,8 4 Gỗ 6 16,6 - 5 Giấy 2 40 37,5 6 Carton 3 25 - 7 Tre, rơm, rác vườn 1,5 20 52,5